Điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm, khả năng phục hồi càng cao; đồng thời giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc nứt, rách ở phần bao xơ bên ngoài, nhân nhầy sẽ lệch khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng, đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh hoặc lỗ tủy sống, dẫn đến các cơn đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau nhức thường khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu nên nhiều người còn phớt lờ, không chữa trị kịp thời hoặc áp dụng không đúng cách.
Bên cạnh các cách truyền thống như sử dụng thuốc hay phẫu thuật, ngày nay, y học hiện đại đã cho ra đời phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất, giúp chữa lành cơn đau hiệu quả, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp trước đây.
1. Sử dụng thuốc giảm đau
Khá nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm “nương nhờ” vào các loại thuốc để cắt giảm cơn đau nhanh. Một số loại thuốc thường dùng để giảm đau như:
- Thuốc giảm đau như Paracetamol; thuốc giảm đau kháng viêm không steroids như Diclofenac, Meloxicam, Naproxen, Ibuprofen…
- Thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal… thường được chỉ định khi người bệnh bị co cứng cơ cạnh cột sống.
- Thuốc Corticoid đường uống.
Những loại thuốc này không có tác dụng điều trị dứt điểm, chỉ giúp giảm đau tạm thời, cơn đau vẫn có thể tái phát sau khi thuốc hết hiệu lực. Khi dùng thuốc, cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý sử dụng, lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Đặc biệt các loại thuốc chống viêm không steroids có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan thận nếu sử dụng không đúng liều lượng. Người có tiền sử dạ dày, tá tràng, suy gan, thận… cũng nên cẩn trọng khi uống Paracetamol.
Các loại thuốc thuộc nhóm Corticoid cũng có nguy cơ cao gây viêm loét trên đường tiêu hóa, suy thượng thận, gây loãng xương, tăng huyết áp… Thuốc chống co cứng cơ có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt…
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng thuốc.
2. Tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống
Tiêm ngoài màng cứng là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, dùng kim nhỏ đưa thuốc Corticosteroid (Corticoid) vào khoang ngoài màng cứng – đây là khu vực chứa chất béo giữa xương và túi bảo vệ của các dây thần kinh cột sống.
Corticosteroid dạng tiêm gồm Methylprednisolone, Hydrocortisone, Triamcinolone, Betamethasone, Dexamethasone… Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa ở mức độ trung bình đến nặng với liệu trình tiêm mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 – 7 ngày.
Mục đích khi tiêm ngoài màng cứng là giảm đau, giảm sưng viêm do Corticosteroid là một loại thuốc có đặc tính kháng viêm mạnh. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động trên các dây thần kinh cột sống, không có khả năng giải quyết tình trạng đĩa đệm đang lệch khỏi vị trí. Do đó, hiệu quả còn hạn chế, thông thường chỉ kéo dài trong vài tháng.
Ngoài ra các bác sĩ ACC cho biết, phương pháp này gây ra bất lợi mà nhiều người không ngờ tới. Điển hình là biến chứng đau hay xuất huyết tại chỗ tiêm, kích ứng, teo và nhạt màu da tại vị trí tiêm, nhiễm trùng…
3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Đây là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm lâu đời, được đánh giá khá an toàn. Các bài thuốc Đông y được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên, có nhiều loại như: thuốc thang, thuốc viên, thuốc tễ, thuốc bóp, thuốc cao…
Phương pháp này được áp dụng để giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu nhưng với điều kiện thuốc phải được kê đủ hàm lượng, phù hợp với mức độ thoát vị đĩa đệm, phù hợp với cơ địa của người bệnh.
Nhiều trường hợp ngộ độc vì thuốc Đông y đã xảy ra do dùng quá liều, do trình độ hoặc do khám xét không kỹ bởi thầy thuốc kê đơn, do các loại thảo dược không đảm bảo an toàn (chứa nhiều hóa chất hoặc vi sinh vật có hại)…
Đáng quan ngại, hiện có không ít bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc nhưng được quảng cáo rầm rộ, bày bán tràn lan. Vì tin vào những lời giới thiệu, không ít người tự ý tìm mua và sử dụng. Sau một thời gian, cơn đau thoát vị đĩa đệm vẫn tái phát, đi kèm là hàng loạt các tác dụng phụ như tăng men gan, vàng da, suy thận…
Tham khảo bài viết trên báo Lao Động: Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y?
4. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Đa phần trong nhận thức của nhiều bệnh nhân hiện nay là “bị đĩa đệm thoát vị thì phải mổ mới hết”. Tuy nhiên, phẫu thuật vẫn nên là phương pháp điều trị cuối cùng khi áp dụng các cách khác không hiệu quả.
Can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định khi:
- Đĩa đệm thoát vị chèn ép toàn bộ rễ dây thần kinh vùng đuôi ngựa (vị trí dưới thắt lưng). Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng bí đại tiểu tiện, không có cảm giác đau xung quanh bộ phận sinh dục hay hậu môn.
- Bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 6 tuần điều trị nội khoa.
- Người bệnh khó đứng thẳng hay đi bộ, có cảm giác tê yếu dần.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể đi kèm các rủi ro như gây ra các thương tổn cho cơ, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Đáng lo là bệnh nhân chịu đau đớn và phải nằm viện một thời gian dài để vết mổ bình phục hoàn toàn.
Chưa kể có nhiều trường hợp mổ thoát vị đĩa đệm trở nên phản tác dụng. Sau khi đã hồi phục, các đốt sống bên trên và bên dưới vị trí đã phẫu thuật có thể chịu sức ép lớn, hoàn toàn có khả năng gây hẹp đốt sống hoặc tái phát tình trạng đĩa đệm thoát vị. Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể hết đau trong vài tháng hoặc vài năm, nhưng không có nghĩa là dứt điểm hẳn.
5. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất, an toàn
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân gốc rễ là đĩa đệm sai lệch khỏi vị trí vốn có, chèn vào dây thần kinh gây đau. Sự sai lệch này là cơ chế vật lý nên cần phải tác động vật lý là nắn chỉnh cột sống trở về đúng vị trí bình thường thì mới có thể khắc phục cơn đau dứt điểm.
Ngày nay, phương pháp bảo tồn – điều trị thoát vị đĩa đệm Chiropractic (Trị liệu Thần kinh cột sống) được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Bằng các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng các sai lệch tại cột sống, Chiropractic tác động trực tiếp vào nguồn gốc gây bệnh, từ đó làm thuyên giảm cơn đau đáng kể sau vài tuần, tiến tới hết đau hẳn và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
ACC là phòng khám tiên phong ứng dụng phương pháp Chiropractic trong điều trị nhiều bệnh lý cơ xương khớp. Không chỉ vậy, cùng với Chiropractic, bác sĩ ACC còn kết hợp Vật lý trị liệu với nhiều máy móc hiện đại:
- Giảm áp cột sống cùng thiết bị DTS.
- Đĩa đệm và đốt sống sớm trở lại trạng thái cân bằng nhờ máy vận động trị liệu tích cực ATM2.
- Thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000 hỗ trợ tăng cường chức năng cột sống.
- Máy chiếu Laser thế hệ thứ IV và sóng xung kích Shockwave giúp giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
Từ năm 2017, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack nhằm chữa trị những ca thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng.
Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, phương pháp chữa trị tối ưu, phòng khám ACC tự hào đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi các cơn đau nhức dai dẳng mà không cần dùng thuốc, không phẫu thuật.
Các lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm để nhanh hồi phục:
- Tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tăng cường tập luyện các bài tập dành riêng được bác sĩ, kỹ thuật viên hướng dẫn.
- Hạn chế nằm nhiều vì dễ khiến các cơ khớp bị co cứng, giảm sự linh hoạt.
- Người bệnh không nên đi bộ nhiều, khom cúi, mang vác nặng hay xoay bẻ cột sống vì có thể làm cho tình trạng thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng.
- Nằm ngủ đúng tư thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên nằm nghiêng và co gối, nằm sấp và kê gối dưới bụng hoặc nằm ngửa và kê gối dưới chân.
- Chú trọng hơn đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, vitamin C… để hỗ trợ cải thiện bệnh. Đồng thời tránh ăn các loại thực ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Xem thêm thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? TẠI ĐÂY.
- Từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn.
Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia, tham gia thể thao có tác dụng giảm bớt những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Hãy…
Có thể thấy điều trị thoát vị đĩa đệm có khỏi không, phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng bệnh và phương pháp áp dụng. Mỗi người nên chủ động thăm khám khi có những dấu hiệu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Xem thêm báo Thanh niên viết về phương pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm bằng Chiropractic: TẠI ĐÂY.