Vôi hóa cột sống đang trở nên đáng báo động ở người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 do thói quen ít vận động và ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu không được điều trị kịp thời.
1. Vôi hóa cột sống là bệnh gì?
Bản chất của vôi hóa cột sống là sự lắng đọng canxi ở các khớp xương, gây ra tình trạng thoái hóa và hình thành các gai cột sống, khiến hạn chế cử động của các khớp xương. Vôi hóa cột sống phổ biến nhất là vôi hóa đốt sống cổ và vôi hóa đốt sống lưng. Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng ngày nay lại xuất hiện ở cả những người trẻ do thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi sai tư thế và ít luyện tập thể thao.
2. Dấu hiệu vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống có các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy cứng, khó vận động ở những vị trí bị vôi hóa. Ví dụ vôi hóa đốt sống lưng khiến người bệnh khó xoay người hay cúi người xuống.
- Các cơn đau buốt dữ dội thường xuyên xảy ra và lan ra những khu vực xung quanh.
- Tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi.
- Vôi hóa kèm theo gai cột sống khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên…
Thường xuyên chịu nhiều đau nhức, tê mỏi ở vùng cổ là triệu chứng phổ biến của căn bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Trước đây, đối tượng mắc bệnh này thường trên 40 tuổi hoặc phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng…
3. Nguyên nhân của vôi hóa đốt sống
Theo bác sĩ Wade Brackenbury chia sẻ, có 3 nhóm nguyên nhân phổ biến sau gây ra tình trạng vôi hóa cột sống:
3.1. Chấn thương
Khi xảy ra chấn thương, cơ thể sẽ phản xạ tự nhiên, tích tụ canxi để bảo vệ phần xương bị tổn thương. Về lâu dài, sự tích tụ này sẽ gây ra hiện tượng vôi hóa.
3.2. Thoái hóa cột sống
Với người lớn tuổi, tình trạng cột sống bị thoái hóa hình thành nên các gai xương cũng gây ra hiện tượng vôi hóa.
3.3. Tư thế ngồi sai
Đây là nguyên nhân khiến bệnh vôi hóa cột sống ngày càng xuất hiện phổ biến ở những người trẻ tuổi. Theo đó, nhiều người có thói quen ngồi quá nhiều, ít vận động khiến ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Qua thời gian dài sẽ dẫn đến viêm khớp, sau đó gây ra hiện tượng lắng đọng canxi và dần tiến triển thành vôi hóa cột sống.
> Xem thêm: Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa trị
4. Vôi hóa cột sống có chữa được không?
Vôi hóa cột sống hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện và điều trị sớm. Thông thường, vôi hóa đốt sống không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên mọi người nói chung cần có thói quen thăm khám sức khỏe cột sống định kỳ để tầm soát trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
5. Phương pháp chẩn đoán
Để xác định tình trạng vôi hóa của cột sống, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán thông qua cử động của khớp và chẩn đoán bằng hình ảnh:
- Bác sĩ tại ACC sẽ trực tiếp sờ nắn cột sống bằng tay để kiểm tra sự linh hoạt của các khớp xương. Khi các khớp xương bị cứng sẽ gây ra hiện tượng khó cử động, lúc này bác sĩ có thể dự đoán được tình trạng vôi hóa đang diễn ra ở các khớp xương.
- Thêm vào đó, chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang và MRI sẽ giúp bác sĩ kết luận chính xác mức độ nặng nhẹ của quá trình vôi hóa đó.
6. Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị hiệu quả
Để điều trị vôi hóa cột sống, bác sĩ có thể áp dụng:
6.1. Dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc tây hoặc thuốc nam chỉ có thể giúp giảm cơn đau tạm thời và thường tiềm ẩn nhiều rủi ro mà khoa học đã chứng minh như ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận hoặc dị ứng ngoài ý muốn.
6.2. Không dùng thuốc
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị mà các bác sĩ dùng tác động bằng tay để nắn chỉnh, đưa các đốt xương về đúng vị trí cân bằng, giúp đĩa đệm và các dây chằng theo đó được phục hồi tự nhiên.
Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đầu tiên áp dụng phương pháp này. Hơn thế nữa, các bác sĩ tại ACC còn kết hợp phương pháp Chiropractic với vật lý trị liệu, tập luyện phục hồi chức năng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho bệnh nhân. Không ít người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng về cột sống đã khỏi bệnh và có thể vận động bình thường sau khi điều trị tại đây.
Sau đây là phương pháp điều trị kết hợp tại phòng khám ACC:
7. Phòng ngừa vôi hóa cột sống như thế nào?
Vôi hóa cột sống hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những phương pháp như:
- Tránh ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.
- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh tình trạng béo phì.
- Tập luyện các môn thể thao đúng cách để giảm các tổn thương cơ xương khớp và chấn thương.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất canxi, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E, glucosamine qua thức ăn và thực phẩm chức năng. Tham khảo những thực phẩm bổ sung Canxi hiệu quả cho người cao tuổi TẠI ĐÂY.
Tại Việt Nam, Glucosamine được hiểu là một dạng thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, với những người mắc phải căn bệnh này có nên uống Glucosamine mỗi ngày không? Bài…
Trên đây là những điều cần biết về bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị. Mặc dù đây là bệnh cơ – xương – khớp vô cùng phổ biến, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và khám sức khỏe xương khớp định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cùng bác sĩ Wade Brackenbury tìm hiểu thêm về vôi hóa đốt sống trong video sau đây: