Gai cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Will Gunson

Gai cột sống thắt lưng là một trong các tình trạng chính của bệnh thoái hóa cột sống. Nếu như trước đây, bệnh chỉ phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi, thì trong những năm gần đây, gai cột sống lại có xu hướng gia tăng ở người trẻ.

Các cơn đau thắt lưng do gai cột sống không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mệt mỏi, khó khăn trong mọi hoạt động mà còn gây suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Phát hiện sớm và điều trị gai cột sống thắt lưng đúng cách sẽ giúp người bệnh có thể nhanh chóng hòa nhập lại cuộc sống bình thường.

1. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng là hiện tượng vùng cột sống thắt lưng (nằm ở giữa lồng xương sườn và xương chậu) mọc ra những nhánh xương (gai xương). Sự xuất hiện của các gai xương đốt sống này là kết quả của việc lắng đọng canxi tại các dây chằng, đốt sống hoặc do xương tự tu bổ sau những chấn thương, va chạm, sức ép lên cột sống.

Cụ thể, khi các khớp xương bị viêm, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách mọc ra những nhánh xương (gai xương) bao quanh khớp xương sống. Mặc dù việc này giúp bảo vệ phần khớp xương nhưng lại là nguyên nhân tạo nên gai cột sống.

Bên cạnh đó, bệnh gai cột sống thắt lưng còn xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu, khuân vác đồ vật nặng, cồng kềnh, nằm ngủ sai tư thế là những tác nhân tăng nguy cơ gai cột sống.
  • Khi tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần bị thoái hóa, trong đó có cột sống. Điều này lý giải vì sao người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống cũng như các bệnh về xương khớp khác.
  • Bệnh gai cột sống thắt lưng có nguy cơ xảy ra với những người thừa cân, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích… 
  • Do các bệnh lý về cột sống khác như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống hoặc viêm đốt sống đĩa đệm…

2. Dấu hiệu của gai cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng chính của bệnh. Tùy vào mức độ, mà người bệnh có thể đau liên tục hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện các cơn đau dữ dội. Triệu chứng đau thắt lưng thường có các tính chất như sau:

  • Cơn đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hoặc lan rộng xuống háng hoặc chân.
  • Cơn đau kéo dài liên tục đến 6 tuần.
  • Cơn đau sẽ tăng dần theo vận động của cơ thể như khom người, nhấc vật nặng, xoay cột sống hoặc giữ cơ thể ở một tư thế bất lợi như ngồi lâu, đứng lâu.
dấu hiệu gai cột sống thắt lưng
Đau thắt lưng có thể là dấu hiệu gai cột sống lưng

Nếu không tích cực điều trị, bệnh gai cột sống lưng có thể gây chèn ép lên dây thần kinh, đặc biệt là khi gai xương xuất hiện ở mặt sau và chèn ép sâu vào rễ thần kinh sẽ khiến người bệnh có nguy cơ suy giảm hoàn toàn chức năng vận động của cả hai chi dưới. Do đó, bệnh nhân hãy nhanh chóng gặp các bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy những dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Gai cột sống thắt lưng có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử các triệu chứng, khám sức khỏe và xét nghiệm.

Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh gai cột sống thắt lưng có thể kể đến như:

Chụp X-quang: Phương pháp giúp xác định vị trí của gai đốt sống, tình trạng và mức độ chấn thương ở xương.

Điện cơ đồ (EMG): Xác định mức độ chấn thương của dây thần kinh cột sống qua việc đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận cơ thể như tay, chân.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm kiểm tra rễ dây thần kinh có bị chèn ép không và đĩa đệm có tổn thương hay không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp các bác sĩ nhận biết sự thay đổi trong cấu trúc của xương và mức độ chèn ép dây thần kinh thông qua những hình ảnh chi tiết.

Xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ bệnh lý đau cột sống do nguyên nhân khác.

4. Các biện pháp điều trị gai cột sống thắt lưng

4.1. Nghỉ ngơi

Khi xuất hiện cảm giác đau thắt lưng, nhức mỏi, người bệnh nên nghỉ ngơi và thư giãn. Cần lưu ý không nên nằm quá lâu vì dễ khiến cho máu huyết kém lưu thông. Song song đó, bệnh nhân nên tập thêm các bài tập chữa gai cột sống thắt lưng tại nhà để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên, phương pháp chữa gai cột sống này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Đặc biệt, khi muốn tập các bài tập chữa gai cột sống, người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng các động tác được hướng dẫn để tránh gây tổn thương cột sống, khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

4.2. Chườm nóng/lạnh

Để giảm các cơn đau gai cột sống, người bệnh có thể thực hiện phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh tại nhà. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị nước ấm hoặc đá bọc qua một lớp khăn rồi đem chườm trực tiếp lên khu vực đau nhức. Lưu ý, để tránh gây bỏng nhiệt hoặc mất tác dụng khi thực hiện, nhiệt độ khi chườm không nên để quá nóng hoặc quá lạnh.

4.3. Thuốc Tây y

Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, nhóm Corticoid, nhóm Vitamin B (B1, B2, B6…) có thể được bác sĩ chỉ định để làm giảm các triệu chứng đau, tê bì chân tay, khó chịu… do gai cột sống thắt lưng.

Sau khi sử dụng thuốc, các cơn đau nhức sẽ thuyên giảm nhanh nhưng không loại bỏ được các gai sốt sống. Do đó, các cơn đau có thể tái phát nhiều lần. Ngoài ra, cần lưu ý, lạm dụng thuốc quá thường xuyên, tự ý sử dụng hoặc tự tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể gây hại cho gan, thận và dạ dày.

4.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ gai xương là phương pháp được nhiều người nghĩ đến. Nhưng liệu pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh quá nặng, gai chèn ép vào tủy, dây thần kinh, làm hẹp ống tủy… Lúc này, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để tránh biến chứng hoặc phục hồi chức năng vận động.

Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp này cần thận trọng bởi tình trạng bệnh có thể xấu hơn nếu như cơ thể người bệnh không thích ứng với các dị vật lắp ghép; thời gian hồi phục khá lâu; nguy cơ nhiễm trùng cao. Hơn nữa, việc phẫu thuật khó mà điều trị tận gốc bệnh bởi sự hình thành gai xương là quá trình đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm. Vì vậy, sau một khoảng thời gian nguy cơ gai xương có thể tái phát, xuất hiện lại đúng vị trí đó là rất cao.

4.5. Phương pháp điều trị gai cột sống không dùng thuốc hay phẫu thuật

Hầu hết, nguyên nhân hình thành gai xương là do thoái hoá cột sống. Nếu không tác động trực tiếp vào nguyên nhân đó thì khi cắt bỏ gai này, vẫn có những chồi xương khác mọc ra. Vì vậy, chỉ cần chữa được thoái hoá cột sống thì các gai xương sẽ tự nhiên mất đi.

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu để chữa trị dứt điểm các cơn đau do gai cột sống mà không dùng thuốc, không phẫu thuật. Đây là những liệu pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến thoái hoá cột sống, được các bệnh viện ở Hoa kỳ và các nước phát triển áp dụng.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả của tiến trình điều trị, bệnh nhân gai cột sống thắt lưng được kết hợp điều trị với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV, thiết bị giảm áp Vertetrac…

điều trị đau cột sống thắt lưng bằng DTS
Người bệnh đau cột sống thắt lưng đang được điều trị bằng máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS

Để điều trị các đơn đau nhức do gai cột sống thắt lưng gây ra hiệu quả, người bệnh nên thăm khám sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Kết hợp với đó là cần từ bỏ những thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe và thay đổi sang một lối sống khoa học với những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bệnh nhân gai cột sống lưng nên kiêng gì?

Hiện nay, gai cột sống lưng là bệnh lý dễ mắc phải nhưng rất khó chữa trị. Không chỉ vậy, nếu không sớm điều trị, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Ngoài việc kiên trì điều…

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục