Bài viết dưới đây tổng hợp đến bạn nhiều cách trị tê bì chân tay tại nhà được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Những phương pháp này không chỉ hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng tê bì khó chịu mà còn giúp bạn tiếp tục sinh hoạt bình thường mà không bị gián đoạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các mẹo chữa tê chân tay chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, thường áp dụng cho các tình trạng nhẹ do nguyên nhân sinh lý.
- 1. Chườm nóng trị tê tay chân
- 2. Mẹo chữa tê tay chân với nước ấm
- 3. Thay đổi tư thế đúng
- 4. Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt
- 5. Thường xuyên vận động
- 6. Áp dụng các bài tập hỗ trợ chữa tê tay chân
- 7. Giảm tê bì chân tay với chế độ ăn uống đủ chất
- 8. Cách hết tê tay chân bằng xoa bóp bấm huyệt
- 9. Châm cứu
- 10. Cách trị tê tay chân tại nhà bằng thảo dược
1. Chườm nóng trị tê tay chân
Chườm nóng lên vị trí tê bì hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn các gân cơ và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó các cơ bị cứng, căng được giải phóng, cải thiện tình trạng tê bì chân tay hiệu quả.
Cùng tìm hiểu các bước trị tê tay chân với phương pháp chườm nóng sau:
- Bước 1: Chuẩn bị túi chườm nóng có nhiệt độ từ 60 – 70 độ C. Lưu ý: Trường hợp không có túi chườm ấm, bạn có thể thay thế bằng chai nhựa.
- Bước 2: Dùng túi chườm áp trực tiếp lên vùng da tay/chân thường bị tê bì trong khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 3: Thực hiện đều đặn các bước trên khoảng 2 lần/ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

2. Mẹo chữa tê tay chân với nước ấm
Ngâm chân tay trong nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm triệu chứng của các cơn đau tê bì chân tay. Đặc biệt, hơi nóng tỏa ra còn giúp kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, nới lỏng các nhóm cơ, từ đó hạn chế sự chèn ép dây thần kinh gây nên tê chân tay.
Để thực hiện mẹo chữa tê chân tay này, bạn có thể tắm bồn nước ấm để giúp tăng cường lưu thông máu toàn thân, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể đeo găng tay hoặc ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút, kết hợp với xoa bóp để tăng hiệu quả lưu thông máu.
3. Thay đổi tư thế đúng
Ngồi, nằm, đứng hoặc tập luyện sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, giảm lưu thông máu đến các chi. Từ đó dẫn đến tình trạng tê bì, đau nhức và co cứng khớp.
Do vậy, cách tốt nhất là bạn cần nhận diện sớm các tư thế xấu và chủ động điều chỉnh trong sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là những tư thế thường gặp dễ gây tê bì chân tay cùng cách khắc phục hiệu quả:
- Khi làm việc, học tập tránh ngồi một tư thế quá lâu, thay vào đó bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên để tăng cường lưu thông máu.
- Hạn chế mang giày cao gót, chỉ khi các trường hợp cần thiết.
- Khi ngồi, giữ thẳng lưng, tránh ngồi xổm hoặc bắt chéo chân để không gây nên chèn ép dây thần kinh.
- Khi ngủ, không kê tay dưới đầu, trên trán hay đè ép lên tay để tránh tê bì.
- Không cúi đầu khi sử dụng điện thoại để tránh gây áp lực lên cổ vai gáy.
- Khi gõ bàn phím, viết chữ,… không nên thực hiện liên tục trong thời gian dài, vì dễ gây mỏi tay và tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

4. Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt
Cách trị tê tay chân tại nhà tiếp theo mà bạn nên áp dụng đó là thay đổi các thói quen xấu trong sinh hoạt. Bởi các thói quen không tốt trong cuộc sống có thể là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp vấn đề về xương khớp dẫn đến tê bì chân tay. Chưa kể, việc duy trì các thói quen lành mạnh còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, huyết áp,…
Theo đó, dưới đây là một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt mà bạn cần nắm, thực hành để cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả:
- Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn vặt giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, bởi cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Thực hiện khởi động trước khi tập luyện thể thao, hạn chế chấn thương.
- Bạn nên bỏ sử dụng rượu, bia, chất kích thích. Vì việc tiêu thụ các chất này thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng xương khớp tổng thể và sớm phát hiện các bất thường.
- Hạn chế căng thẳng, duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp hệ thần kinh được thư giãn, giảm áp lực.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt chứa vitamin D và canxi giúp duy trì sức khỏe xương khớp.
5. Thường xuyên vận động
Tê bì chân tay thường xảy ra do bạn duy trì một tư thế quá lâu, do vậy mẹo chữa tê bì chân tay hiệu quả là bạn nên duy trì việc vận động thường xuyên. Đặc biệt, vận động còn là cách tốt nhất giúp bạn duy trì sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Bạn nên tập thói quen đi bộ hàng ngày giúp cơ thể, chân tay được vận động và thư giãn. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập chịu trọng lượng (chạy bộ, khiêu vũ, quần vợt, bóng đá,…) giúp xây dựng xương chắc khỏe và giảm quá trình lão hóa.
Lưu ý: Tuy vận động rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên hạn chế vận động quá sức vì có thể gây áp lực lên xương khớp, làm nghiêm trọng thêm tình trạng tê bì xương khớp. Ngoài ra, trước khi thực hiện tập luyện, bạn nên khởi động trước để tránh bị chấn thương.

6. Áp dụng các bài tập hỗ trợ chữa tê tay chân
Nếu bạn đang gặp tình trạng tê bì chân tay nhẹ, việc áp dụng các bài tập giãn cơ, giảm tê tay chân đúng cách sẽ giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả. Theo đó, việc kiên trì tập luyện giúp cơ thể sản sinh tế bào máu, thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy nuôi dưỡng tế bào, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả. Việc tập luyện còn giúp hệ thống cơ – gân – xương được thư giãn, giảm mức độ chèn ép dây thần kinh – nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.
Các bài tập như nắm tay, gập cổ tay, kéo căng cơ tay,… là những cách trị tê tay tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bài tập kéo căng cơ tay mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Bước 1: Giữ tạ trong tay, duỗi thẳng tay về phía trước đồng thời hướng lòng bàn tay úp xuống dưới.
- Bước 2: Từ từ nâng tay và uốn cong cổ tay.
- Bước 3: Lặp lại động tác ở bước 2 10 lần, sau đó đổi sang tay kia.
Một số bài tập giúp giảm tê bì chân bạn có thể áp dụng là căng bắp chân, kéo giãn cơ gân kheo, giữ thăng bằng,… Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bài tập kéo cơ gân kheo mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
- Bước 1: Ngồi trên sàn, chân trái duỗi thẳng, chân phải khoanh tròn. Lòng bàn chân phải tiếp xúc với đùi trái.
- Bước 2: Gập cả người về phía trước, rồi giữ thẳng lưng và eo, các ngón tay chạm vào mũi chân.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế gập người trong 30 giây, sau đó đổi bên chân kia. Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần mỗi hai chân.
>> Xem thêm: Cách chữa tê bì chân tay tại nhà với 9 bài tập đơn giản nhưng hiệu quả
7. Giảm tê bì chân tay với chế độ ăn uống đủ chất
Chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, vitamin D, vitamin B, vitamin C,… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ tê bì chân tay. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất và cân đối, đặc biệt bổ sung các thực phẩm như sữa, rau cải xanh, cá hồi, cá ngừ, cá thu, đậu phụ,… vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này sẽ giúp cơ thể bạn được bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin thiết yếu cho sức khỏe xương khớp và hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, vì chúng có thể gây tăng cân và làm tình trạng tê bì trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Cách hết tê tay chân bằng xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt có nguồn gốc từ y học cổ truyền, tác động trực tiếp đến các kinh mạch, điểm huyệt quan trọng trên tay chân. Nhờ đó giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy tế bào bạch huyết hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, xoa bóp bấm huyệt còn giúp đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương trong cơ thể, giảm tình trạng co cứng cơ, tứ chi linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng cách hết tê chân tay này an toàn, bạn nên tìm đến các bệnh viện y học cổ truyền uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nắm rõ các điểm huyệt trên cơ thể. Vì nếu thực hiện bấm huyệt đạo sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
9. Châm cứu
Cách hết tê tay chân tiếp theo mà bạn có thể cân nhắc đó là châm cứu. Tương tự bấm huyệt, châm cứu là phương pháp y học cổ truyền sử dụng kim châm mảnh để tác động vào huyệt đạo, giúp giảm đau, cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm tê bì chân tay.
Lưu ý, không phải bất cứ huyệt vị nào cũng có thể giúp giảm tê bì chân tay. Do vậy, để đảm bảo tìm đúng huyệt vị gây tê chân tay và an toàn cho sức khỏe, bạn nên đến các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ y học cổ truyền được đào tạo bài bản, có giấy phép hành nghề.

10. Cách trị tê tay chân tại nhà bằng thảo dược
Sử dụng thảo dược tự nhiên cũng là cách chữa tê bì chân tay tại nhà đơn giản, an toàn được nhiều người truyền tai nhau. Theo đó, bạn có thể sử dụng:
- Dùng lá lốt: Lá lốt được biết đến với khả năng chống viêm, giảm các cơn đau xương khớp mãn tính, nhờ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng tê bì chân tay. Cách trị tê tay tại nhà với lá lốt, bạn đun sôi 200g lá lốt (đã rửa sạch) với 2 lít nước. Khi nước sôi, cho ra thâu thêm 1 lít nước lạnh rồi dùng nước đó để ngâm tay hoặc chân khoảng 10 – 15 phút. Bạn nên thực hiện 1 lần/ngày, đặc biệt là trước khi ngủ.
- Đắp lá ngải cứu: Được biết lá ngải cứu có vị cay, đắng và tính ấm, có tác dụng cầm máu, khử hàn (loại bỏ hàn khí) và giảm đau. Do vậy, bạn có thể sử dụng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo. Sau đó cho 1 ít muối vào cùng lá ngải cứu xào đều lên, rồi bọc hỗn hợp này vào trong miếng vải sạch. Để hỗn hợp nguội bớt, bạn chườm lên vùng tay chân bị tê trong 10 phút.
- Sử dụng gừng tươi và muối: Trong gừng có chứa gingerol đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giảm tình trạng đau khớp. Ngoài ra, gừng còn chứa terpen, phytoestrogen có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. Để có thể sử dụng gừng trị tê tay chân, bạn có thể chuẩn bị 1 thâu nước nóng, đập dập 1 củ gừng và cho 1 ít muối vào, khuấy đều. Chờ đến khi đỡ nóng thì bạn ngâm chân tay trong 10 phút.
- Uống nước nghệ hoặc quế: Nếu nghệ chứa nhiều curcumin, thì quế cung cấp lượng lớn vitamin B, kali, những chất này đều có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm tê tay chân hiệu quả. Đối với nghệ, bạn pha 1 thìa cà phê bột nghệ với sữa nóng, thêm mật ong và uống mỗi ngày 1 lần. Với quế, bạn pha 1 thìa cà phê bột quế với nước ấm rồi uống mỗi ngày 1 lần.
Trên đây là những cách chữa tê bì chân tay tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mặc dù các biện pháp này được đánh giá là khá an toàn nhưng nó chỉ có thể hỗ trợ giảm tình trạng tê chân tay, châm chích, nhức mỏi,… trong thời gian ngắn nếu do nguyên nhân sinh lý. Với trường hợp tê bì chân tay liên quan đến các bệnh lý chèn ép rễ thần kinh dẫn đến tê bì như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp,… thì việc áp dụng mẹo kể trên không thể giải quyết triệt để.
Hơn nữa, việc chậm trễ điều trị khi mắc các bệnh lý kể trên có thể khiến tình trạng chèn ép thần kinh tiến triển nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu đã thử áp dụng cách trị tê tay chân tại nhà mà triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng hơn, bạn nên đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa về xương khớp để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Giải pháp trị tê tay chân hiệu quả tối ưu tại phòng khám ACC Với trường hợp tê bì tay chân do các bệnh lý liên quan đến cột sống và xương khớp, Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu là giải pháp giúp tối ưu giúp bạn loại bỏ tình trạng khó chịu này. Việc điều trị theo hai phương pháp này giúp giảm chèn ép dây thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu và phục hồi chức năng xương khớp một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay can thiệp xâm lấn. Theo đó, với Trị liệu Thần kinh cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh đốt sống sai lệch về đúng vị trí, giải phóng chèn ép thần kinh, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, bác sĩ sẽ kết hợp với Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động và ngăn ngừa tái phát. ![]() Tự hào là phòng khám chuyên điều trị bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, ACC đã giúp hàng nghìn khách hàng chữa lành cơn đau xương khớp, tê bì chân tay hiệu quả.
![]() >> Đánh bay nỗi lo tê bì chân tay với liệu trình điều trị chuyên sâu tại ACC – an toàn, hiệu quả, không dùng thuốc. Đặt lịch ngay để được tư vấn và chăm sóc kịp thời! |