Viêm khớp bàn chân là vấn đề xương khớp thường gặp, phổ biến ở người lớn tuổi. Bệnh gây cảm giác đau nhức ở bàn chân khi người bệnh di chuyển, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng khớp bàn chân bị viêm trong bài viết sau.
- 1. Viêm khớp bàn chân là gì và ai dễ mắc bệnh?
- 2. Dấu hiệu nhận biết viêm khớp bàn chân sớm
- 3. Điểm danh 4 nguyên nhân khiến khớp bàn chân bị viêm
- 4. Bệnh viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
- 5. Chẩn đoán bệnh viêm sưng khớp bàn chân
- 6. Biện pháp điều trị viêm khớp bàn chân hiệu quả, an toàn
- 7. Một số lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp bàn chân
1. Viêm khớp bàn chân là gì và ai dễ mắc bệnh?
Viêm khớp bàn chân là tình trạng một hoặc nhiều khớp bàn chân bị tổn thương dẫn đến viêm, sưng, đau nhức. Bệnh xảy ra do các rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể, khiến bàn chân bị bị sưng to. Tình trạng khớp bàn chân bị viêm có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, người cao tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao vì đang ở thời kỳ lão hóa xương tự nhiên nên khớp bàn chân yếu, dễ bị sưng viêm hơn.
Viêm sưng khớp bàn chân là một bệnh lý xương khớp gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức ở một hoặc nhiều khớp.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm khớp bàn chân sớm
Tình trạng sưng viêm khớp bàn chân có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Bàn chân bị sưng, cảm thấy nóng xung quanh vị trí viêm.
- Bàn chân đau nhói, phát ra tiếng lục cục khi vận động như đứng lên, đi lại,…
- Khớp bàn chân bị cứng và gặp khó khăn khi cử động, nhất là động tác gập và duỗi mu bàn chân.
- Bàn chân bị mất sức, yếu cơ.
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu này khi ngủ dậy vào buổi sáng. Bởi lúc này bàn chân đã trải qua một thời gian dài không cử động nên các cảm giác sưng khớp, đau nhức, yếu cơ,… sẽ thể hiện rõ ràng hơn.
>> Xem thêm: Các triệu chứng đau bàn chân thường gặp
3. Điểm danh 4 nguyên nhân khiến khớp bàn chân bị viêm
Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến khớp bàn chân bị viêm:
3.1 Ảnh hưởng từ tuổi tác
Khi cơ thể bắt đầu lão hóa thì hệ xương khớp yếu đi. Kết hợp với các thói quen sinh hoạt sai cách sẽ khiến cấu trúc và mật độ xương bàn chân bị suy giảm. Lâu ngày gây ra các cơn đau nhức, sưng viêm khó chịu ở khớp chân.
3.2 Viêm khớp sau chấn thương
Khớp bàn chân bị viêm có thể do chấn thương như gãy chân, bong gân, trật khớp,… Vận động viên chuyên nghiệp hoặc người thường xuyên chơi thể thao là nhóm đối tượng dễ bị tình trạng này.
>> Tìm hiểu ngay: Cách phân biệt giữa bong gân và trật khớp
3.3 Khớp bàn chân bị viêm do bệnh lý
Sưng đau khớp ở bàn chân cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của những bệnh lý xương khớp khác nhau. Vậy chính xác viêm khớp bàn chân là bệnh gì? Dưới đây là giải đáp chi tiết:
- Thoái hóa khớp: Đây là bệnh mạn tính gây ra tình trạng nứt vỡ và bào mòn sụn khớp. Trong một số trường hợp, thoái hóa khớp có thể khiến vùng khớp bàn chân sưng viêm, đau nhức và gặp khó khăn khi vận động.
- Viêm khớp vảy nến: Là một dạng bệnh lý tự miễn, viêm khớp vảy nến gây ra các tình trạng sưng phồng ngón chân, đau nhức gân và dây chằng; đau gan bàn chân hoặc mặt gót chân. Theo thời gian, bệnh có thể làm tổn thương các khớp nhỏ quanh khu vực viêm.
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến bao hoạt dịch của khớp bàn chân, từ đó gây sưng viêm và đau nhức. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ khiến xương bị bào mòn, biến dạng khớp, thậm chí là tiềm ẩn rủi ro tàn phế, tổn thương cơ quan như tim, phổi, da,…
- Bệnh gout: Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa khi cơ thể bị dư thừa lượng acid uric. Lúc này, axit uric sẽ tích tụ tại các khớp bàn chân và gây ra các cơn đau âm ỉ, sưng viêm ở khớp ngón chân, mắt cá chân,…
- Hội chứng ống cổ chân: Bệnh xảy ra khi dây chằng thần kinh ống cổ chân bị chèn ép, khiến người bệnh bị tê bì, có cảm giác sưng viêm tại gan bàn chân hoặc mắt cá chân. Hơn nữa, người bị hội chứng này còn bị giảm khả năng gập duỗi bàn chân và các ngón chân.
>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở bàn chân
3.4 Lối sống kém lành mạnh
Người ít vận động, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu hụt canxi,… có nguy cơ bị viêm khớp ở bàn chân cao. Bởi các thói quen này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và hệ xương khớp, gây thừa cân,… từ đó dễ bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa (gout), bệnh lý tự miễn, bệnh cơ xương khớp – nguyên nhân khiến khớp bàn chân bị viêm.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít vận động,… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến khớp bàn chân bị sưng viêm.
4. Bệnh viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp vị trí bàn chân khi mới khởi phát thường có biểu hiện nhẹ, không quá rõ rệt vì vậy chưa ảnh hưởng nhiều đến cử động bàn chân và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm.
Theo thời gian, nếu không điều trị bệnh sẽ chuyển sang mạn tính với cơn đau dữ dội hơn, lúc này việc điều trị cũng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, khả năng cử động chân cũng suy giảm, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như khớp bị biến dạng, mất khả năng đi lại. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm khớp bàn chân người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
5. Chẩn đoán bệnh viêm sưng khớp bàn chân
Để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây viêm khớp ở bàn chân, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác để đánh giá khả năng vận động, mức độ sưng viêm của khớp bàn chân.
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra được các yếu tố dạng thấp, nồng độ axit uric trong máu,… Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý gây viêm khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng.
- Chụp X-quang: Kỹ thuật sử dụng các bức xạ thấp giúp kiểm tra xương và xác định những tổn thương trong khớp bàn chân như gai xương, gãy xương, hao mòn đầu xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Với hình ảnh chụp CT của xương khớp bàn chân ở nhiều góc độ, bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương tiềm ẩn có thể gây sưng viêm.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Chụp MRI sẽ tạo ra hình ảnh cắt ngang của cấu tạo xương khớp và các mô mềm xung quanh để bác sĩ xác định bệnh cũng như xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
- Siêu âm khớp: Với hình ảnh siêu âm khớp, bác sĩ sẽ phát hiện các tình trạng viêm nhiễm, tràn dịch khớp,…
6. Biện pháp điều trị viêm khớp bàn chân hiệu quả, an toàn
Điều trị bàn chân bị viêm khớp nhằm mục đích kiểm soát cơn đau, cải thiện vận động và chất lượng cuộc sống. Một số cách cải thiện tình trạng viêm khớp ở bàn chân có thể kể đến như:
6.1 Các cách giảm đau khớp bàn chân tại nhà
Nếu sưng đau khớp bàn chân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại nhà sau:
- Khi bị sưng đau khớp bàn chân, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, không vận động để giảm sưng đau và tránh ảnh hưởng đến khớp.
- Chườm đá vùng khớp cổ chân bị đau 3 – 4 lần/ ngày và 20 phút/lần để giảm cảm giác sưng đau.
- Sử dụng nẹp hoặc băng thun cố định vị trí khớp chân bị viêm. Bệnh nhân có thể sử dụng đế chỉnh hình Y khoa của ACC, được đo đạc và thiết kế riêng theo đúng thông số vòm bàn chân của từng bệnh nhân nhằm tránh tình trạng bàn chân và mắt cá chân bị uốn cong khi đứng hoặc đi bộ.
- Massage bàn chân 2 – 4 lần/ngày để giúp máu lưu thông tốt, từ đó cải thiện triệu chứng sưng viêm.
Bạn có thể duy trì massage bàn chân 2 – 4 lần/ngày để cải thiện cơn đau viêm khớp nhẹ.
6.2 Dùng thuốc trị viêm khớp bàn chân
Thuốc giảm đau giúp giảm nhanh các cơn đau và sưng ở khớp bàn chân bị viêm. Một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng như:
- NSAIDs: Nhóm thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Celecoxib, Mefenamic acid,… có tác dụng giảm viêm và đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc sai cách có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, lên cơn đau tim, đột quỵ,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ liều lượng dùng thuốc được bác sĩ hoặc dược sĩ chỉ định.
- Acetaminophen: Thuốc không chứa opioid có tác dụng giảm các cơn đau viêm khớp ở bàn chân từ thể nhẹ đến trung bình, không giúp giảm sưng như NSAIDs. Acetaminophen thường được bào chế dạng uống, nhưng cũng có loại tiêm tĩnh mạch và có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để giảm đau nhanh. Thuốc Acetaminophen khi dùng đúng cách được đánh giá khá an toàn, nhưng người có vấn đề về gan, thận nên cân nhắc trước khi dùng.
- Opioids: Chẳng hạn như Codeine, Tramadol, Morphine và Pethidine,… là nhóm thuốc được kê đơn bởi bác sĩ, có thể giảm nhanh các cơn đau khớp bàn chân từ mức độ trung bình đến nặng. Nhưng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như táo bón, suy hô hấp, ảo giác,… nên chỉ sử dụng khi có bác sĩ hướng dẫn.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau để phòng ngừa nguy hại cho sức khỏe:
- Dùng thuốc theo chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ, tuân thủ đúng liều (không tự ý tăng hoặc giảm liều dùng), đúng thời điểm (uống trước hoặc sau khi ăn theo chỉ định) và đúng thời gian điều trị (không dùng thuốc quá lâu).
- Trong thời gian uống thuốc giảm đau, người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường,… nên trao đổi rõ với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Nếu quá trình dùng thuốc xảy ra dấu hiệu bất thường, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
>> Dành cho bạn: Tác hại khôn lường của các loại thuốc đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay
6.3 Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu chữa viêm khớp bàn chân
Hiện nay, y học hiện đại đánh giá cao liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu bởi có độ lành tính cao, giúp kích thích quá trình chữa lành cơn và cải thiện khả năng vận động khớp bàn chân hiệu quả.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Bác sĩ ứng dụng các kỹ thuật nắn chỉnh đưa xương khớp bị sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu để giải phóng sự chèn ép thần kinh – nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức. Điều này giúp cầu trúc khớp bàn chân phục hồi, tình trạng sưng đau cũng dần cải thiện và biến mất.
Bác sĩ Erik W. Waardenburg đang thăm khám khớp chân cho bệnh nhân
- Vật lý trị liệu: Với các liệu pháp cơ học, ánh sáng, nhiệt, sóng âm,… sẽ hỗ trợ kích thích quá trình lành thương, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì tính linh hoạt cho khớp bàn chân, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Ứng dụng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, hơn 18 năm qua Phòng khám ACC đã giúp nhiều khách hàng thành công loại bỏ tình trạng đau nhức xương khớp và phục hồi sức khỏe, đi lại linh hoạt như bình thường. Điều trị tại ACC, không chỉ có sự chăm sóc chu đáo mà người bệnh còn an tâm bởi:
- Đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, có đầy đủ bằng cấp – chứng chỉ và am hiểu chuyên sâu về cấu tạo hệ xương khớp. Cùng kinh nghiệm được tích lũy, bác sĩ xây dựng liệu trình điều trị tối ưu, chữa lành cơn đau do viêm khớp dứt điểm.
- Mỗi khách hàng là một liệu trình điều trị chuyên biệt theo tình trạng viêm khớp và các vấn đề sức khỏe khác. Nhờ tác động đúng cách ngay từ đầu, người bệnh sẽ nhanh chóng khôi phục sức khỏe xương khớp, cải thiện khả năng vận động.
- Trải nghiệm liệu trình vật lý trị liệu hiện đại chuẩn quốc tế bởi ACC luôn chú trọng và đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Những thiết bị điền hình như tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave,…
- Luôn có bác sĩ – chuyên viên đồng hành và hướng dẫn cặn kẽ khi tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa trong suốt hành trình phục hồi sức khỏe xương khớp.
- Tư vấn trung thực với chi phí điều trị rõ ràng giúp người bệnh có thể an tâm hiệu quả chữa trị cũng như chủ động chuẩn bị tài chính.
Chương trình Vật lý trị liệu tại ACC giúp hồi phục sưng viêm khớp bàn chân một cách tối đa
>> ACC luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn chữa lành cơn đau xương khớp khó chịu. LIÊN HỆ với ACC ngay nếu bạn đang phải chịu đựng tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp bàn chân.
7. Một số lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp bàn chân
Dưới đây là những điều quan trọng người bệnh cần chú ý để cải thiện và hạn chế tình trạng khớp bàn chân sưng viêm:
7.1. Lưu ý khi điều trị bệnh
Để giảm và loại bỏ cơn đau viêm khớp ở bàn chân, người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, nhất là khi dùng thuốc để tránh tác dụng phụ do sử dụng sai cách.
- Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
- Trao đổi với bác sĩ về cách ăn uống, dùng thực phẩm chức năng tại nhà để đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Tập luyện các bài tập tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi cơn đau và các biểu hiện khác ở bàn chân. Trao đổi ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
7.2. Phòng ngừa bệnh khớp bàn chân bị viêm
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh bạn cần chú ý:
- Duy trì tư thế đúng khi vận động, tập luyện thể thao để không bị chấn thương ngoài ý muốn.
- Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng các nhóm chất, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu Canxi như trứng, sữa, cá,…
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi mang vác nặng để hạn chế tai nạn trong lao động, khiến khớp bàn chân bị chấn thương đột ngột.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý xương khớp.
>> Xem ngay: 6 Cách giúp bạn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất
Bàn chân là bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc đi đứng, chạy nhảy. Do đó khi viêm khớp bàn chân xuất hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vận động của người bệnh. Đây chính là lý do mà người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để tiến triển nặng sẽ khiến việc chữa trị phức tạp và khó khăn cũng như gây tốn kém nhiều chi phí.