Các biến chứng của gai cột sống

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Ngày nay, không ít người vẫn chưa hiểu rõ liệu bệnh gai cột sống có nguy hiểm không, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Từ đó, hàng loạt biến chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ cao phát sinh, khiến sức khỏe của người bệnh càng trở nên tệ hơn.

Các chuyên gia phân loại gai cột sống là một dạng của bệnh lão khoa, vì tình trạng này chủ yếu phát sinh ở những người từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt ở phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như ăn uống thiếu chất hay lối sinh hoạt không lành mạnh.

Phần lớn trường hợp, bệnh nhân sẽ chỉ phát hiện bản thân gặp phải vấn đề này sau khi xem kết quả chụp X-quang. Nguyên nhân là do các triệu chứng gai cột sống thường không bộc lộ rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của những vấn đề sức khỏe khác.

Đây cũng chính là lý do khiến không ít người xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của tình trạng trên, dẫn đến trì hoãn việc điều trị. Một số bệnh nhân còn phát hiện dấu hiệu gai cột sống lưng chèn ép dây thần kinh – một tình trạng xảy ra khi không tích cực điều trị gai cột sống.

Vậy, thực tế bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Điều trị bệnh chậm trễ có thể kéo theo những biến chứng gì? Mời bạn cùng đọc tiếp bài viết sau đây để hiểu thêm về tính nghiêm trọng của tình trạng phát triển gai xương từ cột sống nhé.

1. Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Sự xuất hiện của gai xương dọc theo các đốt sống sẽ dẫn đến nhiều cơn đau nhức khó tả, từ đó gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể cũng như chất lượng cuộc sống. Thêm vào đó, nếu không được can thiệp kịp thời, gai cột sống còn có thể trở nặng, đồng thời kích thích hàng loạt vấn đề khác phát sinh, chẳng hạn như:

Đau thần kinh tọa

gai cột sống gây đau thần kinh tọa
Gai cột sống gây đau thần kinh tọa lan xuống đùi

Gai xương phát triển ở vị trí thắt lưng có khả năng chèn ép dây thần kinh tọa. Một cơn đau thần kinh tọa thường bắt đầu ở lưng, sau đó lan ra những khu vực xung quanh như:

  • Mông
  • Mặt sau của đùi
  • Cẳng chân

Bên cạnh đó, cường độ đau có thể âm ỉ và dữ dội khi bạn hắt hơi, ho hoặc cúi người. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với những vấn đề sau:

  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển
  • Teo cơ ở mông, đùi và cẳng chân
  • Tiểu tiện mất kiểm soát
  • Khó cử động thân thể, đặc biệt là phần chi dưới

Thoát vị đĩa đệm

Theo thời gian, gai xương phát triển dần dần sẽ làm rách bao xơ đĩa đệm, làm tràn dịch nhầy gây thoát vị. Tình trạng này tạo áp lực đè nặng lên các rễ thần kinh, gây ra nhiều hệ quả gồm:

  • Cảm giác đau nhức khó chịu
  • Cường độ đau tăng lên mỗi khi cơ thể cử động
  • Hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể

Bệnh gai cột sống kết hợp với thoát vị đĩa đệm còn có nguy cơ khiến người bệnh mất khả năng vận động hay thậm chí là tàn phế.

Đau dây thần kinh liên sườn

gai cột sống gây đau thần kinh liên sườn
Gai cột sống dẫn đến đau thần kinh liên sườn, khiến người bệnh thường bị đau một bên cơ thể

Một hệ lụy khác liên quan đến hệ thần kinh của bệnh gai cột sống là đau dây thần kinh liên sườn. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường gặp những cơn đau xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể dễ dàng nhận thấy gồm:

  • Cơn đau xuất phát từ ngực, xương ức rồi lan đến cột sống
  • Cường độ đau tăng lên mỗi khi bạn ho, hắt hơi hoặc đột ngột đổi tư thế
  • Cơn đau chủ yếu diễn ra ở một bên cơ thể

Tê liệt

Khi tìm hiểu về vấn đề bệnh gai cột sống có nguy hiểm không, các chuyên gia thường nhấn mạnh nguy cơ tê liệt do tình trạng này gây nên. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc gai xương phát triển đến mức chèn ép vào các dây thần kinh chi phối hay thậm chí là tủy sống.

Nếu tủy sống chịu thương tổn, các tín hiệu truyền từ não bộ có thể bị gián đoạn tại khu vực này. Khi đó, các bộ phận dưới sự chi phối của tủy sống bị tổn thương sẽ trở nên tê liệt.

Theo bác sĩ, tình trạng trên kéo dài sẽ khiến người bệnh hoàn toàn mất khả năng vận động. Trong một số trường hợp, bạn có thể vẫn di chuyển được nhưng lại mất cảm giác ở tứ chi. Điều này góp phần tăng nguy cơ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác.

Những động tác cần tránh cho người bị gai cột sống

Gai cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp trong cộng đồng nước ta. Những cơn đau nhức kéo dài luôn khiến người bệnh “mất ăn, mất ngủ”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh. Ngoài việc chọn lựa…

2. Mách bạn cách nhận biết triệu chứng gai cột sống ngay từ đầu để kịp thời điều trị

Không ít nhà khoa học cho biết, phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh gai cột sống có thể giúp bạn mau chóng có biện pháp can thiệp. Điều này góp phần ngăn chặn đến 80% rủi ro phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Mặc dù vậy, hầu hết trường hợp, cơ thể sẽ không thể hiện rõ các dấu hiệu cho đến khi gai xương phát triển đến mức cọ xát với những đoạn xương khác hoặc chèn vào dây thần kinh và dây chằng, gây nên nhiều cơn đau khó tả.

các triệu chứng gai cột sống
Các cơn đau nhức là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị gai cột sống

Để giúp bệnh nhân dễ dàng nhận biết các biểu hiện của bệnh, một số chuyên gia đã mô tả triệu chứng gai cột sống theo thời gian như sau:

  • Trước tiên, người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc nhức mỏi ở khu vực cột sống phát triển gai xương, gây hạn chế khả năng vận động.
  • Tiếp theo, cường độ đau có xu hướng tăng dần mỗi khi cơ thể vận động. Thậm chí, đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có thể khiến cơn đau trở nặng. Co cứng cơ cũng có khả năng xảy ra.
  • Sau đó, cơn đau do gai cột sống sẽ dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bao gồm cánh tay, bàn tay, dọc cột sống lưng, hai mông hay thậm chí là cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, tình trạng này cũng là lời cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh, cụ thể hơn là số lượng gai xương phát triển đã tăng lên.
  • Cuối cùng, tình trạng suy yếu cơ có thể xảy ra, đặc biệt ở tay và chân, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Ngoài ra, nhiều người còn gặp vấn đề với việc rối loạn tiểu tiện.

Nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu trên, hãy mau chóng đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng của gai cột sống phát sinh?

Biện pháp duy nhất để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của gai cột sống xảy ra là điều trị bệnh hiệu quả ngay từ đầu.

Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình trị bệnh gai cột sống bằng phương pháp bảo tồn. Bạn có thể cần dùng nhiều loại thuốc kê toa và chất bổ sung khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thuốc giảm đau (paracetamol) và nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAID (aspirin, ibuprofen…) với mục đích xoa dịu cơn đau, ngăn chặn viêm nhiễm.
  • Thuốc giãn cơ nhằm đối phó với tình trạng cơ căng cứng gây đau đớn chịu.
  • Chất bổ sung vitamin hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách điều trị này. Theo nghiên cứu, tiêu thụ một lượng lớn hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc có khả năng gây hại cho nhiều bộ phận quan trọng, bao gồm gan, thận và cả dạ dày.

Bên cạnh đó, phương hướng điều trị này chỉ mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn chấm dứt vấn đề gai cột sống. Vì vậy, nó chỉ phù hợp với các ca bệnh nhẹ. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ cần đến biện pháp phẫu thuật cắt bỏ gai xương.

Tương tự, các phương pháp chữa gai cột sống tự nhiên được lan truyền trên mạng cũng chỉ giảm đau tạm thời mà không hề có tác dụng trực tiếp lên gai cột sống.

Mặc dù có thể loại bỏ gai xương nhưng thực tế, mổ gai cột sống không thường được áp dụng bởi nhiều nguyên do, bao gồm:

  • Nhiều rủi ro tiềm ẩn trong và sau phẫu thuật, chẳng hạn như nhiễm trùng, kích ứng da…
  • Gai cột sống hoàn toàn có khả năng tái phát kể cả khi phẫu thuật thành công.

ACC giải đáp câu hỏi “Gai cột sống có khỏi vĩnh viễn sau khi mổ không?

  • Chi phí phẫu thuật tương đối đắt đỏ.

Chính vì vậy, bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định người bệnh có cần thiết phẫu thuật hay không.

4. Điều trị tận gốc bệnh gai cột sống không cần dùng thuốc hay phẫu thuật: một hướng đi mới

Theo quan điểm của một số chuyên gia về lĩnh vực cơ xương khớp, nguyên nhân gốc rễ của triệu chứng đau nhức ở người bệnh gai cột sống là cấu trúc cột sống bị sai lệch, gây sức ép lên những dây thần kinh xung quanh.

trị gai cột sống tại acc
Trị liệu Thần kinh Cột sống – hướng đi mới trong điều trị gai cột sống không thuốc không phẫu thuật

Do đó, để khắc phục vấn đề trên, họ đã tìm một giải pháp hoàn hảo gọi là trị liệu thần kinh cột sống. Khi thực hiện, các chuyên gia sẽ nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch, từ đó giải phóng áp lực ở dây thần kinh. Nhờ vậy, cơ chế tự làm lành sẽ được kích hoạt và tiếp nhận nhiệm vụ chữa lành thương tổn do gai cột sống gây ra mà không cần nhờ đến sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống đã được đưa vào thực tiễn và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, bạn có thể trải nghiệm liệu pháp này tại Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Vì sao bạn nên lựa chọn điều trị tại phòng khám ACC?

Nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị, các bác sĩ tại phòng khám ACC còn kết hợp trị liệu thần kinh cột sống cùng chương trình tập vật lý trị liệu với những thiết bị hiện đại như:

Ngoài ra, đối với trường hợp biến chứng gai cột sống đã phát sinh, ví dụ như đau thần kinh tọa gây suy giảm khả năng vận động, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện liệu trình phục hồi chức năng với hệ thống Pneumex PneuBack đến từ Hoa Kỳ với bốn thiết bị giảm áp được thiết kế linh hoạt, có khả năng hỗ trợ giảm áp cho nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong các nước Đông Nam Á, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa duy nhất sở hữu hệ thống tân tiến này.

Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của gai cột sống bởi những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh nếu bệnh không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ bản thân đang bị gai cột sống, hãy sớm liên hệ với phòng khám ACC để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 100% người nước ngoài chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.

Xem thêm:
> Cách chữa bệnh gai cột sống tại Phòng khám ACC
> Gai đôi cột sống có nguy hiểm không? Cách điều trị không dùng thuốc
> Các môn thể thao cho người bị gai cột sống
> Người bệnh gai cột sống cần kiêng gì?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục