Gõ các cụm từ khóa “Thoát vị đĩa đệm” và “Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm”, Google sẽ cho ra hàng triệu kết quả trong vòng nửa giây. Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải, kể cả người trẻ từ 20-25 tuổi.
Bệnh thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây đau đớn dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân và về lâu dài có thể gây biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt vận động…
Để ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu, hãy cùng các chuyên gia của phòng khám ACC tìm hiểu 9 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hữu hiệu. Nhưng trước tiên bạn cần hiểu tóm lược về căn bệnh “không của riêng ai” này.
- 1. Những điều có thể bạn chưa biết về thoát vị đĩa đệm
- 2. 9 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
- 2.1 Tập thể dục đều đặn
- 2.2 Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, tránh ngồi lâu một chỗ mà không vận động
- 2.3 Duy trì cân nặng hợp lý
- 2.4 Không mang vác, nâng vật quá sức
- 2.5 Kiên trì áp dụng chế độ ăn uống khoa học
- 2.6 Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia
- 2.7 Tránh các cử động gây đau đớn
- 2.8 Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.
- 2.9 Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
- 3. Nếu có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, cần khám ở đâu cho an toàn?
1. Những điều có thể bạn chưa biết về thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần nằm giữa 33 đốt sống trong cột sống. Thoát vị đĩa đệm, hoặc trượt, vỡ đĩa đệm xảy ra khi một phần nhân nhầy ở trung tâm đĩa trượt ra khỏi lớp vỏ cứng bên ngoài gây đau lưng, cổ, ngứa ran, tê bì hoặc yếu ở chân hoặc bàn chân, cánh tay.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm có thể là do chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông; tai nạn lao động; do thoái hóa cột sống khi lớn tuổi; do công việc gắn liền với ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động. Một số nguyên nhân khác gồm yếu tố di truyền, mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như thoái hóa cột sống, gù vẹo…
Theo các chuyên gia về cột sống tại Mỹ, bất kỳ đĩa đệm nào ở cột sống đều có thể bị thoát vị, nhưng thường xảy ra nhất ở lưng dưới.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh sẽ có triệu chứng như: đau vùng cổ vai gáy, dọc theo cánh tay, tê cánh tay, bàn tay; teo yếu cơ cánh tay, ngón tay.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau tê vùng thắt lưng, lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân. Tê bì, teo yếu cơ đùi, rất khó đi lại.
Biến chứng xấu nhất của thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách chính là tàn phế suốt đời.
2. 9 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Để thoát vị đĩa đệm không còn là nỗi ám ảnh đáng sợ của mỗi người, đặc biệt là giới nhân viên văn phòng hay công nhân, các chuyên gia của phòng khám ACC đưa ra 9 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hữu hiệu dưới đây:
2.1 Tập thể dục đều đặn
Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng như thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…, nhằm giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ.
2.2 Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, tránh ngồi lâu một chỗ mà không vận động
Nếu công việc của bạn là phải ngồi trước máy tính suốt 8 tiếng mỗi ngày, hãy lưu ý ngồi thẳng lưng (xem thêm cách ngồi đúng); chừng 30-45 phút hãy rời khỏi ghế để vận động nhẹ cơ thể.
2.3 Duy trì cân nặng hợp lý
Cân nặng hợp lý sẽ giảm bớt áp lực lên các đốt sống, hạn chế nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
2.4 Không mang vác, nâng vật quá sức
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Hãy chọn tư thế đúng khi khuân vác và xử lý các vật nặng. Cụ thể, khi vác vật nặng không vặn cột sống, chỉ nên gập gối, thẳng lưng và bê vật gần người nhất.
2.5 Kiên trì áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3… giúp nâng cao độ chắc khỏe của đĩa đệm cũng như xương khớp.
2.6 Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia
Lý do là những chất kích thích có trong thuốc lá, chất cồn làm giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm, khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
2.7 Tránh các cử động gây đau đớn
Tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ nếu các triệu chứng xảy ra.
2.8 Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh và những nơi gió to.
2.9 Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Kết luận: Mỗi người cần biết phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bằng thực hiện thường xuyên 9 cách phòng ngừa nói trên. Luôn lắng nghe cơ thể, nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng, nếu mắc phải thoát vị đĩa đệm, cần tiếp cận đúng phương pháp, điều trị đúng cơ sở uy tín, để rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bác sĩ Aubrey C. Gail của phòng khám ACC khuyên mọi người không nên chủ quan bỏ qua các triệu chứng, giai đoạn bắt đầu khởi phát cũng là giai đoạn “vàng” để can thiệp điều trị hiệu quả.
3. Nếu có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, cần khám ở đâu cho an toàn?
ACC là cơ sở khám, chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như các bệnh về thần kinh cột sống có uy tín. Hoạt động suốt 17 năm qua tại Việt Nam, ACC điều trị thành công cho hàng chục ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Sau khi chẩn đoán chính xác cho bệnh nhân, các bác sĩ ACC sẽ ra phác đồ điều trị riêng cho từng cá nhân, với sự kết hợp toàn diện giữa trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic và vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Tại phòng khám ACC, liệu trình kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống và bài tập Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, không chỉ chữa dứt điểm cơn đau, mà còn khôi phục cấu trúc cột sống hư tổn. Hơn 95% bệnh nhân được chữa khỏi tận gốc nhờ phương pháp điều trị hiện đại, nổi bật với các ưu điểm sau: không dùng thuốc, không phẫu thuật, không biến chứng, không hạn chế đối tượng bệnh nhân (kể cả người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em).
Đội ngũ của ACC gồm các bác sĩ nước ngoài (đến từ Mỹ, New Zealand, Pháp và Hàn Quốc) thuộc chuyên khoa Thần kinh cột sống, Vật lý trị liệu và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Ngoài ra, ACC còn không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hàng đầu châu Á, như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave và liệu trình Pneumex PneuBack tiên tiến.
Với ưu thế về đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, thiết bị hiện đại và liệu trình kết hợp toàn diện, ACC là địa chỉ tin cậy của những bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.
Trên đây là bài viết chia sẻ về 9 cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm rất hữu ích cho những ai đang quan tâm tìm hiểu.
Nếu sớm phát hiện dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, bạn hãy đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời! ĐẶT HẸN NGAY! Hoặc liên hệ TẠI ĐÂY