Bị đau xương chậu là gì? Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Đau xương chậu là tình trạng xương khớp khá phổ biến, gây ra cảm giác đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, thắt lưng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ngồi hoặc di chuyển. Để hiểu rõ nguyên nhân và cách trị đau vùng xương chậu hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đau vùng xương chậu là gì? 

Đau xương chậu là tình trạng chỉ các cơn đau xuất hiện ở phần dưới bụng, từ dưới rốn đến xương mu. Đau vùng xương chậu có thể xuất hiện với nhiều mức độ, từ đột ngột đến dữ dội và đau mãn tính, vị trí đau có thể ảnh hưởng một vùng nhỏ quanh xương chậu hoặc toàn bộ vùng đó.

đau xương chậu
Đau xương vùng chậu là các cơn đau đột ngột hoặc mãn tính xuất phát từ dưới rốn đến xương mu.

2. Những triệu chứng liên quan đến đau lưng vùng xương chậu

Bên cạnh cảm giác đau ở vùng xương chậu, dưới đây là một số triệu chứng kèm theo người bệnh có thể nhận biết:

  • Đau xương chậu khi đi vệ sinh, tập thể dục, quan hệ tình dục,… 
  • Tiểu khó, đi tiểu cảm thấy đau. 
  • Chảy máu trực tràng. 
  • Đau hông. 
  • Sốt hoặc ớn lạnh. 
  • Đa ở vùng bẹn. 
  • Đau bụng kinh. 
  • Táo bón hoặc tiêu chảy. 
  • Đầy hơi hoặc chướng bụng. 

3. Những nguyên nhân gây đau xương chậu phổ biến

Cả nữ giới và nam giới đều có nguy cơ bị đau lưng vùng xương chậu, nhưng nguyên nhân có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng. Cụ thể:

3.1 Nguyên nhân nữ giới bị đau vùng xương chậu

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến nữ giới dễ gặp tình trạng đau ở xương chậu: 

    • Mang thai: Đau vùng chậu khi mang thai là triệu chứng bình thường, bởi lúc này xương và dây chằng dịch chuyển và căng ra để thích ứng với thai nhi. 
    • Thai ngoài tử cung: Là tình trạng trứng đã thụ tinh làm tổ ở vùng chậu hoặc bụng ngoài của tử cung. Khi thai lớn dần sẽ đè ép vào các cơ quan hoặc dây thần kinh xung quanh vùng bụng/xương chậu từ đó dẫn đến đau vùng xương chậu sau lưng. 
    • Sảy thai: Đây là tình trạng mất thai trước tuần thứ 20. Khi phụ nữ bị sảy thai cũng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút hoặc đau vùng chậu kéo dài và dữ dội. 
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là một bệnh nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Khi bệnh nhân bị viêm vùng chậu có thể gặp tình trạng đau vùng chậu hoặc đau lưng dữ dội. 
  • Rụng trứng: Vị trí đau xương chậu khi đến thời gian rụng trứng (giữa chu kỳ kinh nguyệt) là hiện tượng bình thường. Thông thường cảm giác đau do rụng trứng kéo dài từ vài phút đến vài ngày, mức độ từ nhẹ đến trung bình. 
  • Đau bụng kinh: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng dưới xương chậu, bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội hoặc kéo dài bất thường, bạn cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng.
  • U nang buồng trứng hoặc các rối loạn buồng trứng khác: U nang buồng trứng là khối u chứa đầy dịch hình thành trong hoặc bên trên buồng trứng. Nó có thể gây chèn ép các dây thần kinh dẫn đến đau xương chậu. 
  • U xơ tử cung: Là một dạng khối u nằm trong tử cung có thể gây nên tình trạng đau xương chậu khi nó bắt đầu phát triển. 
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển sâu vào trong cơ của tử cung. Biểu hiện của bệnh này là phụ nữ thường có xu hướng ra kinh nguyệt nhiều kèm theo đau xung quanh vùng chậu dữ dội. 
  • Ung thư cổ tử cung: Có thể gây đau vùng xương chậu sau lưng dai dẳng hoặc cảm giác đau âm ỉ ở vùng xương chậu. Ở giai đoạn đầu, các chịu chứng đau có thể không rõ rệt nhưng khi khối u phát triển, các cơn đau trở nên rõ rệt và dữ dội hơn.
  • Ung thư tử cung: Đau vùng chậu có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung. Khi khối u phát triển, nó có thể chèn ép các cấu trúc xung quanh hoặc dây thần kinh, gây ra cảm giác đau kéo dài và khó chịu.
  • Ung thư buồng trứng: Đây là loại ung thư bắt đầu từ buồng trứng. Khi khối u phát triển lên có thể chèn ép các dây thần kinh cơ quan lân cận liên kết, trong đó có vùng chậu, từ đó dẫn đến đau xương chậu. 
đau lưng vùng xương chậu
Nữ giới bị đau vùng xương chậu sau lưng có thể do nhiều nguyên nhân như đau bụng kinh, rụng trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, bệnh lạc nội mạc tử cung,…

3.2 Lý do bị đau xương chậu nam giới

Đau xương chậu ở nam giới có thể xuất hiện do: 

  • Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt của nam giới nằm thấp trong xương chậu. Do vậy khi bộ phận này bị viêm hoặc nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng đau xương chậu. 
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Là thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng tuyến tiền liệt phì đại quá mức ở nam giới lớn tuổi. Khi tuyến tiền liệt phì đại có thể bắt đầu chèn ép vào niệu đạo, bàng quang hoặc các cơ quan khác gây nên cảm giác đau, trong đó có đau vùng xương chậu. 
  • Thoát vị bẹn: Xảy ra khi một phần lót khoang bụng hoặc ruột lồi ra qua điểm yếu của bụng. Từ đó dẫn đến các triệu chứng là nóng rát hoặc đau ở chỗ phình ra, có thể lây lan sang vùng lân cận như xương chậu. 
  • Xoắn tinh hoàn: Là tình trạng tinh hoàn xoay làm xoắn thừng tinh, dẫn đến lưu lượng máu đến bìu giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng, đau đột ngột và dữ dội, có thể lan đến vùng chậu. 

3.3 Những nguyên nhân gây đau khu vực vùng xương chậu ở cả nam và nữ

Bên cạnh những nguyên nhân trên, đau xương chậu ở nam và nữ còn có thể xuất phát từ: 

  • Viêm ruột thừa: Ruột thừa được kết nối với ruột già, khi viêm ruột thừa xảy ra, có thể gây áp lực cho xương chậu gây đau. Thông thường các cơn đau ruột thừa xuất phát từ bụng dưới bên phải, lúc này một số cơn đau vùng chậu cấp tính có thể xảy ra.
  • Táo bón: Thường dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, sưng bụng. Khi bụng bị căng lên sẽ gây áp lực lớn lên các cơ quan và bộ phận của cơ thể, trong đó có cả vùng chậu. 
  • Bệnh Crohn: Là một loại bệnh viêm đường ruột có thể gây sưng và kích ứng các mô ở bất cứ phần nào của ruột non, ruột già. Từ đó có thể dẫn đến đau bụng lan đến vùng xương chậu và gây tiêu chảy nghiêm trọng. 
  • Hội chứng ruột kích thích: Là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến dạ dày và ruột. Trong đó các triệu chứng gồm đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Cơn đau có thể lan xuống vùng xương chậu, gây cảm giác khó chịu kéo dài.
  • Rối loạn chức năng cơ sàn chậu: Đây là tình trạng các cơ sàn chậu hoạt động không đúng chức năng, có thể do co thắt quá mức hoặc suy yếu. Một trong những biểu hiện phổ biến của rối loạn này là đau vùng xương chậu, lan ra sau lưng, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Hội chứng đau xơ cơ (Fibromyalgia): Đặc trưng bởi tình trạng đau cơ xương lan rộng kèm theo mệt mỏi, mất ngủ,… Các cơn đau xơ cơ thường biểu hiện đau âm ỉ, kéo dài hơn 3 tháng trở lên, nó còn có thể lan rộng sang hai bên cơ thể, vùng dưới eo (trong đó có xương chậu). 
  • Nguyên nhân khác: Đau xương vùng chậu có thể do bệnh lý đường tiêu hóa khác như ung thư ruột kết, tắc ruột, viêm loét đại tràng,… Hay các bệnh lý về hệ tiết niệu như nhiễm trùng thận, sỏi thận,… 
đau xương chậu ở nam giới
Khi bạn gặp tình trạng về tiêu hóa, rối loạn chức năng sàn chậu, đau xơ cơ,… có thể dẫn đến tình trạng đau vùng xương chậu.

4. Vị trí đau xương chậu và nguyên nhân

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, vị trí đau xương chậu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến cơ quan lân cận. Dưới đây là bảng tổng hợp các vị trí đau xương vùng chậu và nguyên nhân tương ứng: 

Vị tríCơ quanNguyên nhân
Đau vùng giữa chậuHệ tiết niệu, bàng quang, ống dẫn trứng và bẹn
  • Đau tử cung do rối loạn chức năng tử cung, có khối u tử cung hoặc hoại tử tử cung.
  • Viêm nội mạc tử cung.
  • Nhiễm trùng vùng chậu.
  • Viêm bàng quang.
  • Sỏi bàng quang.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Thoát vị.
  • Chèn ép dây thần kinh bẹn. 
Đau vùng chậu tráiVòi trứng trái, niệu quản, buồng trứng trái và đại tràng xa
  • Sỏi niệu quản hoặc viêm bể thận. 
  • Viêm ống dẫn trứng trái. 
  • Viêm loét đại tràng. 
  • Khối u đại tràng sớm biến chuyển thành ung thư đại tràng. 
Đau vùng chậu phảiVòi trứng phải, niệu quản, buồng trứng phải và ruột thừa
  • Sỏi niệu quản hoặc viêm bể thận. 
  • Táo bón. 
  • Viêm ruột thừa. 
  • Viêm ống dẫn trứng phải. 
  • Bất thường ở buồng trứng. 
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt. 
  • Rụng trứng. 
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

5. Chẩn đoán đau vùng xương chậu

Khi bệnh nhân đến thăm khám đau xương chậu, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tiền sử bệnh. Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra lâm sàng, tùy vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác bệnh như: 

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu; chụp X quang bụng và vùng chậu; nội soi ổ bụng; dùng mẫu phân để kiểm tra; siêu âm; chụp CT; nội soi tử cung. 
  • Với phụ nữ mang thai tiến hành xét nghiệm thai kỳ. 
  • Người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Nuôi cấy dịch âm đạo hoặc dương vật để kiểm tra. 
cách giảm đau lưng vùng xương chậu
Thực hiện các xét nghiệm máu hay nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán đau xương vùng chậu.

6. Những cách trị đau xương chậu tại nhà

Đối với những trường hợp đau ở mức nhẹ, tần suất đau không thường xuyên và nghiêm trọng, người bệnh có thể thực hiện cách làm giảm đau xương chậu tại nhà như sau:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen sodium,… giúp giảm triệu chứng sưng và đau xương vùng chậu. 
  • Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng các túi chườm ấm (khăn ấm) đắp lên vùng xương chậu bị đau hoắc tắm bồn nước ấm giúp giảm tình trạng đau.
  • Vận động nhẹ nhàng: Khi bị đau vùng xương chậu sau lưng, dù không muốn di chuyển nhưng người bệnh nên cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng để tăng lưu lượng máu qua vùng bị đau, đồng thời giảm bớt sự khó chịu.

7. Khi nào cần đến gặp bác sĩ ngay?

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các dấu hiệu sau: 

  • Đau xương chậu dữ dội hoặc đột ngột. 
  • Không thể đứng thẳng được. 
  • Có máu trong nước tiểu hoặc phân. 
  • Bị sốt. 
  • Đang mang thai hoặc đã mang thai trong sáu tháng qua.

Việc thăm khám kịp thời giúp bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng, xác định đúng nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

8. Làm sao để hết đau xương chậu?

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau vùng xương chậu, tình trạng bệnh hiện tại mà bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu. Cụ thể là: 

8.1 Dùng thuốc

Đối với những người bị bệnh lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, đau bụng kinh,… bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống viêm (ibuprofen, naproxen,…), thuốc tránh thai nội tiết (thuốc có chứa progestin, danazol). Trường hợp, người bệnh bị bệnh viêm vùng chậu hoặc lây nhiễm qua đường tình dục, bác sĩ có thể cân nhắc cho sử dụng thêm thuốc kháng sinh để điều trị các triệu chứng. 

8.2 Phẫu thuật

Bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật với những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng do khối u tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc sa cơ quan vùng chậu. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng là: 

  • Phẫu thuật mở bụng: Thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp khối u lớn chèn ép ở các cơ quan lân cận.
  • Phẫu thuật nội soi: Đây là phẫu thuật sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu (MIS), có thể chỉ định cho trường hợp như lạc nội mạc tử cung, thai ngoài tử cung, cắt bỏ tử cung, cắt bỏ u xơ tử cung, thắt ống dẫn trứng,…

8.3 Vật lý trị liệu

Trong một số trường hợp đau vùng chậu do sự bất thường của cơ xương khớp, bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu. Liệu pháp này giúp giảm co thắt cơ, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ từ vùng dưới rốn đến xương chậu, đồng thời hỗ trợ hoạt động của các cơ quan nội tạng như xương mu, bàng quang, tử cung, ống dẫn trứng và ruột.

Tại phòng khám ACC, bên cạnh chuyên khoa nắn chỉnh cột sống (Chiropractic), chúng tôi còn mang đến phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chuyên nghiệp. Nhằm giúp bệnh nhân giảm đau nhanh và cải thiện sức mạnh cơ khớp tối đa, ACC xây dựng riêng cho mỗi bệnh nhân liệu trình vật lý trị liệu chủ động gồm các bài tập chuyên biệt. Kết hợp sự hỗ trợ của máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… hỗ trợ giảm sưng, giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Hơn hết, bác sĩ còn kết hợp với phương pháp Chiropractic, giúp nắn chỉnh các đốt sống sai lệch về đúng vị trí, giải phóng chèn ép lên đĩa đệm và các dây thần kinh xung quanh. Đặc biệt, sau khi điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh biện pháp chăm sóc và các bài tập tại nhà. Qua đó đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu, giúp người bệnh ngăn ngừa tái đau về lâu dài.

điều trị đau lưng vùng xương chậu
Tại ACC, người bệnh sẽ được bác sĩ và chuyên viên hướng dẫn tập vật lý trị liệu đúng phương pháp, tránh nguy cơ tập sai bài, tập quá sức gây ảnh hưởng sức khỏe.

9. Phòng ngừa đau vùng xương chậu sau lưng

Một số nguyên nhân gây đau xương vùng chậu như rối loạn tiêu hóa hay thói quen sinh hoạt chưa đúng, có thể được phòng ngừa bằng cách điều chỉnh lối sống. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm nguy cơ đau vùng chậu: 

  • Tránh các hoạt động đòi hỏi phải đứng và di chuyển trong thời gian dài. 
  • Chú ý ăn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ giảm tình trạng đau xương chậu do táo bón hoặc viêm ruột thừa. 
  • Bạn nên chú ý ăn chín – uống sôi, hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. 
  • Thường xuyên tập thể dục để duy trì sức khỏe xương khớp và cơ luôn khỏe mạnh. 
  • Khởi động, làm nóng trước khi tập luyện thể thao, hạn chế nguy cơ chấn thương. 
  • Chủ động phòng ngừa lây nhiễm qua đường tình dục bằng cách đeo bao cao su trước khi quan hệ. 
  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện những bất thường, điều trị sớm. 

Câu hỏi thường gặp

Đau lưng vùng xương chậu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, bệnh lạc nội mạc tử cung, viêm tuyến tiền liệt, thoát vị bẹn, viêm ruột thừa, rối loạn chức năng cơ sàn chậu,…

Đau vùng xương chậu có nguy hiểm không?

Những trường hợp đau xương chậu mãn tính, dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, khi bạn gặp tình trạng đau xương vùng chậu kéo dài, có kèm theo một số dấu hiệu bất thường như: đau bụng dưới nghiêm trọng không thể đứng thẳng được, đi ngoài/đi tiểu có máu,… nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục