Viêm gân gót chân Achilles có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Gân Achilles là bộ phận tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể như chạy, nhảy, đi bộ… nên thường xuyên chịu nhiều áp lực và rất dễ bị tổn thương. Một trong những chấn thương điển hình là viêm gân gót chân Achilles, khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy viêm gân Achilles là gì, nguy hiểm như thế nào? Cùng khám phá trong bài viết bên dưới nhé!

1. Viêm gân gót chân là gì?

Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, làm tổn thương vùng gót chân. Phần gân Achilles là nơi có khá ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót 3 – 6cm. Cấu tạo của gân gồm nhiều sợi nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây nên chấn thương gót chân.

Viêm gân Achilles được phân chia thành 2 loại:

  • Viêm điểm bám gân Achilles: Loại này tác động đến nơi thấp nhất của gân, chỗ gắn vào xương gót chân.
  • Viêm sợi gân: Xảy ra ở bất cứ vị trí nào khác với nơi bám vào xương gót của sợi gân. Loại viêm gân gót chân này thường gặp ở người trẻ tuổi hoạt động nhiều.
Viêm gân gót chân Achilles
Viêm gân gót chân Achilles là chấn thương phổ biến, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải

2. Nhận biết triệu chứng viêm gân gót chân

Viêm gân gót Achilles có những dấu hiệu như:

  • Đau, cứng dọc theo gân hoặc phần sau của gót chân vào buổi sáng.
  • Khi vận động thì cơn đau tăng lên.
  • Gân trở nên dày hơn.
  • Chồi xương, sưng nề.
  • Có tiếng nổ ở vùng gân gót chân.
  • Cơ bắp chân căng lên và khó cử động bàn chân.
Đau gót chân là bệnh gì và đâu là cách điều trị hiệu quả?

Không ít người lo lắng, không biết đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, khiến cho việc đi đứng hay sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn bình thường. 1. Nhận biết dấu…

3. Viêm gân Achilles khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy cơn đau gân gót chân không thuyên giảm, cường độ đau ngày càng dữ dội thì nên đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Lúc này bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng đau nhức, kiểm tra gót chân và có thể chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, MRI, siêu âm để đưa ra kết quả chính xác nhất.

4. Nguyên nhân gây viêm gân gót chân Achilles

Nguyên nhân dẫn đến viêm gân Achilles gồm:

Tuổi tác: Sợi gân được làm từ Collagen nên khi tuổi càng cao thì lượng Collagen sẽ suy giảm, khiến các mô liên kết với chất đàn hồi không còn được mượt mà nữa và gây ra tổn thương gân gót chân.

Chấn thương: Những chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, trượt ngã khiến vùng gân gót chân bị tác động bất ngờ và dẫn đến viêm gân Achilles.

Bệnh xương khớp: Người bị bàn chân bẹt không được phân bố lực đều ở bàn chân trong thời gian dài cũng gây nên viêm gân gót Achilles.

Trường hợp khác: Người có khớp cổ chân yếu, béo phì, rối loạn chuyển hóa, đang dùng thuốc Corticoid/Quinolones dài ngày đều có thể bị viêm gân Achilles.

14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

Mang giày cao gót dễ bị viêm gót chân achilles
Phụ nữ đi giày cao gót trong thời gian dài cũng dễ bị viêm gân gót chân Achilles

5. Viêm gân gót chân có nguy hiểm không?

Viêm gân Achilles nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đau nhiều hơn, hạn chế khả năng đi lại, gân/xương gót bị biến dạng và nguy hiểm nhất là gân Achilles bị rách hoàn toàn.

Vậy viêm gân gót chân có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Ngay khi có dấu hiệu bị viêm gân Achilles bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị nhanh chóng và kịp thời.

Xem thêm:
> Gai gót chân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
> Cách trị đau gót chân tại nhà đơn giản, hiệu quả

6. Viêm gân gót chân có chữa được không? Bao lâu thì khỏi?

“Viêm gân gót chân có chữa được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Với trường hợp bị đau gân gót chân nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị viêm gân Achilles nặng thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ và thời gian hồi phục còn tùy thuộc vào cách điều trị cũng như sự tuân thủ khi chăm sóc vết thương của bạn.

7. Cách điều trị viêm gân gót chân Achilles

Viêm gân gót Achilles có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau: 

7.1. Liệu pháp RICE

Đây là cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà gồm nghỉ ngơi, chườm đá và kê cao chân. Cụ thể, người bệnh cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động mạnh; chườm đá ở vùng bị thương từ 15 – 20 phút. Đồng thời, nên nằm kê chân cao hơn tim để máu không dồn xuống phía chân. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với tình trạng đau gân gót chân nhẹ.

7.2. Băng dán cơ Rocktape

Băng dán cơ Rocktape là sản phẩm được các vận động viên chuyên nghiệp và chuyên gia y tế tin tưởng sử dụng khi chữa trị chấn thương liên quan đến mô mềm và các cơ. Cụ thể, băng dán sẽ giúp cố định vùng gót chân, hỗ trợ giảm đau, nhức mỏi cơ, cải thiện đáng kể khả năng vận động của người bệnh. Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi phòng khám ACC.

7.3. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như thuốc không chứa Steroid hoặc thuốc chứa Corticoid có thể giúp giảm đau, sưng viêm nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và hầu hết đều gây ảnh hưởng tới dạ dày. Do đó, nếu phải điều trị viêm gân gót chân bằng thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

7.4. Phẫu thuật

Trường hợp viêm gân gót Achilles nghiêm trọng, gân bị rách hoàn toàn thì phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc. Một số cách phẫu thuật có thể kể đến như cắt bỏ cơ bụng chân; cắt lọc, sửa chữa gân và cắt lọc, chuyển gân. Thế nhưng, phẫu thuật để lại khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, vết thương lâu lành và khả năng tái phát bệnh trong tương lai.

7.5. Phương pháp điều trị kết hợp tại ACC

Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị tiên phong ứng dụng những thành tựu y tế hiện đại trong việc điều trị các bệnh về cơ – xương – khớp, nhằm mang đến phương pháp tối ưu không cần dùng đến thuốc giảm đau, không cần phải phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng viêm đau gân gót chân, các bác sĩ ACC sẽ thiết kế liệu trình điều trị riêng phù hợp với từng bệnh nhân, bao gồm:

Phương pháp điều trị đau đầu gối, đau chân tại ACC

8. Phòng ngừa tình trạng viêm gân gót chân hiệu quả

Nhằm tránh tổn thương gân gót chân Achilles, bạn nên thực hiện những điều sau khi rèn luyện cơ thể:

  • Khởi động nhẹ trước khi chơi thể thao.
  • Hạn chế sử dụng lực mạnh khi hoạt động.
  • Mang giày vừa vặn, êm ái và phù hợp với các hoạt động thể chất.
  • Tăng cường cơ bắp chân mỗi ngày để năng cao sự linh hoạt cho gót chân.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi luyện tập.

Nhìn chung, bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về viêm chân gót chân Achilles. Lưu ý rằng bạn nên hoạt động thể dục vừa phải và đến gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra các triệu chứng đau nhức ở gót chân nhé.

Bài viết liên quan: Cách phòng ngừa tình trạng đau gót chân khi chạy bộ

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục