Viêm xương khớp vào ban đêm có triệu chứng gì?

bác sĩ Eric Balderree
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Eric Balderree
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm xương khớp vào ban đêm là bệnh lý không hiếm gặp nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điểm khác biệt duy nhất của bệnh là cơn đau kéo đến ngay cả khi không vận động. Trong quá trình khám và chữa bệnh, phòng khám ACC tiếp nhận khá nhiều trường hợp đi lại khó khăn, đau buốt ngay cả những lúc ngồi yên, nhất là vào ban đêm cơn đau càng tăng dần.

1. Viêm xương khớp là gì và nguyên nhân do đâu?

Viêm xương khớp là tình trạng lớp sụn bao bọc các đầu xương của khớp bị rách, vỡ hoặc hao mòn khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Viêm xương khớp thường chỉ xảy ra ở một bên khớp, các khớp có thể bị viêm: bàn tay, bàn chân, bả vai, xương hông, đầu gối, cột sống cổ.

> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân viêm quanh khớp vai và cách điều trị

Bệnh viêm xương khớp xảy ra phổ biến những người cao tuổi. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:

  • Tuổi già
  • Thừa cân, béo phì
  • Thương tích khi chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn
  • Lười vận động, ngồi lâu
  • Thường xuyên khuân vác vật nặng
  • Bệnh tiểu đường, thống phong, suy tuyến giáp
  • Dị tật di truyền trong sụn khớp.

2. Viêm xương khớp vào ban đêm biểu hiện như thế nào?

Càng lớn tuổi, mọi người càng than phiền chứng đau xương khớp vào ban đêm, với các triệu chứng:

Đau khớp: Vùng khớp bị viêm gây nên cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội, đôi khi nhức nhối khó chịu, thể hiện rõ rệt mỗi khi cử động, co duỗi, xoay khớp. Về sau, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn, thậm chí ngay cả lúc nghỉ ngơi, trước khi đi ngủ. Do đó người bệnh thường rơi vào tình trạng khó ngủ về đêm.

Cứng khớp: Cấu trúc khớp bị viêm đồng nghĩa với việc các cử động của khớp cũng bị hạn chế. Khi đó, hệ thống dây chằng, sụn có thể xơ dính, gây cứng khớp (thường gặp nhất ở khớp gối), làm khớp không thể gập hoặc vận động bình thường.

> Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng cứng khớp gối

Sưng tấy: Về đêm, nhiều người sẽ nhận thấy vùng quanh khớp trở nên sưng tấy, ửng đỏ, có cảm giác ấm khi chạm vào, kèm theo đau nhức khó chịu.

Viêm xương khớp vào ban đêm
Tại vị trí khớp bị viêm có dấu hiệu sưng tấy, ửng đỏ, sờ vào có cảm giác đau nhức

Tiếng kêu từ khớp: Sụn khớp bị bào mòn dần, dịch khớp giảm hẳn đi nên khi cử động, hai đầu xương va chạm vào nhau, phát ra âm thanh lạo xạo hoặc lộp cộp.

Biến dạng khớp: Đây là một trong những dấu hiệu nặng nhất, thường gặp ở những người viêm khớp lâu năm. Khi đó, cấu trúc khớp không còn vững chắc nữa, có thể bị dính hoặc sụp. Đối với khớp gối, người bệnh có thể thấy rõ hình ảnh biến dạng bên trong khớp thông qua hình ảnh chẩn đoán bằng các phương pháp chuyên khoa. Đối với các khớp có kích thước nhỏ hơn như khớp ngón tay hoặc bàn tay, người bệnh dễ dàng nhận ra sự biến dạng này.

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối có dấu hiệu nhận biết sớm là các cơn đau nhức kèm theo cứng khớp mỗi khi ngủ dậy hay khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên điều này lại bị nhiều người xem nhẹ và bỏ qua dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 1. Viêm…

Vận động khó khăn: Cơn đau và viêm ngày càng nặng khiến người bệnh sợ vận động. Đặc biệt nếu gặp tổn thương ở khớp gối, khớp háng hoặc khớp hông càng ảnh hưởng đến việc di chuyển. Các cơ quanh khớp từ đó cũng yếu dần đi, về lâu dài có thể dẫn đến teo cơ, đe dọa trực tiếp đến khả năng vận động.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, bắt đầu sưng tấy và xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường khác, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

3. Điều trị viêm xương khớp bằng phương pháp mới

Mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc vào ban đêm, cơn đau nhức lại hành hạ người bệnh. Có không ít người vì muốn giảm đau nhanh chóng nên đã tùy ý sử dụng thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kết quả là cơn đau chỉ giảm tạm thời, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát bệnh ở mức độ nặng hơn. Nếu bệnh chuyển sang biến chứng nguy hiểm, trường hợp xấu nhất có thể sẽ phải cần phẫu thuật thay khớp. Tuy nhiên phương pháp này lại mang nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bong khớp gối hoặc hoại tử da… có thể dẫn đến hậu quả là bệnh nhân không vận động được.

Bài viết tham khảo:
> Cách điều trị và phòng ngừa viêm xương khớp khi thời tiết
> Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp
> Rủi ro phẫu thuật thay khớp gối không phải ai cũng biết

Y học hiện đại ngày nay luôn hướng đến việc điều trị không dùng thuốc hay phẫu thuật, nhằm giải quyết tận gốc cơn đau, ngăn ngừa tái phát lâu dài. Tại Việt Nam, có nhiều người cao tuổi và người trẻ từng mắc chứng viêm xương khớp vào ban đêm đã khỏi hẳn bệnh sau khi trải qua liệu trình chữa trị bảo tồn tại Phòng khám ACC.

điều trị viêm xương khớp
Viêm xương khớp được điều trị bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống

Đối với căn bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa ACC đã áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) kết hợp vật lý trị liệu bằng laser cường độ cao thế hệ thứ IV thâm nhập sâu và khu vực mô tổn thương bên trong cơ thể người, sóng xung kích Shockwave nhằm giảm co thắt cơ làm tăng lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến vùng điều trị, chỉnh hình các vấn đề về bàn chân (trường hợp viêm khớp bàn chân, viêm khớp gối). Đặc biệt liệu trình còn kết hợp các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng được thiết kế riêng biệt nhằm tăng sức mạnh cơ bắp, tăng tầm cử động khớp, giảm đau hiệu quả.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Khi nào cần áp dụng?

Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…

Người bệnh cũng cần lưu ý kiên trì theo dõi quá trình điều trị, nếu thấy có những chuyển biến tích cực, tuyệt đối không được dừng liệu trình mà phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục