Tràn dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Cổ tay là một bộ phận vận động thường xuyên nên rất dễ bị tổn thương bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài, điển hình như tình trạng tràn dịch khớp cổ tay mà nhiều người đã gặp phải. Bệnh này không chỉ gây đau đớn mà còn làm hạn chế hoạt động của các khớp và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Vậy tràn dịch cổ tay là gì? Cách chữa trị ra sao? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tràn dịch khớp cổ tay là gì?

Tràn dịch khớp cổ tay là sự tích tụ chất lỏng bất thường ở trong và xung quanh khớp cổ tay. Thông thường, ở trong cổ tay luôn có một lượng chất lỏng nhỏ để giúp cổ tay cử động trơn tru nhưng khi lượng chất lỏng này bị dư thừa sẽ làm cho các khớp căng lên và trông to hơn, lâu dần dẫn đến sưng viêm và đau nhức khó chịu.

Tràn dịch khớp cổ tay
Tràn dịch khớp cổ tay không quá nguy hiểm nếu được nhận biết và điều trị sớm.

2. Dấu hiệu bị tràn dịch khớp cổ tay

Tràn dịch cổ tay bao gồm các triệu chứng như sau:

Sưng viêm: Người bị tràn dịch khớp cổ tay có thể xuất hiện viêm ở khớp, làm cho cổ tay sưng tấy lên. Nếu tình trạng này kéo dài thì sưng viêm có thể lan sang bàn tay hay cẳng tay.

Vết bầm tím: Tràn dịch cổ tay có thể khiến cho các mạch máu nhỏ bị phá vỡ, làm cổ tay bị bầm tím hoặc xanh đen.

Cổ tay đỏ, nóng rát: Khi khớp cổ tay bị thương, lượng máu chảy đến vùng này tăng lên và làm người bệnh có cảm giác nóng rát.

Đau nhức: Bắt đầu là đau âm ỉ, đau nhói sau đó là đau liên tục, dữ dội hơn. Cơn đau có thể lan xuống ngón tay và khuỷu tay. Ngay cả khi chạm nhẹ hoặc ấn vào cổ tay cũng gây đau đớn.

Cứng khớp cổ tay: Sưng viêm có thể làm cho khớp cổ tay bị cứng lại và hạn chế khả năng vận động cổ tay. 

3. Nguyên nhân khiến khớp cổ tay bị tràn dịch 

Người bị tràn dịch khớp cổ tay có thể do các bệnh về xương khớp, tai nạn hoặc sử dụng khớp quá mức gây ra. Cụ thể gồm:

3.1. Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (hay còn gọi là thoái hóa khớp) khiến cho các sụn khớp bị mài mòn và trở nên yếu dần theo thời gian, từ đó dễ dẫn đến viêm sưng, đau nhức và về lâu dài thì gây nên tràn dịch khớp cổ tay.

3.2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp làm cho các khớp bị biến dạng, đau nhức và sưng cứng do bị hệ thống miễn dịch tấn công vào khớp. Theo thời gian chứng viêm khớp dạng thấp này sẽ gây áp lực lên các khớp, dây thần kinh xung quanh và dễ dẫn đến tràn dịch cổ tay.

3.3. Bệnh gút

Bệnh gút làm cho các khớp cổ tay bị đau nhức, sưng viêm, mẩn đỏ nghiêm trọng bởi vì axit uric (chất hóa học trong cơ thể) sẽ tạo nên các tinh thể và đọng lại ở các khớp xương. Sau một thời gian thì làm cho khớp cổ tay bị tràn dịch.

3.4. Nhiễm trùng khớp cổ tay

Khớp cổ tay khi bị vi khuẩn xâm nhập có thể bị nhiễm trùng. Vết nhiễm trùng này theo đường máu đi đến cổ tay, gây ra viêm khớp rồi dẫn đến tràn dịch cổ tay rất đau đớn và khó chịu. Những người cao tuổi, người có bệnh tiểu đường hoặc đã qua phẫu thuật cấy ghép nội tạng thì rất dễ bị nhiễm trùng khớp cổ tay.

3.5. Chấn thương vùng cổ tay

Những chấn thương cổ tay như gãy xương, bong gân do chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn giao thông đều có thể làm cho gân bị rách, xuất hiện viêm sưng, đau nhức và nếu những chấn thương này kéo dài thì có thể dẫn đến tràn dịch cổ tay.

Chấn thương cổ tay kéo dài gây tràn dịch
Có nhiều nguyên nhân gây nên tràn dịch khớp cổ tay, bạn cần xác định đúng để có hướng điều trị thích hợp.

 

4. Tràn dịch khớp cổ tay có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Người bị tràn dịch khớp cổ tay trong thời gian đầu thì không quá nguy hiểm và vẫn có thể khắc phục được bằng thuốc hoặc những cách chăm sóc tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn mà không có cách điều trị phù hợp thì người bệnh có thể gặp trở ngại trong sinh hoạt, thậm chí là khớp bị co cứng, có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc teo cơ, tổn hại lớn đến sức khỏe. Vì vậy, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán tràn dịch cổ tay như thế nào? 

Khi thăm khám ở những cơ sở y tế, bạn sẽ được kiểm tra và chẩn đoán bệnh qua những bước như sau:

5.1. Thăm khám tổng quát

Bác sĩ sẽ hỏi thăm tình trạng của bạn, đồng thời kiểm tra cổ tay, bàn tay, cánh tay để xem có chấn thương hay dấu hiệu gì bất thường không. Sau đó, bác sĩ ấn vào cổ tay và yêu cầu bạn thực hiện một vài chuyển động để xác định sự linh hoạt ở khớp cổ tay.

5.2. Xét nghiệm hình ảnh

Tiếp đến là các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm (dùng sóng âm), chụp X-quang/chụp CT (dùng bức xạ ion hóa) hoặc chụp MRI (dùng từ trường, sóng vô tuyến). Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả về các hình ảnh của khớp cổ tay để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tràn dịch.

5.3. Phân tích dịch khớp

Bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch khớp cổ tay để mang đi xét nghiệm. Tùy vào màu sắc, kết cấu và thành phần của dịch khớp mà biết được nguyên nhân gây nên tràn dịch cổ tay. Chẳng hạn như dịch đục (do viêm khớp dạng thấp), dịch màu vàng xanh (do nhiễm trùng), dịch vàng (do bệnh gút), dịch có máu/màu hồng (do chấn thương) hoặc dịch trong suốt (do viêm xương khớp).

Chẩn đoán hình ảnh cổ tay
Việc chẩn đoán được tiến hành qua nhiều bước nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

6. Cách chữa tràn dịch khớp cổ tay

Hiện nay, tràn dịch khớp cổ tay có thể được điều trị bằng các phương pháp:

6.1. Điều trị tại nhà

Người bị tràn dịch khớp cổ tay có thể điều trị tại nhà bằng những cách như nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, chườm đá khoảng 20 phút từ 3 – 4 lần/ngày, cố định cổ tay bằng băng nén để giảm sưng viêm và đau nhức. Lưu ý rằng cách này chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, còn nếu bệnh tình nặng hơn thì không có hiệu quả cao.

6.2. Dùng thuốc

Nếu việc điều trị tại nhà không mang lại kết quả khả quan, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng sinh, thuốc colchicine hoặc tiêm corticosteroid. Những loại thuốc này giúp làm dịu cơn đau, giảm sưng tấy nhưng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, nếu lạm dụng sẽ khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, khiến cơn đau ngày càng tăng lên.

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

6.3. Hút dịch khớp cổ tay 

Trường hợp tràn dịch cổ tay gây sưng viêm nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp cổ tay để xoa dịu cơn đau và cải thiện sự sưng tấy, bầm tím. Cụ thể bác sĩ dùng ống kim tiêm chọc vào khoang khớp rồi hút dịch ra ngoài. Thế nhưng, cách này không chỉ định cho tất cả bệnh nhân, theo đó người bị rối loạn đông máu và người bị nhiễm trùng da ở chỗ hút dịch thì không được áp dụng phương pháp này.

6.4. Phẫu thuật

Hầu hết trường hợp bị tràn dịch khớp cổ tay đều không cần phải phẫu thuật. Nếu có thì chỉ áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn nặng, nguy cơ biến chứng cao như gãy xương hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người bệnh cần trao đổi cẩn thận với bác sĩ về những nguy hiểm và lợi ích để có quyết định đúng đắn.

6.5. Điều trị bảo tồn bằng Chiropractic tại ACC

Hiện nay, phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ tay bằng Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic) nhận được nhiều đánh giá cao và được các chuyên gia khuyến khích áp dụng bởi tính chất không xâm lấn, không để lại tác dụng phụ như khi uống thuốc, phẫu thuật, hướng đến điều trị tận gốc vấn đề. Các bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản sẽ tác động lực bằng cách nắn chỉnh những sai lệch về cấu trúc – nguyên nhân gây ra tổn thương sưng, viêm.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên được cấp phép sử dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống trong điều trị các bệnh xương khớp. Tùy vào từng tình trạng bệnh tràn dịch cổ tay mà bác sĩ sẽ kết hợp nắn chỉnh với Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng để giải quyết dứt điểm cơn đau, sưng viêm, đồng thời phục hồi khả năng vận động và rút ngắn thời gian điều trị.

Cách chữa tràn dịch khớp cổ tay bằng tia laser thế hệ IV
Phương pháp chiếu tia laser thế hệ IV tại Phòng khám ACC giúp chữa lành cơn đau và giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm

7. Phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay

Để ngăn ngừa bệnh tràn dịch cổ tay và hạn chế các rủi ro nếu mắc bệnh, bạn có thể tham khảo một vài điều sau:

  • Bổ sung vitamin, canxi và khoáng chất bằng chế độ ăn uống khoa học để tăng sức mạnh khớp cổ tay.
  • Đi đứng cẩn thận, tránh bị té ngã.
  • Khi chơi thể thao thì nên mang dụng cụ bảo vệ tay hoặc hạn chế lựa chọn các môn thể thao dễ làm tổn thương khớp cổ tay.
  • Tập các bài thể dục phù hợp, vừa sức và dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.

Nhìn chung, tràn dịch khớp cổ tay sẽ không quá nghiêm trọng nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Vì thế, hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể của mình, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục