Cứng khớp cổ tay có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Vì vậy, xác định đúng nguyên nhân khiến khớp bị tê cứng ngay từ đầu sẽ góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị như mong đợi.
Cổ tay gồm nhiều khớp nhỏ đóng vai trò gắn kết các xương cổ tay với nhau, xương cổ tay với xương cẳng tay hoặc với xương bàn tay. Phần lớn trường hợp, tình trạng đau nhức đi kèm với cứng khớp tại đây được xem là một phần hệ lụy của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng những triệu chứng khó chịu trên đôi khi còn có thể cảnh báo cho nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay? Phương pháp nào đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc chữa lành thương tổn này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Do đâu bạn bị cứng khớp cổ tay?
Khớp cổ tay bị xơ cứng, khó cử động có nhiều khả năng đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trong vài trường hợp, tình trạng này do một số bệnh lý ở khu vực cổ tay gây ra. Các yếu tố thường gặp nhất gồm:
1.1. Lười vận động
Vận động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, độ linh hoạt cho cơ và các mô mềm khác như dây chằng, gân… xung quanh cổ tay, thông qua đó hỗ trợ xương khớp tại đây hoạt động hiệu quả. Nếu tần suất hoạt động cổ tay quá ít, không chỉ khớp bị xơ cứng mà các mô mềm cũng giảm khả năng hỗ trợ đáng kể.
Điều này góp phần gia tăng áp lực lên các khớp mỗi khi cổ tay cử động. Khi đó, cường độ đau nhức và tê cứng khớp cổ tay lại càng có nguy cơ tăng dần theo thời gian.
Đôi tay liên lục hoạt động trong thời gian dài bị quá tải là nguyên nhân chính khiến các khớp bàn tay thường bị tổn thương, gây ra các cơn đau cổ tay, viêm dây chằng cổ tay khó chịu. Nếu không tiến hành điều trị, nó sẽ ảnh hưởng…
1.2. Hoạt động cổ tay quá mức
Các bài tập vận động cổ tay là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp bộ phận này duy trì sức khỏe cũng như độ linh hoạt. Tuy nhiên, lạm dụng hoạt động lại có nguy cơ gây phản tác dụng.
Theo nhiều chuyên gia, việc lặp đi lặp lại những hoạt động cần đến cổ tay như đánh máy, đan len… có thể khiến các khớp dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tình trạng sưng và cứng khớp. Đồng thời, những rễ thần kinh gần đó cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng, kéo theo các cơn đau nhức khó chịu xảy ra.
1.3. Bệnh lý về xương khớp
Hầu hết những tổn thương xương khớp ở cổ tay đều gây nên biểu hiện cứng khớp, chẳng hạn như:
Thoái hóa khớp cổ tay
Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp phát sinh khi lớp sụn khớp ở đầu xương bị suy yếu và bào mòn theo thời gian. Đầu gối là bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Tuy nhiên, thực tế tất cả các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp cổ tay, đều có khả năng bị thoái hóa.
Tìm hiểu: Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Trong trường hợp này, người bệnh sẽ thường xuyên bắt gặp triệu chứng đau và cứng khớp cổ tay, đặc biệt là vào buổi sáng sớm, sau khi ngủ dậy.
Viêm khớp dạng thấp ở cổ tay
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh tự miễn, liên quan đến tình trạng tế bào sụn khớp bị hệ miễn dịch tấn công không rõ nguyên nhân. Sự tổn thương này có thể gây đau và cứng khớp ở khu vực bị ảnh hưởng.
Tương tự tình trạng thoái hóa, viêm khớp dạng thấp cũng có khả năng xảy ra ở mọi khớp, kể cả các khớp ở cổ tay.
Do sự tương đồng giữa các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nên nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt hai bệnh trên. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, khiến kết quả cuối cùng…
Hội chứng ống cổ tay
Những người bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường hoặc viêm khớp rất dễ mắc hội chứng ống cổ tay. Bệnh liên quan đến sự chèn ép dẫn đến tổn thương ở dây thần kinh giữa, đảm nhiệm vai trò kiểm soát hoạt động của cổ tay, bàn tay và các ngón tay. Do đó, người gặp phải vấn đề sức khỏe này thường bị hạn chế hoạt động của tay, đồng thời kèm theo triệu chứng đau và tê cứng khớp.
Viêm bao hoạt dịch De Quervain
Hội chứng viêm bao hoạt dịch De Quervain liên quan đến tình trạng sưng viêm bao gân ở phần rìa ngón cái của cổ tay. Hiện nay, nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe này vẫn còn là ẩn số. Một số chuyên gia cho rằng bao gân ở cổ tay bị viêm thường liên quan đến chấn thương vật lý hoặc hoạt động với cường độ mạnh.
Hầu hết người bị viêm bao hoạt dịch De Quervain sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cử động cổ tay. Dần dần, điều này sẽ khiến các khớp tại đây trở nên tê cứng và kém linh hoạt.
2. Nên làm gì khi bị cứng khớp cổ tay?
Về lâu dài, khớp cổ tay bị cứng có thể dẫn đến thương tổn tại đây. Thậm chí, rủi ro tàn phế cũng hoàn toàn có khả năng xảy ra. Vì vậy, tìm kiếm biện pháp can thiệp ngay từ đầu là điều cần thiết.
Tùy vào nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay mà mỗi người sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Chẳng hạn như, nếu vấn đề của bạn liên quan đến thói quen vận động, hãy cân bằng lại tần suất hoạt động và nghỉ ngơi. Ngoài ra, chườm ấm cũng có tác dụng xoa dịu triệu chứng tê cứng khớp, hỗ trợ cổ tay cử động dễ dàng, thoải mái hơn.
Trong khi đó, nếu nguyên nhân khiến cổ tay bị cứng khớp là do các bệnh lý xương khớp, bệnh nhân cần sớm tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp. Với trường hợp viêm bao hoạt dịch De Quervain hoặc viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia có thể đề xuất điều trị bằng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) hoặc phẫu thuật cho những tình trạng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cứng khớp cổ tay do thoái hóa khớp hoặc hội chứng ống cổ tay, hai lựa chọn điều trị trên có thể không phải là giải pháp hữu hiệu nhất, đặc biệt khi:
- Nhóm thuốc NSAID có nhiều khả năng ảnh hưởng đến dạ dày, thận, huyết áp và thậm chí là gan nếu được dùng trong thời gian dài.
- Rủi ro phẫu thuật (nhiễm trùng, tổn thương các dây thần kinh ở cổ tay gây tê liệt…) quá lớn, đồng thời chúng vẫn có khả năng xảy ra kể cả khi ca mổ thành công.
Bởi những ảnh hưởng tiêu cực trên, hiện nay hướng chữa đau, cứng khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật đang được rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và lựa chọn.
3. Có thể chữa cứng khớp cổ tay không cần thuốc hoặc phẫu thuật không?
Về cơ bản, nguyên nhân cứng khớp cổ tay thường liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp tại đây. Thậm chí, đôi khi tình trạng này còn có khả năng gây chèn ép rễ thần kinh, kéo theo biểu hiện đau nhức khó tả phát sinh.
Để khắc phục vấn đề trên, hiện nay Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) đang là giải pháp được nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp – cột sống đánh giá cao về mặt hiệu quả cũng như tính an toàn.
Khi tiến hành liệu pháp này, bác sĩ được đào tạo bài bản và chuyên sâu sẽ thực hiện sẽ dùng tay với một lực thích hợp tác động trực tiếp đến cấu trúc xương khớp bị sai lệch và đưa chúng trở về vị trí cũ. Thông qua đó, động tác nắn chỉnh sẽ:
- Kích thích cơ chế làm lành thương tổn ở khớp cổ tay
- Giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh xung quanh
Nhờ vậy, không chỉ biểu hiện đau nhức mà cả tình trạng tê cứng khớp cổ tay cũng được loại bỏ tận gốc mà không cần thuốc hoặc phẫu thuật can thiệp.
4. Điều trị cứng khớp cổ tay bằng Chiropractic ở đâu mới tốt?
Tay nghề, kỹ thuật nắn chỉnh cũng như kinh nghiệm trong việc điều trị là những yếu tố mà bác sĩ thực hiện Chiropractic bắt buộc phải có để liệu pháp đem lại hiệu quả như mong đợi. Nhằm đáp ứng được yêu cầu trên, các chuyên gia cần tham dự và hoàn thành chương trình đào tạo Thần kinh Cột sống bài bản, chuyên sâu kéo dài 6 – 8 năm. Điều này giúp họ nắm vững cách xác định đúng vị trí cần nắn chỉnh, đồng thời làm thế nào để điều phối lực tay phù hợp, an toàn.
Tuy nhiên, hiện nay lĩnh vực trên vẫn chưa có chương trình đào tạo chính quy tại Việt Nam. Do đó, những chuyên viên tại các phòng khám, trung tâm y tế tự nhận chuyên về Trị liệu Thần kinh Cột sống không được đảm bảo về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp Chiropractic mà đôi khi, nó còn đẩy bệnh nhân vào tình thế tiền mất tật mang.
Là đơn vị chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, phòng khám ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân bị các vấn đề về cơ xương khớp, trong đó có tình trạng cứng khớp cổ tay tìm lại niềm vui cuộc sống sau hơn 15 năm hoạt động. Bên cạnh tỷ lệ chữa trị thành công cao, phòng khám ACC còn lấy được sự tin tưởng của người bệnh bằng những thế mạnh không thể bỏ qua như sau:
- Đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài đã được đào tạo bài bản, chuyên sâu về Chiropractic tại những quốc gia có nền y học phát triển như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Hàn Quốc…
- Phác đồ điều trị cứng khớp cổ tay cho từng trường hợp được xây dựng dựa theo kết quả kiểm tra sức khỏe tổng quát của bệnh nhân trước đó. Điều này không chỉ giúp người bệnh đáp ứng tốt với liệu trình được lựa chọn mà còn đảm bảo an toàn cho họ trong thời gian điều trị.
- Trang thiết bị hiện đại, tân tiến như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… hỗ trợ người bệnh rút ngắn thời gian trị liệu, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ triệu chứng đau nhức, tê cứng khớp tái phát.
- Một số thực phẩm bổ sung glucosamine, chondroitin hoặc MSM (methyl-sulfonyl-methane) được tư vấn cho người bệnh nếu cần thiết nhằm tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt của khớp cổ tay, hỗ trợ khả năng phục hồi, đồng thời ngăn chặn nguy cơ thoái hoá. Xem thêm công dụng của Glucosamin TẠI ĐÂY.
Nhìn chung, có thể thấy nguyên nhân gây cứng khớp cổ tay không chỉ là do vấn đề tuổi tác mà đôi khi, chúng còn liên quan đến thói quen sinh hoạt và một số bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Việc tìm gặp các chuyên gia uy tín ngay từ đầu có thể giúp bạn sớm phát hiện vấn đề đang diễn ra, từ đó có hướng điều trị hiệu quả phù hợp, kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: > Nhận biết triệu chứng và cách chữa trị trật khớp cổ tay > Bệnh cứng khớp nên ăn gì thì tốt? > Thói quen nguy hiểm gây ra chứng cứng khớp ngón tay