Viêm khớp là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp và điều trị ngay từ sớm rất quan trọng, có thể hạn chế tổn thương phá hủy khớp và ngăn ngừa nhiều biến chứng khác.
1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hay nhiều khớp như khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ… Đây là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày.
Có khoảng 100 loại viêm khớp, nhưng thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp (OA): Là loại viêm khớp phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến sụn khớp – lớp mô bao bọc các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp các đầu xương trượt lên nhau dễ dàng khi khớp chuyển động. Khi bị viêm, việc cử động khớp sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Lâu ngày, lớp sụn sẽ dần thô ráp và mỏng đi, hình thành các gai xương, làm thay đổi hình dạng khớp, thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường.
Viêm khớp dạng thấp (RA): Là bệnh lý khớp tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các khớp (vị trí tổn thương đầu tiên là màng hoạt dịch của khớp), dẫn đến đau và sưng. Nữ giới mắc viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới, trong đó phụ nữ ở độ tuổi trung niên (trên 40 tuổi) có tỷ lệ mắc cao.
2. Ai dễ bị viêm khớp?
Ai cũng có thể bị viêm khớp, kể cả trẻ em nhưng hay gặp ở các đối tượng như:
- Người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên hay do các tổn thương tích tụ theo thời gian.
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
- Người lao động nặng nhọc, ngồi lâu trong một tư thế.
- Người thừa cân, béo phì.
- Đối tượng mắc bệnh rối loạn trao đổi chất, bệnh hệ thống miễn dịch, rối loạn di truyền.
3. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớp
Khi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:
Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…
Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.
Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.
Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.
Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…
4. Nguyên nhân gây viêm khớp
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, bao gồm:
4.1. Do các nguyên nhân tại khớp
- Viêm sụn.
- Thoái hóa khớp.
- Sụn khớp bị bào mòn.
- Nhiễm khuẩn tại khớp.
4.2. Do các nguyên nhân bên ngoài
- Chấn thương khớp do tai nạn, khi chơi thể thao…
- Rối loạn chuyển hóa.
- Rối loạn chức năng miễn dịch gây ra các tổn thương tại khớp.
- Di truyền (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…).
Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…
Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc nhiều loại viêm khớp càng tăng.
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, một số ít bệnh về khớp lại phổ biến hơn ở nam, chẳng hạn như bệnh gout.
- Béo phì. Cân nặng quá mức sẽ gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống của bạn. Những người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu purine (hải sản, thịt đỏ) và rượu bia dễ dẫn đến bệnh gout.
- Thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát cũng như là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.
5. Viêm khớp có nguy hiểm không nếu chữa trị muộn?
Viêm khớp khi mới khởi phát đã gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ khó chịu. Điều này đã gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.
Đặc biệt, nếu lơ là, không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần. Lúc này, người bệnh không chỉ bị “hành hạ” bởi những cơn đau khớp, cứng khớp, giảm chức năng vận động khớp mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp. Nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt, tàn phế suốt đời.
6. Phương pháp chẩn đoán và chữa trị
Chẩn đoán và chữa trị bệnh càng sớm, khả năng hồi phục càng cao và giúp phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
6.1. Chẩn đoán bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp có thể được chẩn đoán thông qua:
- Các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để biết được họ đang gặp phải các triệu chứng gì.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm các yếu tố viêm (tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu…), xét nghiệm miễn dịch (yếu tố thấp RF, anti CCP).
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm khớp, chụp X-quang khớp, chụp CT, chụp MRI, xạ hình xương.
6.2. Các phương pháp điều trị
Điều trị viêm khớp nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, giảm thiểu tổn thương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống. Một số cách chữa bệnh viêm khớp có thể kể đến như:
Cách chữa bệnh viêm khớp bằng thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau do viêm khớp như:
- Thuốc giảm đau: Là loại thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng giảm viêm, ví dụ như Paracetamol, Tramadol…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm, bao gồm: Ibuprofen, Naproxen natri. Một số loại thuốc NSAID còn có sẵn dưới dạng gel, kem, miếng dán được chỉ định cho từng vị trí khớp cụ thể.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate, Hydroxychloroquine có thể được chỉ định để làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.
- Thuốc có tác dụng chống thoái hóa tác dụng chậm: Ví dụ điển hình là Glucosamin…
- Thuốc chứa Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, đỏ da, viêm khớp.
Dùng thuốc có thể “cắt” nhanh cơn đau, nhưng lưu ý khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc hướng dẫn của dược sĩ. Tự ý tăng liều lượng thuốc hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp tiến triển nặng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc khớp không cử động được, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro cho sức khỏe như nhiễm trùng, gây đau đớn và mất nhiều thời gian hồi phục.
Thường xuyên tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh
Đây là cách chữa viêm khớp đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà. Bằng cách thường xuyên tập luyện thể thao và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày sẽ góp phần cải thiện phần nào các cơn đau do viêm khớp.
Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể mà còn rất tốt cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập yoga… Ngoài ra, bơi cũng là môn thể thao tốt cho người viêm khớp, tuy nhiên cần tập luyện vừa sức.
Về chế độ ăn uống, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại ngũ cốc, rau củ và trái cây, cá, các loại hạt, đậu, dầu oliu. Tránh thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách giúp giảm đau xương khớp cực kỳ hiệu quả không cần sử dụng thuốc
Điều trị viêm khớp hiệu quả mà không cần dùng thuốc, phẫu thuật
Trước những tác dụng phụ của thuốc giảm đau và rủi ro khi phẫu thuật, điều trị viêm khớp bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được nhiều người lựa chọn.
Chỉ với các động tác nắn chỉnh xương khớp nhẹ nhàng sẽ giúp điều chỉnh các cấu trúc sai lệch, làm gia tăng áp lực lên khớp trở về vị trí vốn có. Nhờ đó, giải phóng tình trạng chèn ép gây đau, khôi phục lại cấu trúc khớp, tiến tới chữa dứt điểm cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Phương pháp Chiropractic hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong chữa trị các bệnh lý xương khớp ở các nước Phương Tây. Tại Việt Nam, ACC là phòng khám tiên phong ứng dụng phương pháp này và đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp.
Không chỉ vậy, ngoài Chiropractic, liệu trình điều trị tại ACC còn kết hợp các liệu trình vật lý trị liệu (sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao…) được xây dựng chuyên biệt cho từng người bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về lối sống, ăn uống, chỉ định bổ sung các chất khoáng, vitamin… để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
7. Phòng ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đừng bỏ qua một số lưu ý sau:
- Hãy duy trì cân nặng hợp lý.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Giấc ngủ kém có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức do viêm khớp và khiến cơ thể mệt mỏi.
- Đi lại cẩn thận, tránh để xảy ra chấn thương.
- Đừng quên bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, hạn chế tiếp xúc hoặc đi du lịch đến nơi nơi ẩm thấp.
- Nói không với bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Viêm khớp không chừa một ai. Chính vì vậy, đừng bao giờ chủ quan. Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ là bệnh viêm khớp, hãy chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhận biết và điều trị viêm khớp ngay từ sớm cùng Phòng khám ACC: