Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Nó không đơn giản chỉ là triệu chứng do căng thẳng hay áp lực mà còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần nhận biết được các loại đau đầu khác nhau để có cách chữa trị hiệu quả.
1. Các loại đau đầu thường gặp
Có đến hơn 150 loại đau đầu, được chia thành hai loại chính: đau đầu nguyên phát và thứ phát.
1.1. Đau đầu nguyên phát
Triệu chứng này bao gồm:
Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm có xu hướng xảy ra theo nhóm từ 1 – 3 lần mỗi ngày hoặc kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng. Mỗi cơn đau đầu diễn ra từ 15 phút đến 3 giờ với đặc điểm là đau rát dữ dội hoặc đau xuyên thấu phía sau một bên mắt hay một bên của khuôn mặt, kèm theo ngạt mũi, chảy nước mắt hoặc buồn nôn.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu gồm những cơn đau nhói kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày và thường xảy ra 1 – 4 lần/tháng. Cùng với cơn đau, người bệnh còn có triệu chứng khác, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn hoặc mùi; buồn nôn hoặc nôn mửa; ăn uống kém.
Đau nửa đầu là một bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây nên những khó chịu cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về triệu…
Đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới (NDPH)
Cơn đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới (NDPH) thường bắt đầu đột ngột và kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Chúng có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng, cúm, phẫu thuật… với nhiều triệu chứng khác nhau và khó đáp ứng bằng thuốc.
Nếu bạn thường xuyên đau đầu, cơn đau thậm chí kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, thì rất có thể đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Bạn tuyệt đối đừng chủ quan mà phải đi khám ngay để chẩn đoán…
Đau đầu căng thẳng
Đau đầu do stress/căng thẳng khởi phát bởi các cơn co thắt cơ ở vùng đầu và cổ, tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương… và có thể thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Loại đau đầu này không chỉ có biểu hiện đau đầu âm ỉ kéo dài mà còn gây áp lực sau hốc mắt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
1.2. Đau đầu thứ phát
Đau đầu thứ phát có liên quan đến một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như:
Đau đầu do bệnh lý cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong các bệnh lý cột sống gây đau đầu phổ biến ở người cao tuổi, người có tư thế làm việc và sinh hoạt không khoa học (như ngồi máy tính lâu, vẹo người, nằm ngủ gối đầu quá cao, ít vận động…).
Biểu hiện điển hình là đau phía sau đầu, lan tới đỉnh đầu, toàn bộ vùng trán và thái dương, sau đó là đau cứng, khó xoay đầu hay gập ngửa cổ.
Đau đầu do tăng huyết áp
Trong số các loại đau đầu thì tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi và có bệnh lý tăng huyết áp đi kèm. Cơn đau thường xảy ra đột ngột và dữ dội ở cả hai bên đầu, nặng hơn khi có bất kỳ hoạt động nào. Người bệnh cũng có thể bị thay đổi thị lực, tê, ngứa ran, chảy máu cam, đau ngực hoặc khó thở.
Đau đầu do khối u
Người có khối u não thường bị đau đầu âm ỉ và kéo dài, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tình trạng đau ngày càng tăng dần. Ở giai đoạn nặng, chứng đau đầu có thể kèm theo buồn nôn, giảm thị lực hoặc các dấu hiệu của thần kinh khu trú, ví dụ như liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não và mắt mờ.
Đau đầu do chấn thương đầu
Đây là một trong các bệnh đau đầu nguy hiểm, thường xảy ra khoảng 2 – 3 ngày sau khi bị chấn thương hộp sọ. Người bệnh sẽ cảm thấy đầu đau nhức âm ỉ, chóng mặt, dễ mệt mỏi, cáu gắt đi kèm biểu hiện ói mửa, động kinh hoặc rối loạn ý thức… Đôi khi, với người già dù chỉ va chạm nhẹ vùng não vẫn gây máu tụ dưới màng cứng mạn tính.
Đau đầu do dị ứng hoặc đau đầu do viêm xoang
Những người bị dị ứng mãn tính theo mùa hoặc viêm xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu. Cơn đau thường tập trung vào vùng xoang và phía trước đầu của người bệnh.
Đau đầu do rối loạn hormone
Phụ nữ là đối tượng thường gặp phải cơn đau đầu liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Nguyên nhân là do sự tăng giảm mức độ Estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh – mãn kinh, uống thuốc tránh thai… có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, gây đau đầu.
Bệnh đau đầu ở phụ nữ là tình trạng bệnh lý xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài đau đầu, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Do vậy, để…
2. Các bệnh đau đầu nguy hiểm cần cảnh giác
Phần lớn, các bệnh đau đầu nguy hiểm xuất phát từ nhiều bệnh lý liên quan đến não. Chúng có thể gây tắc mạch máu não, động kinh, thậm chí là hôn mê và dẫn tới tử vong, vì thế cần hết sức thận trọng với các trường hợp:
- Tai biến mạch máu não.
- Viêm màng não.
- Nhiễm trùng não.
- Xuất huyết não (đột quỵ).
3. Đau đầu khi nào cần chăm sóc y tế ngay lập tức?
Trong hầu hết các trường hợp, đau đầu từng cơn sẽ biến mất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu bị đau đầu kéo dài hơn 2 ngày, đi kèm các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Chóng mặt.
- Mất thăng bằng hoặc ngã đột ngột.
- Tê hoặc ngứa ran.
- Nói khó.
- Rối loạn tâm thần.
- Co giật.
- Sốt, khó thở, cứng cổ hoặc phát ban.
- Thay đổi tầm nhìn (nhìn mờ, nhìn đôi hoặc điểm mù).
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, đừng chủ quan mà hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt!
4. Cách chữa đau đầu hiệu quả
Tùy vào nguyên nhân gây ra các loại đau đầu mà sẽ có cách chữa trị phù hợp. Một số cách chữa đau đầu hiện nay:
4.1. Dùng thuốc giảm đau
Để giảm tần suất và cường độ đau, người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn cho người mắc chứng đau đầu do căng thẳng.
- Thuốc đặc trị chứng đau nửa đầu Triptans với những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị huyết áp cao, co giật và trầm cảm có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Nhưng cần lưu ý rằng việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể khiến cơ thể trở nên phụ thuộc vào thuốc, tức là nếu ngưng dùng thuốc thì cơn đau tái phát. Về lâu dài, tình trạng đau diễn ra thường xuyên hơn và mức độ đau ngày càng nặng thêm.
4.2. Vật lý trị liệu
Căng cứng cơ cũng là tác nhân phổ biến gây đau đầu. Để giảm triệu chứng này, người bệnh cần tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì tính linh hoạt cho xương khớp. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thông qua các bài tập kéo giãn cơ, bài tập cải thiện cơ bắp, bài tập vận động có dụng cụ hoặc bài tập vận động dưới nước… Ngoài ra, nếu bệnh nhân được trị liệu bởi những thiết bị hiện đại kết hợp thì sức khỏe sẽ sớm phục hồi.
4.3. Điều trị tốt các bệnh lý đau đầu theo phác đồ của bác sĩ
Thông thường với các trường hợp đau đầu do bệnh lý cột sống, các bác sĩ sẽ kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) với những thiết bị và bài tập vật lý trị liệu phù hợp nhằm giúp người bệnh chữa dứt điểm cơn đau đầu, ngăn ngừa tái phát.
Trị liệu thần kinh cột sống giúp điều chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí, giải phóng chèn ép trên dây thần kinh hoặc mạch máu não gây các chứng đau đầu.
Hiện nay, phòng khám ACC (cơ sở điều trị các vấn đề về thần kinh cột sống theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam) đã áp dụng liệu trình này để điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân, giúp họ loại bỏ nhanh chóng những cơn đau nhức khó chịu liên quan đến vấn đề cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả chứng đau đầu.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% người nước ngoài dày dặn kinh nghiệm cùng với sự tận tụy trong công việc, ACC sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân, đồng thời cam kết điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật mà vẫn đạt hiệu quả lâu dài.
4.4. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Bạn có thể điều trị cơn đau đầu nhẹ, thỉnh thoảng tại nhà bằng các phương pháp điều trị tự chăm sóc khác, bao gồm:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu.
- Thực hiện các bài tập kéo căng.
- Xoa bóp đầu, cổ hoặc lưng của bạn.
- Nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh.
- Đi bộ nhẹ nhàng.
- Kiểm soát căng thẳng.
- Duy trì lối sống lành mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Các cách giảm đau đầu tại nhà hiệu quả không cần thuốc
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn biết được các loại đau đầu phổ biến và cách chữa trị phù hợp. Nếu cơn đau đầu của bạn đến từ những vấn đề liên quan đến chèn ép dây thần kinh, đừng ngần ngại liên hệ với chi nhánh phòng khám ACC gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!