Tại nước ta, bệnh thoát vị đĩa đệm trở thành một vấn đề thường gặp nhất ở những người trưởng thành, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số. Nếu như trước đây bệnh chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi thì ngày nay, do thói quen sinh hoạt, làm việc, những người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý này rất cao. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên có chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ hồi phục.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có đi bộ hay không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân gửi đến phòng khám ACC. Thực tế, đi bộ là một loại hình thể dục đơn giản, giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, khi áp dụng phương pháp thể dục này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để có thể đạt kết quả tốt nhất.
1. Lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe
Đi bộ giúp xương chắc khỏe: Đi bộ sẽ giúp cho xương khớp được vận động, di chuyển nhiều hơn, phòng chống loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Đi bộ giúp giảm đau lưng: Người bị đau lưng, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm nên đi bộ để giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn trong cấu trúc cột sống, từ đó cải thiện cột sống và giảm nhức mỏi. Ngoài ra, đi bộ là môn thể thao nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến xương, nhờ đó cải thiện tư thế và tăng sự linh hoạt cho cột sống. Ngoài việc đi bộ, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài tập khác dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY
Người thoát vị đĩa đệm có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Tuy nhiên trong các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh các chấn thương đáng tiếc hoặc…
2. Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?
Khi đi bộ, bạn nên nhìn thẳng về phía trước, để toàn thân thư giãn, thả lỏng 2 tay. Giữ người thẳng khi đi, đừng chúi ra phía trước hoặc ngửa về phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy biên độ vừa phải, nhẹ nhàng. Lưu ý, khi chân tiếp đất, phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân, sau đó là mũi chân.
Khi đi bộ, bạn không nên mang theo hoặc cầm nắm nhiều vật dụng trên tay (kể cả đồ ăn, thức uống hoặc dắt em bé theo) vì không chỉ làm chi phối tâm trí mà còn làm sai lệch tư thế khi vung vẩy 2 tay không thoải mái và đều đặn. Khi đi bộ, bạn nên thở tự nhiên, đừng gắng sức thở theo nhịp này nhịp kia hay theo các kĩ thuật nào.
Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi các lộ trình khác nhau, tránh nhàm chán phong cảnh. Để tâm trí được thư giãn, bạn không nên bàn chuyện công việc, gia đình hay sử dụng các thiết bị giải trí như nghe nhạc…
Được bác sĩ tư vấn để đi bộ đúng cách sẽ tăng cường độ dẻo dai cơ bắp, giúp các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông nhịp nhàng, giúp tinh thần thoải mái, rất tốt cho các người bị bệnh về cột sống, tim mạch…
>> Xem thêm: Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?
3. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc không dùng thuốc, phẫu thuật
Khi các triệu chứng đau bắt đầu xuất hiện thường xuyên, thì nhiều người bệnh lại tìm đến các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không hiệu quả trong việc điều trị triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.
Vì vậy, Phòng khám ACC lựa chọn phương pháp trị liệu thần kinh cột sống nhằm điều trị tận gốc các cơn đau kinh niên bằng những động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng đốt sống về vị trí tự nhiên. Đây là phương pháp chữa trị các bệnh cột sống không dùng thuốc rất hiệu quả được rất nhiều bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ và các nước phát triển áp dụng, với tỷ lệ thành công cao.
Ngoài ra, ACC còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy tăng động trị liệu ATM2 và máy chiếu laser Class IV giúp tăng khả năng chữa trị cho bệnh nhân lên mức tối ưu. Chỉ trong vài tuần điều trị bệnh nhân sẽ thấy rõ được những chuyển biến tích cực.
Với các phương chữa đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật, phòng khám ACC đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau khó chịu, hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.
Có thể bạn quan tâm: