Trật khớp vai nguyên nhân do đâu và cách chữa trị thế nào?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Người trong độ tuổi 20 – 40 thường xuyên vận động có nguy cơ cao mắc phải tình trạng trật khớp vai. Nếu không chữa trị bệnh tận gốc và đúng cách, người bệnh phải đối mặt với cơn đau dai dẳng và gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân và cách điều trị trật khớp vai như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai là tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ khớp. Nếu bị trật nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp mất vững. Lúc này, hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương. Trên thực tế, vai thường bị trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới, trật hoàn toàn hoặc một phần.

trật khớp vai gây đau dai dẳng và hạn chế vận động
Khớp vai là khớp di động nhiều nhất trên cơ thể, thực hiện nhiều động tác cho toàn bộ hoạt động của chi trên nên rất dễ gặp chấn thương

Nhiệm vụ của khớp vai là để đảm bảo sự linh hoạt và khéo léo trong các vận động của cơ thể như: giữ thăng bằng, cầm, ném, nắm… Ngoài ra, đây cũng là vị trí khớp có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể. Vì vậy, không có gì khó chịu hơn khi các cơn đau cứ kéo dài dai dẳng và các cử động bị hạn chế.

Có thể bạn quan tâm:
> Nên làm gì khi bị giãn dây chằng bả vai?
> Hiểu rõ về giãn dây chằng để điều trị đúng cách
> Đau xương bả vai và những điều bạn cần biết

2. Các dạng trật khớp vai

Trật khớp vai được chia ra làm 3 loại dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo xương vai:

Trật khớp vai ra trước: Chỏm xương bị lật ra trước ổ chảo xương vai, có thể hướng xuống dưới hay vào trong, gồm các dạng chỏm ngoài mỏm quạ (bán trật), chỏm dưới mỏm quạ, chỏm trong mỏm quạ và chỏm dưới xương đòn. Dạng trật khớp vai ra trước này chiếm 95% trong các trường hợp bị trật khớp vai.

Trật khớp vai xuống dưới ổ chảo: Phần cánh tay bị quật ngược lên phía trên, tuy nhiên loại trật khớp vai này khá ít gặp.

Trật khớp vai ra sau: Trường hợp này là do ngã chống tay trong tư thế khép vai hoặc bị động kinh, điện giật.

các dạng trật khớp vai thường gặp
Các dạng trật khớp vai thường gặp

3. Nguyên nhân gây trật khớp vai

Chấn thương vai xảy ra khi có một lực rất mạnh tác động trực tiếp lên phía trước hoặc phần trên cùng của vai, khiến các khớp xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Một số nguyên nhân phổ biến khiến vai bị trật khớp:

Chấn thương khi chơi thể thao: Vai bị trật khớp là chấn thương thường gặp khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, những môn thể thao dễ té ngã như trượt tuyết núi cao, trượt tuyết phản lực…

Va chạm đột ngột: Vật thể nặng rơi trúng vai, va đập mạnh trong tai nạn giao thông hay tai nạn lao động dễ gây trật khớp vai.

Té ngã: Ngã chống tay, đập vai khiến vùng vai bị ảnh hưởng trực tiếp, chẳng hạn như ngã trên sàn nhà do trơn trượt, ngã từ cầu thang…

Mang vác đồ nặng: Khuân vác hay mang xách đồ đạc nặng kèm theo không đúng tư thế cũng có nguy cơ bị trật khớp vai.

Tìm hiểu biện pháp phòng tránh chấn thương thể thao ngay TẠI ĐÂY.

4. Triệu chứng trật khớp vai thường gặp

Các triệu chứng phổ biến khi vai bị trật khớp bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau, biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn, không cử động được.
  • Đau dữ dội khi cố gắng cử động khớp vai sau chấn thương.
  • Sờ vai thấy ổ khớp rỗng do chỏm xương cánh tay bật ra ngoài. Cánh tay ở một tư thế cố định, nếu đẩy tay sang một tư thế khác thì khi bỏ ra nó sẽ về lại vị trí cũ.
  • Cánh tay dạng 30 – 40 độ xoay ra ngoài.
  • Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt, cơn đau trở nên dữ dội.
  • Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ vai bị trật biến dạng, nhìn khác so với vai lành.
  • Ở vùng vai – cánh tay bị sưng, bầm tím hoặc có cảm giác tê, yếu.
  • Trật khớp vai có thể kèm theo gãy xương bả vai hay liệt thần kinh cảm giác.

5. Trật khớp vai có nguy hiểm không?

Khi tình trạng trật khớp vai không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường như:

Tổn thương thần kinh: Đặc biệt là liệt dây thần kinh mũ. Cách nhận biết liệt dây thần kinh mũ là kể cả sau khi nắn khớp vai xong cánh tay vẫn không dạng được và mất cảm giác ở vùng cơ bả vai.

Tổn thương mạch máu: Có khoảng 1% trường hợp bị trật khớp vai khiến động mạch ở nách có thể bị tắc do tổn thương lớp áo giữa và lớp áo trong. Có trường hợp bị rách thành bên do đứt gốc một nhánh bên hoặc bị co thắt.

Tổn thương chóp xoay vai: Biến chứng này chiếm 55% người bị trật khớp vai ra trước và tăng 80% với những người trên 60 tuổi, gây nên các cơn đau vai kéo dài, cử động ngoài của vai bị yếu.

Gãy xương kèm theo: Khoảng 30% bệnh nhân bị trật khớp vai gãy xương kèm theo. Gồm những biến chứng sau: vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay dạng Hill-Sachs, gãy đầu trên xương cánh tay.

Người bị trật khớp vai nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ nhanh chóng phục hồi. Thế nhưng, nếu hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương bên trong khớp vai thì có khả năng tình trạng trật khớp vai sẽ tái diễn nhiều lần.

trật khớp vai có thể gây tổn thương thần kinh
Khoảng 15% người bệnh trật khớp vai bị biến chứng tổn thương thần kinh

6. Nên làm gì khi bị trật khớp vai?

Khi phát hiện bị trật khớp vai, bạn cần có phương pháp xử lý đúng cách trước khi đến bệnh viện để đảm bảo tình trạng trật khớp vai không trở nên tồi tệ hơn.

Hạn chế cử động: Khi bị trật khớp vai, bạn nên dừng các cử động khớp vai như lắc tay, xoay khớp hay nắn khớp để không tạo áp lực lên khớp và những dây chằng, dây thần kinh, cơ, mạch máu xung quanh khớp vai không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Cố định khớp vai: Bạn dùng băng vải để quấn cố định khớp vai nhằm nâng đỡ khớp đang bị tổn thương.

Chườm đá: Bạn chườm đá lạnh lên vùng khớp vai bị trật để giảm sưng và giảm đau.

Cuối cùng khi cơn đau đã được làm dịu, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có cách điều trị phù hợp.

7. Các phương pháp điều trị trật khớp vai

Khi điều trị trật khớp vai, với trường hợp mới thì sẽ kéo nắn và băng bất động từ 2-4 tuần. Còn với trường hợp đã bị trật khớp vai trong một thời gian dài hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần thì cần phải phẫu thuật.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị khi trật khớp vai:

7.1. Nắn vai

Đây là phương pháp cho những người mới bị trật khớp vai và tình trạng trật khớp còn nhẹ. Bác sĩ sẽ thực hiện nắn vai bị thương bằng một vài thao tác để đưa xương vai về vị trí ban đầu. Hơn nữa, tùy vào mức độ sưng đau mà bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giãn cơ hay thuốc an thần phù hợp và không cần phải gây mê khi nắn khớp. Khi xương vai trở về đúng vị trí, những triệu chứng của trật khớp vai sẽ giảm đi.

7.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được thực hiện khi khớp vai hoặc dây chằng yếu, tình trạng trật khớp tái diễn nhiều lần dù đã chữa trị và phục hồi. Ngoài ra, nếu dây thần kinh hay mạch máu bị tổn thương cũng sẽ cần phải phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật trật khớp vai phổ biến hiện nay là phẫu thuật nội soi, bằng cách sử dụng những dụng cụ chuyên biệt cùng với máy quay nhỏ, đưa vào trong khớp thông qua vết mổ. Cách này giúp vết mổ nhanh lành, ít nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.

7.3. Cố định khớp

Đây là phương pháp sử dụng đai cố định để giữ cho khớp vai được ổn định trong vài tuần, thời gian đeo đai cố định này sẽ tùy vào mức độ trật khớp vai của bạn.

7.4. Thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để người bệnh bớt đau và thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

7.5. Phục hồi chức năng

Những bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi tầm vận động của khớp vai, đồng thời hồi phục cả sức mạnh và sự ổn định cho vai. Người bệnh cần phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất, tránh vận động sai cách hoặc vận động quá sức khiến cho khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Với những phương pháp trên, bạn cần phải đến những phòng khám hay bệnh viện uy tín, chất lượng tốt cùng với trình độ tay nghề của bác sĩ cao để đảm bảo việc điều trị tốt nhất và có hiệu quả lâu dài.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động, phòng khám ACC được biết đến là cơ sở y tế uy tín với phương châm chữa tận gốc các chứng đau cơ xương khớp không dùng thuốc hay phẫu thuật cùng đội ngũ bác sĩ nước ngoài.

Với trường hợp bị trật khớp vai, ACC sẽ sử dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp phục hồi cấu trúc vai. Theo đó bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh khớp bị lệch để đưa chúng trở về vị trí ban đầu, từ đó cải thiện sức mạnh vùng khớp vai, tăng cường sức mạnh của hệ thống gân cơ và dây chằng, giảm nguy cơ trật khớp tái phát về sau.

Đồng thời, đối với các trường hợp chấn thương nặng như rách gân, dây chằng, bao khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị song song với sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao nhằm đẩy nhanh quá trình làm lành, giảm đau đồng thời giúp khôi phục các mô tổn thương và rút ngắn thời gian điều trị.

Chữa trật khớp vai bằng tia Laser cường độ cao tại ACC
Bệnh nhân đau vai đang được điều trị với tia laser cường độ cao tại ACC

Ngoài ra, đối với các vận động viên bị đau vai nhưng vẫn đang trong quá trình thi đấu, bác sĩ sẽ dùng thêm băng dán cố định cơ RockTape để tạo sức ổn định cơ bắp, cho phép vận động tối đa, hỗ trợ giảm sưng viêm, bầm tím và giảm đau hiệu quả.

băng dán cơ Rocktape giúp ngăn ngừa trật khớp vai
Băng dán cơ RockTape được sử dụng để tăng khả năng vận động và ngăn ngừa chấn thương cho vận động viên trong quá trình vận động thể thao

8. Cách phòng tránh trật khớp vai hiệu quả

Theo thống kê có hơn 90% trường hợp tái diễn trật khớp vai sau lần bị trật khớp đầu tiên, hầu hết là ở những người có độ tuổi còn trẻ và hoạt động nhiều. Khi khớp vai bị trật nhiều lần, các cấu trúc sụn viền hay dây chằng bao khớp bị rách rộng hơn, dẫn đến gãy mảnh xương, khuyết xương… từ đó khiến cho khả năng vận động của vai suy giảm. Để phòng ngừa trật khớp vai, bạn có thể tham khảo những điều dưới đây.

Với người đã bị trật khớp vai cần hồi phục:

  • Thực hiện các bài tập hồi phục theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ thời gian không cử động khớp vai để việc phục hồi nhanh hơn.
  • Tập luyện vai để tăng sức mạnh và sự linh hoạt.
  • Chườm mát quanh vùng vai để giảm viêm, giảm đau.

Với những người chưa bị trật khớp vai:

  • Rèn luyện cơ thể thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của khớp và săn chắc cơ bắp.
  • Hạn chế mang vác vật nặng sai tư thế.
  • Cẩn thận hơn trong các hoạt động hàng ngày.
  • Khi thấy có dấu hiệu bị trật khớp vai, bạn cần đến gặp bác sĩ để khám và có hướng điều trị thích hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng trật khớp vai. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bạn nên khám sức khỏe xương khớp định kỳ và có cách phòng ngừa bệnh từ sớm.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục