Viêm khớp ngón chân: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm khớp ngón chân thường khởi phát với cơn đau khó chịu kèm nhiều biểu hiện khác. Việc thăm khám và điều trị sớm rất cần thiết để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hiểu được điều này, trong bài viết sau ACC sẽ chia sẻ đến bạn cách nhận biết và chữa trị khớp ngón chân bị viêm hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay!

1. Viêm khớp ngón chân là gì?

Ngón chân là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc đi lại và vận động hàng ngày. Đặc biệt, ngón chân phải chịu gấp đôi trọng lượng của cơ thể khi đứng hoặc di chuyển. Do đó, khi các khớp ngón chân phải vận động quá nhiều dễ dẫn đến tổn thương, trong đó viêm các khớp ngón chân là tình trạng khá thường gặp. Đây là hiện tượng sưng, viêm khớp xảy ra ở các ngón chân, nhưng thường “tấn công” ngón chân cái nhất.

mẹo chữa sưng khớp ngón chân

Tình trạng viêm, sưng và đau nhức có thể xuất hiện ở các ngón chân hoặc chỉ ngón chân cái.

2. Tổng hợp 7 dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp ngón chân

Để nhận biết tình trạng khớp ngon chân bị viêm, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức khớp ngón chân: Khi khớp ngón chân bị viêm, biểu hiện dễ nhận biết nhất là cảm giác đau nhức các ngón chân hoặc chỉ ở ngón cái. Cơn đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh cử động hay di chuyển.
  • Sưng khớp ngón chân: Khi khớp bị viêm sẽ kèm theo hiện tượng sưng ở ngón chân – trạng thái ngón chân chuyển sang màu hồng đỏ, nóng ran khi chạm vào. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh ngồi hoặc nằm lâu.
  • Nóng ran ở bàn chân: Tình trạng viêm khiến cơ thể vận chuyển nhiều máu tới bàn chân hơn bình thường. Do đó, người bệnh sẽ cảm nhận được cả bàn chân đều nóng ran, rất khó chịu.
  • Cứng khớp ngón chân: Tình trạng viêm ở khớp ngón chân có thể làm mòn dần các sụn khớp, đồng thời gây viêm mô và tổn thương dịch khớp. Lúc này, khớp ở ngón chân sẽ cứng, tê bì và kém linh hoạt, từ đó mất khả năng gập hoặc duỗi như bình thường.
  • Khớp kêu răng rắc khi vận động: Hiện tượng viêm khiến sụn bị bào mòn, làm khớp xương cọ sát với nhau nhiều, đặc biệt là khi vận động. Do đó, thi thoảng người bệnh sẽ nghe tiếng răng rắc phát ra ở các ngón chân.
  • Biến dạng khớp ngón chân: Khi viêm nhiễm khớp ngón chân kéo dài sẽ khiến sụn, xương dưới sụn và mô quanh khớp bị tổn thương nặng. Điều này dẫn đến biến dạng ngón chân bất thường như cong vẹo, lồi khớp,…
  • Cử động khớp ngón chân khó khăn: Khớp ngón chân bị sưng viêm quá mức sẽ không còn khả năng uốn cong nên việc cử động trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, ngón chân bị viêm cũng mất khả năng chống đỡ toàn bộ cơ thể, khiến người bệnh khó đứng dậy và đi lại.

>> Tìm hiểu ngay: Những dấu hiệu đau nhức xương khớp bàn chân sẽ cảnh báo cho bạn biết dấu hiệu của bệnh nào

3. Nguyên nhân gây viêm khớp ngón chân

Khớp ngón chân bị sưng viêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

3.1 Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một dạng rối loạn mạn tính, gây tổn thương sụn và những mô quanh khớp vùng gối, lưng, hông và cả ngón chân. Theo đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khớp ngón chân khi vận động hoặc sau khi vận động. Cơn đau diễn ra âm ỉ, giảm dần và biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi.

3.2 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn có tác động đến các khớp xương nhỏ, trong đó có khớp ngón chân. Các tổn thương của viêm khớp dạng thấp sẽ tác động đến màng hoạt dịch khớp, khiến cho ngón chân bị sưng và đau.

3.3 Bệnh Gout

Bệnh Gout là một trong những dạng viêm khớp phổ biến khởi phát do lượng axit uric trong máu tăng cao quá mức. Khi axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ hình thành các tinh thể muối sắc nhọn chọc vào khớp và phần mô mềm xung quanh ngón chân. Điều này gây ra tình trạng sưng đau nghiêm trọng ở các khớp ngón chân.

bị sưng khớp ngón chân

Khớp ngón chân sưng to, đau nhức là một trong những dấu hiệu của bệnh Gout.

3.4 Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Bệnh lý này bắt nguồn từ tổn thương da như phát ban đỏ, có vảy tại khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn tay và bàn chân của người bệnh. Theo đó, tình trạng đau, cứng và sưng khớp ngón chân là các triệu chứng điển hình của bệnh.

3.5 Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng khớp bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn thông qua các vết thương hở hoặc phẫu thuật. Thông thường, bệnh xảy ra ở khớp hông và khớp gối, nhưng có trường hợp ảnh hưởng tới các khớp ngón chân gây sưng viêm, đau nhức.

3.6 Viêm khớp ngón chân do chấn thương

Khi bị chấn thương như gãy xương ngón chân, bong gân ngón chân, trật khớp,… lúc chơi thể thao, làm việc việc,… cũng là nguyên nhân gây ra viêm sưng khớp ngón chân. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến các ngón chân mất khả năng cử động.

>> Tìm hiểu ngay: Làm thế nào để phân biệt bong gân và trật khớp?

3.7 Ngón chân hình búa

Đây là tình trạng mất cân bằng giữa cơ và dây chằng xung quanh khớp ngón chân, khiến khớp ngón chân giữa bị cong. Tình trạng này ảnh hưởng đến khớp ngón chân gần vị trí tổn thương, gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức rất khó chịu.

cách chữa sưng khớp ngón chân

Tình trạng ngón chân hình búa khiến người bệnh bị đau nhức, sưng viêm các khớp ngón chân.

3.8. U dây thần kinh Morton

U dây thần kinh Morton là tình trạng phì đại dây thần kinh của bàn chân, thường gặp nhất ở vị trí giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Bệnh khiến các mô xung quanh ngón chân dày lên, gây ra cảm giác đau nhức, sưng viêm hay có dị vật trong ngón chân.

3.9 Yếu tố nguy cơ khiến khớp ngón chân bị viêm

Ngoài ra, khớp ngón chân bị viêm còn có thể liên quan đến những tình trạng sau:

  • Thừa cân, béo phì: Sức nặng của cơ thể sẽ gây áp lực trực tiếp lên các xương khớp bàn chân và ngón chân. Điều này sẽ dẫn đến các tổn thương khiến khớp sưng viêm, đau nhức.
  • Thói quen ít vận động: Lười vận động, nằm và ngồi nhiều là những nguyên nhân khiến dịch khớp, sụn khớp bị rối loạn. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm tổn thương các khớp xương ngón chân.

4. Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không?

Các biểu hiện viêm các khớp ngón chân như đau nhức, sưng khớp, cứng khớp,… ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan. Vì nếu để kéo dài không điều trị có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

5.  Các phương pháp chẩn đoán viêm các khớp ngón chân

Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp tình trạng viêm, đau khớp ngón chân của người bệnh, đồng thời tìm hiểu về tiền sử bệnh dựa vào các phương pháp sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành kiểm tra những biểu hiện bên ngoài, khả năng cử động ngón chân, mức độ đau, vùng bị ảnh hưởng từ cơn đau, tiền sử bệnh lý,… Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp các thông tin như thời gian triệu chứng xuất hiện, mức độ đau, sức khỏe có điểm gì bất thường,…
  • Xét nghiệm dịch khớp: Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu, dịch khớp để xác định bệnh có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn hay gout.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp X-quang, MRI hoặc CT scan nhằm xác định cụ thể thành phần nào trong khớp ngón chân bị tổn thương. Đồng thời, thông qua hình ảnh bác sĩ có thể xác định mức độ tổn thương của sụn, xương dưới sụn, hệ thống mô mềm ở ngón chân.

viêm khớp ngón chân

Với kết quả kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm, hình ảnh chụp khớp, bác sĩ chẩn đoán mức độ viêm và đưa ra cách chữa sưng khớp ngón chân phù hợp.

6. Cách điều trị bệnh viêm khớp ngón chân

Dưới đây là các cách giúp giảm sưng đau khớp ngón chân mà bạn có thể tham khảo:

6.1 Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp điều nhiệt trị liệu có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm sưng viêm giúp các ngón chân cảm thấy thoải mái hơn. Để thực hiện cách này, bạn tham khảo hướng dẫn sau:

  • Chườm nóng: Sử dụng khăn bông mềm ngâm trong nước có nhiệt độ 40 – 50 độ C, vắt khô và chườm lên ngón chân bị đau. Sau 5 phút thì bạn thay khăn một lần và 15 – 20 phút/lần.
  • Chườm lạnh: Dùng túi gel chuyên dụng, túi nước đá, khăn ấm (để trong tủ lạnh 15 phút) đặt tại ngón chân bị viêm trong 20 phút. Sau 4 – 6 giờ thì bạn lặp lại phương pháp 1 lần và duy trì thực hiện trong 2 – 3 ngày.

>> Dành cho bạn: Tổng hợp những cách giảm đau xương khớp hiệu quả không cần dùng thuốc

6.2 Điều trị bằng thuốc uống 

Trường hợp viêm nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để giảm đau, sưng khớp ngón chân. Một số loại thuốc có thể hỗ trợ khớp ngón chân giảm sưng đau như Paracetamol giảm đau, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac…

Nếu viêm các khớp ngón chân do bệnh gout, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp điều trị bệnh như là NSAID, Corticosteroid, Colchicine, Zyloprim (allopurinol), Uloric (febuxostat),…

6.3 Tiêm Cortisone

Tiêm corticosteroid cũng là một cách giúp người bệnh tạm thời thoát khỏi cơn đau do viêm nhiễm khớp ngón chân gây ra. Tuy nhiên, tiêm Cortisone cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tiêm đúng liều, đúng cách để hạn chế tổn thương khớp hay tiềm ẩn các tác dụng phụ như mất ngủ, tăng đường huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng, loãng xương, suy tuyến thượng thận,… 

6.4 Sử dụng đế chỉnh hình Y khoa cá nhân hoá

Đế chỉnh hình Y khoa tại phòng khám ACC được chế tạo từ công nghệ Cad-Cam của Thụy Sĩ. Các bác sĩ của ACC có thể đo được chính xác kích thước và hình dạng bàn chân, vì không phải chân ai cũng có hình dạng và chỉ số giống nhau. Đế có công dụng giúp hỗ trợ đáng kể các triệu chứng viêm khớp ngón chân.

bệnh viêm khớp ngón chân

Luke Hamman đang giải thích cho bệnh nhân về đế chỉnh hình Y khoa cá nhân hoá cho các trường hợp bị vấn đề liên quan đến bàn chân

6.5 Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu 

Nếu viêm khớp ngón chân khởi phát do cấu trúc bàn chân sai lệch thì Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu là giải pháp điều trị tối ưu. Cả 2 phương pháp này đều có độ lành tính cao, kích thích làm lành cơn đau một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật:

  • Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Cơ chế điều trị của Chiropractic là sử dụng lực tay để nắn chỉnh và đưa cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng các chèn ép dây thần kinh ở khớp ngón chân. Đồng thời, hỗ trợ giảm sưng đau và kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Nhờ đó, cơn đau nhức ở khớp ngón chân thuyên giảm dần dần và biến mất nhanh chóng.
  • Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng: Sử dụng vận động cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm,…. để tạo tác động sâu đến các mô tổn thương, kích thích tái tạo mô tổn thương, từ đó chữa lành cơn đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.

Sở hữu 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, ACC là địa chỉ Trị liệu Thần kinh Cột sống, Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng được nhiều người tin chọn bởi:

  • Bác sĩ chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm: được đào tạo bài bản, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ hành nghề cùng kinh nghiệm điều trị dày dặn. Đồng thời, bác sĩ tư vấn trung thực và cặn kẽ các chỉ định, giúp người bệnh hiểu rõ liệu trình và phối hợp điều trị để mang lại kết quả tối ưu. 
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Bác sĩ ACC xây dựng kế hoạch điều trị cá nhân hóa theo tình trạng đau nhức, sưng viêm và sức khỏe mỗi người bệnh. Nhờ đó, mang lại kết quả điều trị tối ưu, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động nhanh hơn.
  • Trang thiết bị, máy móc hiện đại: Quá trình vật lý trị liệu tại ACC có sự hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại chuẩn quốc tế như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave, máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS,… Đồng thời, không gian tập vật lý trị liệu sạch sẽ và khang trang giúp người bệnh thoải mái luyện tập, cải thiện sức khỏe hiệu quả.
  • Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, nhân viên luôn chu đáo: Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, ACC còn có quy trình quy trình khám và chữa bệnh chuyên nghiệp, thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian chờ đợi khi điều trị. Đồng thời đội ngũ nhân viên rất tận tâm, chu đáo và chuyên nghiệp, mang đến bệnh nhân trải nghiệm điều trị bệnh thoải mái, hài lòng.
  • Tư vấn chi phí minh bạch: Khi đến ACC, bệnh nhân được tư vấn kế hoạch và chi phí cụ thể trước khi quyết định điều trị. Qua đó, người bệnh chủ động chuẩn bị tài chính, giúp quá trình chữa bệnh thuận lợi hơn.

sưng khớp ngón chân

Bác sĩ chuyên khoa ACC sử dụng Thiết bị sóng xung kích Shockwave tác động sâu vào mô, tế bào ở khu vực bàn chân và ngón chân giúp giảm đau, sưng viêm đáng kể.

>> Đặt lịch khám để được tư vấn điều trị viêm khớp ngón chân tại phòng khám ACC TẠI ĐÂY.

6.6 Phẫu thuật

Phẫu thuật khớp ngón chân chỉ áp dụng cho trường hợp viêm khớp nặng, không cải thiện dù đã điều trị bằng các phương pháp trên. Dựa vào mức độ tổn thương của khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ các gai quanh khớp hay cắt bỏ hoặc thay thế khớp phù hợp.

Tuy nhiên, cách này tồn tại nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, tổn thương các dây thần kinh xung quanh khớp,… Do đó, bạn cần chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn, máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn.

7. Cách phòng ngừa tình trạng sưng khớp ngón chân

Cùng tìm hiểu một số bí quyết giúp ngăn ngừa tình trạng viêm sưng đau khớp ngón chân xuất hiện:

  • Mang giày vừa vặn bàn chân, thoải mái, hạn chế đi giày cao gót.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi giúp nuôi dưỡng sụn khớp chắc khỏe.
  • Thường xuyên thực hiện những bài tập ngón chân để bộ phận hoạt động linh hoạt.
  • Bạn nên bỏ thói quen bẻ khớp ngón chân.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện sớm tình trạng viêm các khớp ngón chân, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Nếu mắc các bệnh lý tự miễn, người bệnh nên tuân thủ kế hoạch điều trị từ bác sĩ để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. 

>> Xem thêm: Cách phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mà bạn cần biết!

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm khớp ngón chân, từ nguyên nhân của tình trạng này cho đến các phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng ngón chân bị sưng đau kèm theo các biểu hiện cứng khớp, hạn chế hoạt động,… bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục