6 mẹo giúp con chăm sóc cột sống khỏe mạnh cha mẹ cần biết

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, ngày nay tỷ lệ trẻ em mắc chứng cong vẹo cột sống khá cao. Tính từ đầu năm 2023, từ khảo sát của Phòng khám ACC trên 1000 trẻ ở độ tuổi tiểu học thì gần 25% gặp phải những dấu hiệu phát triển bất thường ở cột sống. Do vậy, cha mẹ hãy lưu ý 6 mẹo dưới đây để giúp con chăm sóc cột sống khỏe mạnh.

1. Thường xuyên tập thể dục thể thao

Thói quen tập luyện thể dục thể thao từ khi còn nhỏ giúp trẻ phát triển cơ bắp và xương chắc khỏe, đồng thời giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến cột sống.

Tập luyện thể dục thể thao giúp giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến cột sống
Tập luyện thể dục thể thao giúp giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan đến cột sống

Cha mẹ hãy khuyến khích con tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời như bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, cầu lông… Những hoạt động này không chỉ giúp rèn luyện cơ bắp và xương, mà còn giúp trẻ sở hữu cột sống dẻo dai, linh hoạt.

>Xem ngay: các bài tập cho người bị cong vẹo cột sống

2. Bổ sung đầy đủ vi chất

Chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất là yếu tố quan trọng hỗ trợ trẻ phát triển và củng cố hệ cơ xương nhất là cột sống.

Cha mẹ cần đảm bảo con được cung cấp đủ canxi, vitamin D, photpho và các dưỡng chất quan trọng khác thông qua các loại thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá, trứng, rau xanh lá, các loại hạt, trái cây… Việc bổ sung đa dạng các loại thực phẩm này giúp xương của trẻ phát triển chắc khỏe, giảm nguy cơ gặp các vấn đề về cột sống như cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đốt sống lưng.

3. Lựa chọn bàn ghế phù hợp

Trẻ ngồi học với bàn ghế quá thấp hoặc quá cao trong thời gian dài có thể gây biến đổi cấu trúc cột sống, dẫn đến các vấn đề sức khỏe cột sống về sau này.

Cha mẹ hãy cân nhắc lựa chọn bàn ghế để con ngồi học bài hay giải trí đều có độ cao và độ nghiêng phù hợp với cơ thể của trẻ. Chiều cao bàn ghế lý tưởng nhất: bàn cao bằng 46% chiều cao cơ thể, ghế bằng 27%. Khi ngồi, đôi chân của trẻ nên được chạm đất, đầu gối ở góc 90 độ, lưng và vai thẳng.

>Xem thêm: 5 câu hỏi thường gặp về vẹo cột sống

4. Chú ý đến tư thế trong sinh hoạt

Tư thế của trẻ khi ngồi, đứng, đi lại và thậm chí khi đứng lắc chân cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cột sống của trẻ.

Cha mẹ cần nhắc nhở con luôn đứng thẳng người, lưng thẳng, vai thẳng khi di chuyển, đứng yên hay ngồi. Đặc biệt, việc trẻ mang balo cặp sách một bên vai cần được cha mẹ nhắc nhở ngay, trẻ chỉ nên mang balo bằng cả 2 vai. Trường hợp con đã ngồi lâu, hãy khuyến khích con đứng dậy và vận động thường xuyên để tăng tính linh hoạt cho cột sống.

Cha mẹ cần nhắc nhở con luôn luôn ngồi thẳng lưng khi học bài, giải trí
Cha mẹ cần nhắc nhở con luôn luôn ngồi thẳng lưng khi học bài, giải trí

Đồng thời, nhắc con không cúi người hay khom lưng quá nhiều, tránh tình trạng gù lưng ở trẻ. Chia sẻ với Báo Sức khỏe & Đời sống, Bác sĩ Wade Brackenbury (Tổng Giám đốc Phòng khám ACC), bệnh gù lưng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn có thể dẫn đến biến chứng khó thở, hạn chế vận động, ảnh hưởng ngoại hình và khiến trẻ tự ti, mặc cảm.

>Xem ngay bài viết Bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết trên Báo Sức khỏe & Đời sống TẠI ĐÂY

5. Tránh mang vác đồ nặng

Để trẻ mang quá nhiều sách và đồ đạc trong cặp có thể gây ra áp lực lớn lên cột sống của trẻ, đặc biệt là lưng và vai. Dụng cụ học tập hay quà bánh không cần thiết có thể không cần mang theo.

6. Kiểm tra và khắc phục các vấn đề cong vẹo cột sống càng sớm càng tốt

Bác sĩ Wade Brackenbury khuyến khích cha mẹ nên đưa trẻ tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng một lần. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi tiến độ phát triển của cột sống, nếu có bất kỳ dấu hiệu phát triển bất thường nào, bác sĩ có thể ngay lập tức đưa ra giải pháp điều trị.

Bác sĩ Wade Brackenbury khuyến khích cha mẹ nên đưa trẻ tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng một lần
Bác sĩ Wade Brackenbury khuyến khích cha mẹ nên đưa trẻ tầm soát cột sống định kỳ 6 tháng một lần

Nếu quan sát thấy các dấu hiệu bất thường ở cột sống của trẻ, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời điều trị. Theo các chuyên gia chỉnh hình cột sống, trẻ nhỏ bị cong vẹo cột sống cần được theo dõi sát, nếu không sau này phổi sẽ phát triển kém. Việc trẻ được phát hiện sớm và điều trị  kịp thời sẽ giúp trẻ tránh các biến chứng nguy hiểm về sau, ngoài ra các bác sĩ cũng dễ dàng hơn trong việc tìm ra phương án điều trị tốt nhất cho trẻ.

>Xem thêm: 5 sai lầm thường gặp khi cải thiện tình trạng vẹo cột sống

Ngày nay, phương pháp cải thiện cong vẹo cột sống được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá cao là Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic. Với kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng, các vị trí sai lệch sẽ dần được đưa về vị trí ban đầu, hoàn toàn tự nhiên, không cần đến phẫu thuật. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC là đơn vị ứng dụng Chiropractic được Bộ Y tế cấp phép. Đội ngũ bác sĩ 100% nước ngoài đều là các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về cột sống bằng Chiropractic.

Khi đưa trẻ đến khám và điều trị tại ACC, phụ huynh có thể yên tâm vì mỗi trẻ sẽ được áp dụng riêng một liệu trình Nắn chỉnh cột sống Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như Trị liệu vận động ATM2, Trị liệu DTS dưới sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp ACC.

Trẻ sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn tận tình khi thực hiện vật lý trị liệu trong quá trình cải thiện cong vẹo cột sống tại ACC
Trẻ sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn tận tình khi thực hiện vật lý trị liệu trong quá trình cải thiện cong vẹo cột sống tại ACC

Từ nay đến hết ngày 31/7/2023, phòng khám ACC diễn ra chương trình tầm soát bàn chân bẹt và cong vẹo cột sống hoàn toàn miễn phí, phụ huynh có nhu cầu có thể đăng ký qua link hoặc LIÊN HỆ NGAY với ACC để được khám cho bé!

Bài viết xem nhiều:

> 10 cách giảm đau đầu nhanh, hiệu quả không dùng thuốc

> Đau bắp chân là bị gì? Điều trị như thế nào?

> 3 dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm đốt L5 S1

> Điều trị cơn đau thoát vị đĩa đệm mạn tính ở người cao tuổi

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục