Gai gót chân là bệnh gì? Làm sao chữa hết đau?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Nếu bạn đang gặp triệu chứng đau nhói nằm ở mặt dưới xương gót chân và gặp khó khăn khi đi lại bằng chân trần trên nền cứng thì rất có khả năng cao mắc bệnh lý gai gót chân.

Gai gót chân (hay đau cựa gót chân) là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng viêm cân gan bàn chân – nhóm mô liên kết đóng vai trò hỗ trợ cấu trúc dưới của bàn chân. Xương gót chân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hõm chân và chịu áp lực nâng đỡ khối lượng cả cơ thể. Do đó, khi bàn chân mất độ cân bằng và thường xuyên chịu các chấn thương, xương gót chân sẽ khiến phần xương nhọn đâm vào gan bàn chân do quá trình lắng đọng canxi, từ đó khiến sưng viêm gót chân. Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ hình thành gai nhọn hoặc xương nhọn mọc ra ở bờ rìa của khớp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Gai gót chân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Gai gót chân là một trong những tình trạng sức khỏe về chân phổ biến nhất, hơn 83% người trưởng thành có thói quen vận động thể chất thường xuyên mắc chứng gai gót chân. Tuy nhiên, so với gai cột sống và gai khớp gối, vẫn còn nhiều người…

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám Đốc phòng khám ACC, với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và 20 năm nghiên cứu về phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng đau bàn chân, nguyên nhân hình thành gai gót chân do:

– Những người có trọng lượng nặng, thừa cân béo phì.

– Thường xuyên đi trên mặt phẳng cứng bằng chân trần và dép lê.

– Bệnh lý bàn chân bẹt thường gây nhiều áp lực lên xương gót chân.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH GAI GÓT CHÂN

Hiện nay, các phương pháp giảm đau tạm thời cho bệnh lý gai gót chân như uống thuốc giảm đau, kháng viêm, châm cứu, xoa bóp bấm nguyệt… Tuy nhiên, bệnh nhân cần cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị tận gốc và lâu dài để tránh tái phát hình thành gai gót chân, tránh tác dụng phụ của thuốc đến dạ dày, gan thận. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật cũng rất cần cân nhắc vì nguy cơ biến chứng như đau dây thần kinh, đau gót chân tái phát, tê vùng vĩnh viễn, nhiễm trùng…

Tại ACC – Phòng khám trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu hiện nay, các bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp Vật lý trị liệu như sóng xung kích Shockwave, chiếu tia Laser cường độ cao và mang đế chỉnh hình để điều trị bệnh lý gai gót chân, giúp ngăn chặn hình thành gai xương và đẩy nhanh hồi phục. Tại phòng khám ACC, đế chỉnh hình bàn chân được kiểm tra chính xác kích thước lòng bàn chân nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Từ các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để chỉ định làm đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp với mỗi người, giúp nâng đỡ và hỗ trợ hiệu quả việc điều trị tình trạng gai gót chân.

Để giải đáp “tất tần tật” các thắc mắc về bệnh lý này, hãy cùng lắng nghe những thông tin vô cùng hữu ích từ bác sĩ Wade Brackenbury thông qua chương trình Nụ cười Ngày mới HTV7 phát sóng kỳ này!

Nếu có tình trạng đau gót chân bất thường, bệnh nhân cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên gia để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân cũng nên cân nhắc lựa chọn điều trị phương pháp an toàn hiệu quả tránh dùng thuốc hoặc xâm lấn như tiêm chích hoặc phẫu thuật.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục