Các bệnh về cột sống rất đa dạng nhưng nhìn chung đều gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy đâu là những bệnh cột sống thường gặp hiện nay? Cách điều trị như thế nào?
1. Bệnh cột sống là gì?
Cấu trúc cột sống là một chuỗi xương có hình trụ nằm ở mặt lưng và được ngăn cách bởi đĩa đệm. Cột sống được xem như là trụ cột, có vai trò chống đỡ sức nặng, giúp con người di chuyển, xoay trở và định hình toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, bộ phận này dễ gặp phải tổn thương, gây sai lệch về cấu trúc, từ đó dẫn đến các bệnh lý về cột sống.
Một trong những triệu chứng thường gặp ở người có vấn đề về cột sống là đau lưng, chiếm khoảng 80% trường hợp mắc bệnh.
2. 8 bệnh về cột sống thường gặp
Dưới đây là các bệnh về cột sống phổ biến và dễ mắc phải nhất:
2.1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh hoặc ống sống, gây ra các cơn đau từ âm ỉ cho đến dữ dội. Nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể lan ra những vùng xung quanh, kèm theo tê buốt và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
2.2. Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp, làm cho các sụn khớp tại cột sống, xương bị thoái hóa và suy yếu dần, không còn sự kết nối, vững chắc như trước. Đây là một căn bệnh mãn tính; có thể xảy ra ở vùng cột sống cổ, cột sống ngực hay ở cột sống thắt lưng.
Về lâu dài, bệnh thoái hóa cột sống có thể làm xuất hiện gai xương, khiến dây thần kinh, ống sống bị chèn ép và dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu.
2.3. Đau lưng cơ năng
Đau lưng cơ năng là một bệnh cột sống thường gặp, xảy ra khi các nhóm cơ vùng cột sống bị lực tác động mạnh, dẫn đến bị tổn thương hoặc chèn ép. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do lao động nặng hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
Khi bị đau lưng cơ năng, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau nhức dữ dội ở vùng lưng, cường độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh cố sức làm việc hoặc vận động. Chính vì vậy, tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
2.4. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là cảm giác đau, tê buốt dọc từ thắt lưng lan xuống mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân rồi đến ngón chân (đường đi của dây thần kinh tọa).
Đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp cột sống gây chèn ép vào dây thần kinh; từ đó dẫn đến tình trạng viêm đau, tê chân.
2.5. Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị lệch sang một bên hoặc xoay phức tạp. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, gây đau nhức vùng lưng, tê yếu chân, ảnh hưởng đến dáng đi hay thậm chí khiến chức năng ở ruột và bàng quang bị xáo trộn.
Cong vẹo cột sống có các dạng như: Vẹo cột sống ngực, vẹo cột sống thắt lưng, vẹo cột sống ngực – thắt lưng và vẹo cột sống kết hợp.
2.6. Viêm khớp
Một trong các bệnh về cột sống thường gặp khác là viêm khớp với biểu hiện là các nốt sưng viêm xuất hiện ở sụn khớp, làm thu hẹp không gian của tủy sống, gây biến dạng hoặc đẩy xương khớp ra khỏi vị trí ban đầu. Người bị viêm khớp sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp, có tiếng lạo xạo khi vận động, khó khăn trong di chuyển và có thể kèm theo sốt, ngứa, khó thở,…
2.7. Hẹp ống sống
Khi các sụn khớp bị thoái hóa có thể hình thành nên gai xương, làm chèn ép dây thần kinh và thu hẹp không gian bên trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê yếu cơ hoặc ngứa ran.
Hai loại hẹp ống sống thường gặp gồm hẹp ống sống cổ và hẹp ống sống ở thắt lưng. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như yếu hai tay, liệt tứ chi… nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý nguy hiểm, các biến chứng của bệnh có thể khiến một người khỏe mạnh bị bại liệt suốt đời. Trong suốt hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC gặp không ít trường hợp đối mặt với biến chứng hẹp ống sống…
2.8. Chấn thương cột sống
Những chấn thương cột sống như té ngã đột ngột, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương do chơi thể thao đều có tác động mạnh lên cột sống, làm gãy xương cột sống, xẹp lún đốt sống hoặc tổn thương dây chằng, dẫn đến đau cột sống lưng trên.
3. Nguyên nhân gây ra các bệnh cột sống
Bệnh cột sống có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
3.1. Do áp lực đè nặng lên cột sống
Sự căng giãn quá mức của cơ, dây chằng khi tập thể dục hay cố gắng nâng vật nặng; chấn thương; gãy xương; cơ cạnh cột sống bị co thắt là những tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về cột sống.
3.2. Do tư thế sinh hoạt không đúng
Bệnh cột sống cũng có thể là hệ quả của một loạt thói quen xấu, sinh hoạt sai tư thế như: Ngồi khom lưng, vắt chéo chân, đeo túi nặng một bên vai, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, đẩy kéo hoặc mang vác vật nặng không đúng cách,…
3.3. Các yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra các bệnh về cột sống bao gồm: Béo phì, ít vận động, tính chất nghề nghiệp nặng nhọc, mang thai, tuổi tác, ăn uống thiếu chất, hút thuốc lá, mắc phải các bệnh lý như viêm xương khớp/viêm khớp dạng thấp hoặc tập thể dục với cường độ cao.
4. Bị bệnh cột sống có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tùy vào từng bệnh lý cột sống mà triệu chứng đau có thể âm ỉ hay dữ dội. Đôi khi cơn đau có thể biến mất nếu người bệnh nghỉ ngơi hay điều chỉnh tư thế đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, nếu cơn đau vẫn âm ỉ hoặc tái phát, tốt nhất nên thăm khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Những trường hợp nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Cơn đau kéo dài nhiều ngày.
- Đau thắt dữ dội, cứng khớp, khó cử động cơ thể.
- Phần xương vai, hông không đồng đều hoặc có hình dạng bất thường.
- Có khối viêm sưng ở lưng.
- Tay chân tê yếu, mất cảm giác.
- Sụt cân, buồn nôn và nôn, sốt.
5. Làm thế nào để chẩn đoán các bệnh về cột sống?
Để chẩn đoán các bệnh cột sống, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát bằng cách trao đổi về các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, tiền sử bệnh lý; đồng thời kiểm tra mức độ và vị trí đau nhức hoặc có thể khám thần kinh nếu có chấn thương.
Tiếp đến, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh hay xét nghiệm cần thiết như chụp MRI, CT, X-quang, sinh thiết hoặc đo điện cơ để xác định nguyên nhân gây bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
6. Các cách chữa bệnh cột sống hiện nay
Hiện nay, các bệnh về cột sống được điều trị bằng những phương pháp như:
6.1. Chườm nóng/lạnh
Với những vùng sưng viêm, nóng rát ở xương khớp, người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm nóng để xoa dịu cơn đau và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chỉ giúp giảm đau tạm thời, không mang lại hiệu quả điều trị cao.
6.2. Thuốc giảm đau, giãn cơ
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, corticoid,… để giúp người bệnh giảm đau, sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách cắt cơn đau tức thì. Sau khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát và trở nên dữ dội hơn.
Không chỉ vậy, dùng thuốc kéo dài còn khiến người bệnh dễ phụ thuộc vào thuốc; một số người còn tự ý tăng liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến thận, dạ dày.
6.3. Trị liệu Thần kinh Cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý cột sống và cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa cột sống và cơ thể, Chiropractic với các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa sẽ giúp đưa cấu trúc cột sống sai lệch về vị trí vốn có, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và cắt giảm cơn đau hiệu quả.
Tại Việt Nam, ACC tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống giúp rất nhiều trường hợp thoát khỏi các bệnh lý cơ xương khớp. Liệu trình điều trị được thiết kế hiện đại, kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, giúp giải quyết dứt điểm cơn đau, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho người bệnh.
6.4. Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng cũng là một cách điều trị các bệnh về cột sống hiệu quả. Phương pháp này gồm các bài tập nhẹ nhàng tại nhà với dụng cụ đơn giản và những bài tập cùng các thiết bị và máy móc hiện đại, hỗ trợ giảm đau nhức, giúp người bệnh cải thiện các chức năng vận động.
Tại phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ thiết kế bài tập riêng dựa trên tình trạng của mỗi người bệnh. Kết hợp là sự hỗ trợ của các loại máy móc tân tiến như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, máy kéo DTS,…
Đặc biệt phòng khám ACC sở hữu chương trình vận động trị liệu Pneumex Pneuback duy nhất trong khu vực Đông Nam Á, được chỉ định điều trị cho những trường hợp bệnh cột sống nghiêm trọng. Với hệ thống máy gồm 7 tư thế, Pneumex Pneuback đã chứng minh hiệu quả trong điều trị, giúp nhiều bệnh nhân lấy lại khả năng vận động ngay cả khi những phương pháp điều trị thông thường không có tác dụng.
6.5. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị các bệnh về cột sống cuối cùng được bác sĩ cân nhắc nếu những cách điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc do tình trạng bệnh quá nặng.
Một số loại phẫu thuật được thực hiện như thay thế đĩa đệm, nối đốt sống, mở ống sống hoặc sửa chữa các dây thần kinh. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn thận khi lựa chọn phẫu thuật vì phương pháp này để lại khá nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh tái phát, cơ thể lâu hồi phục,…
Tìm hiểu thêm về các biến chứng sau mổ cột sống TẠI ĐÂY
Hiện nay, các bệnh về cột sống đang có xu hướng trẻ hóa dần, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh. Vì thế, mỗi người nên chủ động phòng ngừa các bệnh cột sống từ sớm bằng cách chăm sóc tốt bản thân, thay đổi thói quen sinh hoạt xấu hay đi đứng sai tư thế và đừng quên thăm khám cột sống định kỳ.