Trật xương bánh chè: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Trật xương bánh chè là chấn thương khá phổ biến, gây đau nhức, khó chịu và giảm khả năng vận động. Không chỉ vậy, nếu không điều trị sớm trật khớp xương bánh chè có thể tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân trật bánh chè đầu gối là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Trật khớp bánh chè là gì và đối tượng dễ mắc phải?

Xương bánh chè là một phần của cấu trúc khớp gối, cùng với xương đùi và xương chày. Xương nằm bọc quanh đầu gối, có nhiệm vụ liên kết cơ thẳng đùi và cơ rộng giữa. Đồng thời, bờ của xương bánh chè cũng là vị trí để gân cơ tứ đầu đùi bám vào. Khi hoạt động, xương bánh chè như điểm tựa tiếp thêm lực để vận động gấp duỗi gối được vững chắc hơn.

Trật xương bánh chè hay trật khớp bánh chè là tình trạng khớp xương bánh chè bị lệch ra khỏi rãnh của khớp gối. Khi đó, người bệnh không thể cử động cẳng chân do tình trạng xáo trộn cấu trúc khiến đầu gối bị khóa, kèm theo hệ lụy rách dây chằng gối.

Trật bánh chè là chấn thương ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là:

  • Vận động viên, đặc biệt là các môn dùng chân, bật nhảy hoặc có tính đối kháng.
  • Người thường xuyên thực hiện các động tác xoay chuyển nhanh như vũ công.
  • Đối tượng có cấu trúc cơ xương khớp lỏng lẻo, ít vững như người từng phẫu thuật thay khớp gối, ít vận động,…
  • Người thừa cân béo phì.

Phân biệt trật khớp xương bánh chè và trật khớp gối

Trật bánh chè là tình trạng xương bánh chè bị lệch khỏi rãnh ròng rọc ở khớp gối. Lúc này, sự liên kết giữa 2 xương đùi và xương chày có thể bị ảnh hưởng hoặc không.

Trong khi đó, trật khớp gối là chấn thương mà 3 xương đầu gối gồm xương đùi, xương bánh chè và xương chày bị xô lệch khỏi cấu trúc thẳng hàng. Tình trạng này có thể khiến mô mềm xung quanh đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng.

2. Các dạng trật bánh chè đầu gối

Tình trạng khớp bánh chè bị trật được chia thành 2 dạng phổ biến sau:

2.1 Cấp tính

Trật bánh chè cấp tính là tình trạng xảy ra khi đầu gối chịu lực tác động từ bên ngoài lớn hơn ngưỡng chịu đựng của cấu trúc, khiến xương bánh chè bị xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Trường hợp chấn thương này luôn gây ra cơn đau dữ dội và giảm tầm vận động khớp gối. Lúc này, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất.

trật xương bánh chè

Trật bánh chè cấp tính thường xảy ra do chấn thương trong quá trình sinh hoạt thường ngày.

2.2 Bẩm sinh

Trật xương bánh chè bẩm sinh là một dị tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có liên quan đến những hội chứng rối loạn hoặc bất thường bên trong tử cung của thai phụ. Thông thường, các kiểm tra thai kỳ khó có thể xác định thai nhi có bị trật bánh chè hay không. Tuy nhiên, sau khi sinh bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nếu trẻ bị trật bánh chè.

3. Nguyên nhân gây trật khớp xương bánh chè

Với trật bánh chè bẩm sinh, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ giai đoạn thai kỳ. Còn trường hợp khớp xương bánh chè bị trật cấp tính có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

  • Tai nạn trong sinh hoạt: Người lớn tuổi hoặc người có cấu trúc đầu gối lỏng lẻo có thể bị trật bánh chè do tai nạn trong quá trình sinh hoạt. Cụ thể, khi té ngã khi đi cầu thang, té ngã khi leo lên cao,… đầu gối có xu hướng tiếp đất và chịu lực va chạm lớn, khiến xương bánh chè bị trật. 
  • Chấn thương khi chơi thể thao, lao động: Tình trạng đầu gối chịu lực quá mức, xoay đột ngột khi vận động có thể khiến khớp bánh chè bị lệch.
  • Tai nạn giao thông: Xương bánh chè có thể bị trật khi đầu gối va chạm mạnh vào bề mặt cứng. Điển hình như trường hợp ngã từ trên xe xuống đường, người bị tông xe vào đầu gối,… 

4. Dấu hiệu bị trật xương bánh chè

Tùy theo mức độ trật khớp bánh chè mà người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu chấn thương khác nhau. Cụ thể, với trường hợp trật nhẹ (hay còn gọi là sai khớp nhẹ) bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

  • Cảm giác xương bánh chè bị lệch qua một bên.
  • Đầu gối bị cứng, sưng và đau nhói.
  • Có âm thanh lạo xạo hay ‘rắc’ trong đầu gối.
  • Cảm giác khớp đầu gối bị chặn hay bị kẹt, không vững.

Trường hợp xương bánh chè bị trật khớp hoàn toàn, bệnh nhân có thể bị:

  • Cảm thấy đầu gối có hình dáng, gập gốc bất thường.
  • Cơn đau đầu gối từ vừa đến nặng.
  • Cảm thấy một lực nẩy mạnh ở trong đầu gối.
  • Đầu gối cứng và sưng nặng.
  • Cảm giác đầu gối bị kẹt, khó khăn hoặc không thể di chuyển chân.
  • Không thể đi bộ hay đứng thẳng.

trật khớp bánh chè

Dấu hiệu trật bánh chè đầu gối thay đổi tùy theo mức độ tổn thương.

5. Trật xương bánh chè có nguy hiểm không?

Tình trạng trật bánh chè nếu không điều trị sớm sẽ gây những hệ lụy như gãy xương, sụn, thậm chí viêm khớp gối thoái hóa. Trường hợp chấn thương nặng, nếu không chữa trị kịp thời thì người bệnh phải đối mặt với những rủi ro như:

  • Lan rộng phạm vi tổn thương của mô mềm.
  • Khớp gối bị giảm biên độ hoạt động.
  • Tình trạng teo mô, chết mô xung quanh xương bánh chè.

Vậy nên, dù trật khớp bánh chè nhẹ hay nặng thì người bệnh vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

6. Chẩn đoán trật khớp xương bánh chè

Để chẩn đoán nguyên nhân trật bánh chè, bác sĩ sẽ dựa vào 2 phương pháp sau:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ quan sát hình dạng của đầu gối, kiểm tra mức độ cứng khớp, tình trạng vùng da quanh đầu gối. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các thông tin bệnh sử, nguyên nhân xương bánh chè bị trật,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhân tiến hành chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính hay chụp MRI. Kết quả hình ảnh thể hiện trực quan tình trạng xương bánh chè và tổn thương hiện có bên trong cấu trúc khớp gối. Qua đó, bác sĩ xác định nguyên nhân, tiên lượng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

7. Phương pháp điều trị trật xương bánh chè

Khi bị trật bánh chè đầu gối, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

7.1 Cách giảm đau xương bánh chè bị trật tại nhà

Trong thời gian đi đến bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp RICE để giảm đau.

  • Nghỉ ngơi (Rest): Người bệnh không nên vận động và chú trọng nghỉ ngơi để giảm đau.
  • Chườm lạnh (Ice): Sử dụng túi gel lạnh hoặc túi đá chườm lên vị trí đầu gối bị chấn thương. Cách này giúp xoa dịu cơn đau buốt và sưng đỏ ở khớp gối hiệu quả.

trật bánh chè đầu gối

Người bệnh cần chườm lạnh khớp xương bánh chè bị trật để giảm đau tạm thời.

  • Nẹp cố định (Compression): Sử dụng nẹp hoặc băng vải để cố định khớp gối cũng như dây chằng, tránh để chấn thương tiến triển nghiêm trọng.
  • Kê cao đầu gối (Elevation): Kê gối nằm bên dưới đầu gối bị trật khớp để giảm đau và sưng tạm thời.

7.2 Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp chấn thương xương bánh chè nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc aspirin nhằm giảm viêm và đau. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo đúng tần suất, liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

7.3 Phương pháp điều trị trật xương bánh chè không dùng thuốc – không phẫu thuật

Ngày nay, các bác sĩ ưu tiên những phương pháp điều trị trật khớp bánh chè không dùng thuốc, lành tính để đảm bảo an toàn cho người bệnh về lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt hiệu quả tốt, các phương pháp cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản. Đồng thời, trong phác đồ điều trị có sự hỗ trợ của thiết bị, công nghệ hiện đại.

Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí kể trên, hoạt động theo phương châm “Chữa đúng cách – Lành cơn đau”. Dựa vào tình trạng chấn thương, đội ngũ bác sĩ ACC sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT.

  • Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic giúp nắn chỉnh khớp bánh chè bị trật về đúng vị trí, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Nhờ đó, các triệu chứng khó chịu do trật khớp xương bánh chè dần thuyên giảm và biến mất một cách tự nhiên. Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài được đào tạo chuyên ngành Chiropractic chính quy, ACC mang đến người bệnh trải nghiệm nắn trật xương bánh chè hiệu quả và an toàn.
  • Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được cá nhân hóa giúp người bệnh phục hồi tầm vận động của xương bánh chè, đồng thời nâng cao sức mạnh và sự ổn định của gối. Hơn nữa, quá trình luyện tập tại ACC luôn có bác sĩ và chuyên viên được đào tạo bài bản theo dõi và hỗ trợ. Đảm bảo người bệnh tập luyện đúng động tác, nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế chấn thương.
  • ACC trang thiết bị trị liệu hiện đại, nhập khẩu chính hãng nhằm đẩy nhanh tốc độ điều trị và phục hồi của người bệnh. Điển hình như trị liệu laser thế hệ IV có tác dụng giúp chữa lành cơn đau, giảm sưng viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào. Sóng xung kích shockwave tác động đến điểm đau, mô xương bị tổn thương. Qua đó, thúc đẩy phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

nắn trật xương bánh chè

Sử dụng tia laser thể hệ IV giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị trật khớp xương bánh chè.

Bác sĩ ACC còn hướng dẫn chi tiết chế độ tập luyện, sinh hoạt và ăn uống tại nhà. Qua đó giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái đau.

>> Đăng ký đặt hẹn ngay với đội ngũ bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm tại ACC để được tư vấn và điều trị ngay hôm nay!

7.4 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật xương bánh chè được chỉ định với trường hợp chấn thương nặng hoặc có nguy cơ tái phát cao. Một số liệu pháp phẫu thuật có thể được chỉ định như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tái tạo. Tuy nhiên, giải pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, tổn thương các dây thần kinh, tác dụng phụ của thuốc gây mê, viêm khớp,… Vậy nên, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi áp dụng phương thức điều trị này.

8. Phòng ngừa trật khớp xương bánh chè như thế nào?

Để hạn chế tình trạng trật bánh chè đầu gối, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Những người có bệnh lý về khớp gối, mất vững khớp gối cần hạn chế tạo áp lực lớn lên khu vực này, nhất là hoạt động chạy, bật nhảy hoặc nâng vật nặng.
  • Vận động viên và người làm công việc cần sức mạnh chân nhiều cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ lực khi hoạt động.
  • Đảm bảo chơi thể thao đúng kỹ thuật; điều khiển xe an toàn để hạn chế chấn thương.

Nhìn chung, trật xương bánh chè khiến cơ thể người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động. Thế nhưng, nếu điều trị đúng cách kịp thời thì các triệu chứng đau nhức sẽ được kiểm soát và thuyên giảm nhanh chóng. Do đó, ngay khi bị chấn thương xương bánh chè người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chỉ dẫn hướng điều trị hiệu quả và an toàn.

>>> Xem thêm:
Các loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Chấn thương dây chằng đầu gối: cách nhận biết và chữa trị
Đau khớp gối ở người trẻ: Nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục