Trẻ em và khoa Thần Kinh Cột Sống

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Edouard Sabourdy

Phương pháp Trị liệu Thần Kinh Cột Sống rất tốt cho trẻ em. Trẻ em rất thích đến phòng khám của chúng tôi để được điều chỉnh cột sống. Phương pháp Trị liệu Thần Kinh Cột Sống cho trẻ sơ sinh và trẻ em được điều chỉnh cẩn thận để thích hợp với bộ xương đang phát triển của chúng. Phương pháp này an toàn, nhẹ nhàng và hiệu quả.

Trong những năm gần đây, các bậc cha mẹ đã bắt đầu có thói quen đưa trẻ em nha sĩ để kiểm tra định kỳ. Để có được kết quả và thói quen tốt nêu trên, giới Nha Khoa phải trải qua những chứng minh thực tế và các cuộc nghiên cứu chứng minh dai dẳng. Phải cho đến vào nửa sau thế kỷ 18 quan niệm Nha Khoa Phòng Ngừa này mới được đưa vào áp dụng. Tương tự thói quen này, Ý thức về Quan Niệm Thần Kinh Cột Sống Phòng Ngừa cũng chỉ vừa được công nhận nhờ giá trị của nó trong phòng ngừa bệnh tật.

Cũng như đi nha sĩ trước khi bị đau răng, kiểm tra cột sống được chứng minh là giá trị trong cả cuộc đời sau này của con bạn. Không chỉ lúc được sinh ra đứa trẻ mới trải qua một biến động lớn mà trong suốt quãng đời, trẻ em còn liên tục té ngã, chạy, nhảy. Hoạt động bình thường của một đứa trẻ cũng có thể gây ra những lệch đốt sống nhẹ. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh những lệch khớp này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của chúng.

Những nhà Trị liệu Thần Kinh Cột Sống có một vai trò đặc biệt đối với bệnh đau lưng và những bệnh của người lớn. Vai trò đối với trẻ em còn tương đối mờ nhạt. Dựa vào các công trình khoa học chứng minh rằng cột sống lại che chở hệ thần kinh, có những chức năng kiểm soát toàn bộ cơ thể. Nếu hệ thống này bị cản trở, tín hiệu từ các dây thần kinh xuất phát từ hệ thần kinh não bộ đến các dây thần thần kinh tủy sống và phát tính hiệu đến cơ thể và ngược lại sẽ bị sai lệch từ nhẹ đến nặng. Điều này cản trở hoạt động bình thường và vận hành của cơ thể con người nhất là ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể trẻ chưa trưởng thành. Những sự cản trở này được gọi là Sai Lệch Đốt Sống Nhẹ (Vertebral Subluxations).

Nhiều trẻ em đến với phòng khám của chúng tôi để chữa nhiễm trùng tai, dị ứng, suyễn, những bệnh về mất tập trung, đái dầm, đau lưng, đau cổ. Tuy nhiên, Khoa Thần Kinh Cột Sống không chữa trị triệu chứng đặc biệt nào, chúng tôi thấy rằng một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tạo ra cơ chế bảo vệ hiệu quả. Những chứng trên có thể phát sinh khi có một sự lệch đốt sống nhẹ làm sai tín hiệu thần kinh đi từ não bộ xuống cơ thể.

1. Trường hợp nghiên cứu

1.1. Suyễn

Những nghiên cứu lâm sàng về Thần Kinh Cột Sống ghi nhận trường hợp một  trẻ trai sáu tuổi bị suyễn từ khi lên ba phải dùng thuốc hít tới ba lần mỗi ngày. Em này được chăm sóc tại Khoa Thần Kinh Cột Sống và sức khỏe đã cải thiện rõ rệt hầu như ngay lập tức. Em đã có thể chạy chơi môn bóng bầu dục và bắt đầu ngủ ngon. Sau một thời gian ngắn em không còn bị nghẹt mũi và không còn dùng thuốc hít nữa. Một trường hợp khác nữa: có một trẻ trai 34 tháng tuổi bị suyễn và đái dầm không thuốc nào chữa được. Đã phải nhập viện 20 lần vì lên cơn suyễn trong vòng 12 tháng. Ba cuộc Trị liệu điều chỉnh Thần Kinh Cột Sống được tiến hành trong vòng 11 ngày và kết quả là các triệu chứng suyễn và đái dầm chấm dứt được hơn tám tuần. Triệu chứng lại tái phát sau một vụ té thang nhẹ nhưng biến mất sau khi được chỉnh hình. Sau hơn hai năm theo dõi người mẹ cho biết em không còn bị suyễn và đái dầm nữa.

1.2. Nhiễm trùng tai

46 đứa trẻ lên năm bị viêm tai giữa được chăm sóc bằng phương pháp trị liệu Thần Kinh Cột Sống. 93% nhiễm trùng tai thuyên giảm, 75 % trong mười ngày hay ít hơn và 43% chỉ sau một hai lần điều chỉnh. Tình trạng cải thiện căn cứ vào báo cáo của cha mẹ (họ nói rằng đứa trẻ không còn sốt, không còn dấu hiệu đau tai và không còn triệu chứng gì khác), hoặc nhận định của Bác sĩ Thần Kinh Cột Sống (DC) hay bác sĩ y khoa (MD) cho rằng tình trạng đứa trẻ đã cải thiện. Một điều thú vị nữa là những đứa trẻ có tiền sử sử dụng kháng sinh lâu lành bệnh hơn những đứa trẻ không dùng.

1.3. Bệnh nhiễm ở phổi

Trong cuộc nghiên cứu này với 4600 đứa trẻ bị lây nhiễm đường hô hấp, 95% trường hợp các trẻ nhận được sự điều trị Thần Kinh Cột Sống không xảy ra biến chứng thứ cấp. Kết quả cho thấy điều trị Thần Kinh Cột Sống hữu hiệu hơn hẳn với kết quả không có hiệu ứng phụ. Tác giả viết rằng, “Có vẻ như không cần thiết phải sử dụng bất cứ trị liệu nào ngoài cách trị liệu Thần Kinh Cột Sống”. (Purse FM. Manipulative therapy of upper respiratory tract infections in children. J Am Osteopathic Assoc. 1966;65(9): 964-972.)

1.4. Rối loạn phát triển giao tiếp

Một trẻ hai tuổi với chẩn đoán rối loạn phát triển giao tiếp không đáp ứng với sự kích thích bên ngoài nào. Đứa trẻ này không phản ứng đối với tiếng động hoặc sự đụng chạm, ngay cả khi nhận được một mũi chích. Phân tích thần kinh cột sống cho thấy có vấn đề ở cổ. Sau lần khám thứ ba em đã đáp ứng với sự việc xảy ra quanh mình. Sau lần khám thứ sáu, em đã bắt đầu làm theo một số yêu cầu và ngừng lặp lại các cử động bàn tay. Em bắt đầu nói ở lần khám thứ 12. (Goldman SR. Subluxation location and correction. Today’s Chiropractic.July/August 1995;70-74.)

1.5. Đau bụng

Điều chỉnh Thần Kinh Cột Sống với 316 trẻ bị đau bụng. 94% đã hết triệu chứng trong vòng hai tuần điều trị.

Các bác sĩ Thần Kinh Cột Sống được huấn luyện để khám và điều trị trẻ em mọi lứa tuổi. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh cũng cần phải chữa lệch cột sống nhẹ để đảm bảo sức khỏe trong tương lai của chúng.

2. 5 lý do trẻ em cần phải được khám Thần Kinh Cột Sống

1. Sinh nở. Sự sinh nở là một chấn động. Chín tháng trong một vị trí không thoải mái có thể gây ra bệnh tật về tư thế trong tương lai. Thêm vào đó, sự kéo, xoay, đẩy, kềm và máy hút tất cả đều có thể gây ra chấn thương cho xương sống của đứa trẻ sơ sinh tạo ra sự lệch cột sống mà không ai biết trong vòng nhiều năm.

Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh hiệu quả

Vẹo cột sống bẩm sinh đề cập đến tình trạng cột sống bị biến dạng ở trẻ vừa chào đời. Theo thống kê, so với những vấn đề cong vẹo cột sống xảy ra khi trẻ lớn lên, trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống chỉ chiếm một tỷ lệ…

2. Hệ thần kinh của chúng ta, được tạo thành gồm não và thần kinh tủy, kiểm soát mọi chức năng của cơ thể. Sự lệch hay gián đoạn mạng lưới giao tiếp này có nghĩa là cơ thể không thể hoàn thành 100% chức năng của nó.

3. Những chấn thương hàng ngày của đứa trẻ phải không được xem thường. Chạy, nhảy, té ngã, xoay là một vài cơ chế gây tổn thương cột sống cho đứa trẻ. Ngoài ra những vận động lúc thay tã, học sử dụng xe tập đi, lúc cha mẹ bế bổng lên, đeo ba lô, những vận động lúc chơi thể thao và tư thế khi ngủ  tất cả có thể là những nấc thang dẫn tới các thương tật nghiêm trọng nếu không được điều chỉnh ngay.

4. Ngăn ngừa. Một cột xương sống và hệ thần kinh khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật thông thường gặp phải ở trẻ em. Trong đó có bệnh nhiễm trùng tai, đau bụng, nhức đầu, đái dầm, suyễn và một số bệnh khác.

5. Tư thế. Người xưa có câu “cành cong về đằng nào, cây mọc về đằng đó”. Xương sống của trẻ em chịu nhiều loại căng thẳng đặt lên và là mối nguy cơ trong tương lai bị vẹo xương sống hay cong cột sống. Điều quan trọng là phải ngăn ngừa những điều này xảy ra. Điểm then chốt là phải ngăn ngừa từ lúc còn nhỏ những bệnh có thể làm hại tương lai con chúng ta.

Vẹo cột sống

Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện kịp thời và áp dụng cách chữa vẹo cột sống phù hợp, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây…

Càng lúc càng nhiều các bậc phụ huynh quan tâm đến việc đem trẻ em đến khám tại các phòng khám của các bác sĩ khoa thần kinh cột sống để kiểm tra tổng quát xương sống. Xương sống và hệ thần kinh khỏe mạnh thì rất quan trọng cho tương lai đứa trẻ. Một hệ thần kinh khỏe mạnh được trang bị tốt để đương đầu với mọi chứng đau từ cổ/lưng tới viêm họng, sởi hay thủy đậu. Phải quan tâm lo cho cơ thể có thể vận hành tốt 100%. Bằng cách điều chỉnh lệch khớp nhẹ, khoa thần kinh cột sống có thể đảm bảo cho cơ thể con bạn có cơ hội vận hành hết công năng của nó.

Đối với các bà mẹ

Các bệnh về cột sống rất thông thường trong khi thai nghén; tới 90% các bà mẹ mang thai mắc phải những vấn đề này. Sự biến đổi nhanh chóng về vật lý và hóa học trong khi mang thai có thể làm trầm trọng hơn những vấn đề về cột sống và có thể làm cho cột sống và xương chậu không được bền vững khi các dây chằng bị nới lỏng. Cùng với sự biến đổi về tư thế, điều này gây đau lưng, đau mông, háng và chân. Thai nghén và chuyển dạ sẽ dễ chịu hơn cho những phụ nữ được các nhà thần kinh cột sống chăm sóc. Phương pháp không dùng thuốc của các nhà thần kinh cột sống thích hợp để chăm sóc phụ nữ mang thai. Khoa thần kinh cột sống có thể giúp những phụ nữ bị các cơn co thắt sớm, buồn nôn buổi sáng và có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ được chăm sóc thần kinh cột sống thai nghén và sinh con dễ dàng. Chứng đau lưng và khung chậu thường xảy ra sau khi sinh cũng giảm nhiều.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục