Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong tức thì. Đồng thời, khoảng 80% người sống sót sau đột quỵ gặp các biến chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ, thị giác. Theo đó, những bài tập vật lý cho người bị tai biến được xem là giải pháp hiệu quả giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và bắt đầu cuộc sống mới. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!
1. Vì sao người bệnh cần tập vật lý trị liệu sau tai biến?
Tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động, cải thiện lực của cơ và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra, giải pháp này còn hữu hiệu trong việc khôi phục khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và ngôn ngữ, giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Từ đó giúp người bệnh giảm bớt cảm giác mặc cảm, thay vào đó là niềm vui sống tích cực hơn.
Đặc biệt, người bị liệt nửa người do đột quỵ cần được chăm sóc đúng cách để sớm quay lại cuộc sống, hạn chế các biến chứng như viêm phổi, viêm loét da vì nằm lâu, trầm cảm,…
Thông tin thêm: > Khi nào cần tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng? > Tầm quan trọng của phục hồi chức năng sớm sau tai biến > Phục hồi chức năng sau đột quỵ, cải thiện di chứng nguy hiểm
2. Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu sau tai biến
Với từng giai đoạn sau tai biến cụ thể, người bệnh cần tập những bài tập vật lý trị liệu phù hợp tương ứng:
2.1. Giai đoạn cấp (sau 24 giờ)
Ở giai đoạn này, bệnh nhân được hướng dẫn các tư thế nằm, ngồi và sinh hoạt phù hợp để tránh gây tổn thương thêm.
2.2. Giai đoạn đầu (48-72 giờ)
Đến giai đoạn thứ 2 sau khi đột quỵ, bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu thụ động – liệu pháp không yêu cầu tăng cường vận động mà điều trị dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị hiện đại như:
- Sóng xung kích shockwave: Đây là thiết bị đa năng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vật lý trị liệu với công dụng đẩy nhanh tiến độ hồi phục, cũng như chữa các cơn đau cấp và mãn tính mà không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc giảm đau.
- Chiếu tia laser: Phương pháp này sử dụng tia laser có bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất, có thể thâm nhập sâu và rộng vào khu vực mô tổn thương sâu bên trong, kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học bằng ánh sáng giúp chữa lành tận gốc các cơn đau. Nhờ đó giúp bệnh nhân tai biến nhanh chóng hồi phục, không gây đau đớn khi điều trị.
Dù vậy, để sử dụng những thiết bị này hiệu quả và an toàn cho người bị đột quỵ, tránh các rủi ro tiềm ẩn, cần thiết có sự hỗ trợ của bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực vật lý trị liệu.
Tại phòng khám ACC luôn có đội ngũ bác sĩ thăm khám cẩn thận cho bệnh nhân, đưa ra phác đồ điều trị sử dụng các thiết bị hỗ trợ tập vật lý trị liệu tai biến mạch máu não như sóng xung kích shockwave, chiếu tia laser tĩnh mạch,… nhằm tác động vào các tổn thương theo tần suất phù hợp với từng bệnh nhân. Nhờ đó giúp bệnh nhân thấy rõ quá trình phục hồi khả năng vận động qua từng liệu trình điều trị, nhanh chóng quay lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
2.3. Giai đoạn sau (qua 72 giờ)
Tập vật lý trị liệu chủ động, đòi hỏi người bệnh vận động khá nhiều, chủ yếu hướng đến các động tác kéo giãn và tăng sức mạnh cơ, hỗ trợ phục hồi tổn thương. Sau đây là các bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến phù hợp cho giai đoạn sau đột quỵ:
Bài tập 1: Bài tập phục hồi vận động cánh tay
- Nhẹ nhàng di chuyển cánh tay, kéo căng cơ bắp tùy theo sức chịu đựng của người bệnh. Giữ tư thế này tối thiểu trong 60 giây.
- Giữ một quyển sách trên tay, sau đó thêm một đồ vật khác lên, từ từ tăng sức đỡ của cánh tay.
- Dùng ngón tay mở đóng ngăn tủ hoặc cánh tủ liên tục.
Bài tập 2: Tập dồn trọng lượng lên chân liệt
- Hướng dẫn bệnh nhân đứng trong hai thanh song song, sau đó vịn nhẹ tay lên hai bên khiến trọng lượng cơ thể dồn vào hai chân. Tiếp đến, yêu cầu bệnh nhân dồn trọng lượng sang bên chân liệt, đặt chân còn lại lên phía trước khoảng 15-20cm.
- Khi khả năng vận động và giữ thăng bằng của bệnh nhân đã được cải thiện, có thể yêu cầu người bệnh thực hiện lại tư thế trên nhưng khoảng cách hai bước chân kéo dài thêm từ 30-30cm.
Bài tập 3: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
- Hướng dẫn bệnh nhân vịn nhẹ tay vào một vật bên cạnh, kết hợp để chân khỏe đặt trước chân liệt với khoảng cách 15-20cm. Sau đó yêu cầu bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân khỏe.
- Tiếp tục yêu cầu bệnh nhân tập gập và duỗi khớp háng và khớp gối của chân bị liệt. Cùng lúc, hướng dẫn bệnh nhân nâng gót chân bị liệt lên khỏi mặt đất.
Bài tập 4: Các bài tập cho ngón tay
Người bệnh luyện những bài tập đơn giản với các vật dụng như quả bóng và miếng nhựa dẻo như:
- Nắm bóng: Giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay, thực hiện bóp và giữ bóng, sau đó thư giãn. Lặp lại động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
- Lăn bóng: Đặt bóng trong lòng bàn tay, sau đó đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Thực hiện động tác khoảng 10 lần cho 2 tay.
- Luyện tập ngón tay cái: Để miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay, sau đó dùng ngón tay cái đẩy nó qua lại về phía ngón út. Lặp lại động tác này 10 lần cho 2 tay.
- Tập các khớp ngón tay: Đặt nhựa dẻo vào lòng bàn tay, tiếp theo nắm tay thật chặt. Tập động tác này khoảng 10 lần cho 2 tay.
>> Bài viết tham khảo: Các bài tập giảm đau khớp cổ tay đơn giản mà hiệu quả
Bài tập 5: Tập vật lý trị liệu bằng phương pháp đạp xe đạp
- Cho bệnh nhân ngồi lên yên xe, để hai tay cầm tay nắm ghi đông của xe. Nếu bệnh nhân bị liệt tay thì cần cố định phần tay vào ghi đông bằng băng dán.
- Hướng dẫn người bệnh luyện tập động tác đạp xe khoảng 15-30 phút tùy vào khả năng vận động.
- Trong thời gian tập, để bệnh nhân nghỉ ngơi 1-2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 phút.
Ngoài các cách tập vật lý trị liệu cho người tai biến trên, bạn cũng có thể hướng dẫn người bệnh các bài tập khác như tập đứng thăng bằng trên hai chân, tập di chuyển từ giường sang ghế, xe lăn và ngược lại, tập đứng dậy từ tư thế ngồi,…
3. Những lưu ý khi người bệnh tai biến tập vật lý trị liệu
Trong quá trình tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến, cần lưu ý:
- Mức độ luyện tập từ từ, tăng dần theo khả năng hồi phục của bệnh nhân, không nên quá sức.
- Người thân ở bên cạnh nên thường xuyên động viên người bệnh vì quá trình phục hồi cần kiên trì và tập luyện thường xuyên. Đồng thời cần quan sát, theo dõi trong quá trình bệnh nhân tập luyện để kịp thời hỗ trợ.
- Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến gồm các thức ăn mềm nhừ dễ tiêu hóa từ nguồn thực phẩm xanh sạch, an toàn. Đặc biệt tránh thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thức uống lên men,…
- Cần có sự hướng dẫn của bác sĩ giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị vật lý trị liệu giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và đảm bảo an toàn cho quá trình tập luyện.
Phòng khám ACC (Thành viên của Tập đoàn FV) là một trong những trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng uy tín trên toàn quốc. Đến đây, mỗi bệnh nhân sẽ được tư vấn toàn diện về lộ trình vật lý trị liệu chuyên biệt cùng sự đồng hành của các bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu xuyên suốt quá trình điều trị. Đồng thời, bệnh nhân còn được bác sĩ hướng dẫn chi tiết các bài tập luyện tại nhà cùng chế độ ăn uống khoa học để rút ngắn thời gian hồi phục, nhanh chóng quay lại cuộc sống vận động bình thường.
Hàng năm, ACC liên tục đổi mới và nâng cấp hệ thống trang thiết bị y khoa tân tiến nhằm mang lại cho bệnh nhân trải nghiệm vật lý trị liệu hiệu quả nhanh chóng cùng không gian phòng khám khang trang, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng y tế.
Với những điểm mạnh về chuyên môn và cơ sở vật chất, phòng khám ACC đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân phục hồi sau tai biến. Sau đây là những ví dụ thực tế minh chứng cho chất lượng điều trị của ACC:
Bệnh nhân Mạc Quốc Liên đến với phòng khám ACC sau 6 tuần từ khi bị đột quỵ do tai biến, trong tình trạng bị liệt toàn bộ nửa người bên trái, nửa mặt bên phải, không thể tự di chuyển hay nói chuyện. Nhưng sau 2 tuần tiếp nhận 3 liệu trình điều trị gồm liệu trình Pneumex, vật lý trị liệu và trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) của ACC, chú Liên đã có quá trình phục hồi đáng kinh ngạc – chú đã có thể đi lại, nói chuyện và tự ăn uống.
Cứ tưởng không thể quay lại cuộc sống trước kia, giờ đây chú Liên đã có thể tự đi đứng và ăn uống nhờ vào liệu trình điều trị của ACC.
Một trường hợp khác tìm đến phòng khám ACC là anh Lương Quốc Thành bị tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa người bên trái. Sau gần một năm kiên trì cùng đội ngũ bác sĩ và chuyên viên tại phòng khám ACC, anh đã phục hồi 90% và hoàn toàn trở lại với công việc và bắt đầu cuộc sống sinh hoạt bình thường. Cùng xem qua hành trình phục hồi của anh Thành ở video sau:
Nhìn chung, các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến có thể thực hiện tại nhà. Dù vậy, để đạt hiệu quả phục hồi nhanh chóng và đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu theo liệu trình điều trị của bác sĩ tại địa chỉ phòng khám uy tín. Để được hỗ trợ thăm khám điều trị sớm nhất, bạn click VÀO ĐÂY để đặt hẹn với phòng khám ACC nhé!
Bài viết liên quan: > Các bài tập vật lý trị liệu khớp gối > Phương pháp vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy > Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm và những điều cần biết