Tê chân là biểu hiện thường gặp ở mọi lứa tuổi, có thể khiến nhiều người khó chịu và gặp khó khăn trong sinh hoạt. Theo đó, để điều trị dứt điểm tình trạng tê ở chân thì cần xác định đúng nguyên nhân. Vậy tê chân là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu tê chân là gì?
Khi bị tê chân, bạn sẽ có cảm giác bàn chân tê rần như bị kim châm hoặc kiến bò, nhiều trường hợp còn bị mất cảm giác. Tình trạng tê bì chân có thể xuất hiện ở ngón chân, bàn chân rồi lan đến các bộ phận khác như vùng bắp chân, đùi và thắt lưng.
2. Những ai thường bị tê chân?
Tình trạng chân bị tê có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng thuộc độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:
- Phụ nữ mang thai.
- Người lớn tuổi.
- Nhân viên văn phòng.
- Người phải làm công việc khuân vác nhiều.
- Tài xế lái xe đường dài.
3. Nguyên nhân bị tê chân
Nguyên nhân gây ra cảm giác tê ở chân được chia thành 3 nhóm như sau:
3.1 Do các vấn đề liên quan cơ xương khớp
Đau thần kinh tọa: Vùng lưng dưới gặp thương tổn do những chấn thương vật lý như thoái hoá cột sống hay thoát vị đĩa đệm có thể gây sức ép đè lên những rễ thần kinh xung quanh. Đau thần kinh tọa là ví dụ điển hình cho trường hợp này. Cơn đau thường sẽ bắt đầu ở khu vực thắt lưng rồi nhanh chóng lan đến hông, mông. Sau đó, cơn đau có thể lan rộng xuống đùi, cẳng chân và thậm chí là bàn chân. Lúc này, người bệnh không chỉ bị đau mà còn tê yếu chi dưới.
Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng gây chèn ép vào các rễ thần kinh. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ban đầu sẽ có triệu chứng đau lưng, khó vận động, sau đó có thể gặp tình trạng đau thần kinh tọa và tê chân (cảm giác tê biểu hiện rõ ở phần mu bàn chân, ngón chân cái khó gập duỗi).
Bệnh đa xơ cứng: Đây là bệnh rồi loại tự miễn, có khả năng vô hiệu hóa não và hệ thần kinh trung ương. Khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công lớp vỏ bảo vệ (Myelin) bao phủ các sợi thần kinh nhằm làm giảm tín hiệu truyền đạt giữa não và phần còn lại của cơ thể. Điều này khiến các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả chân thường xuyên bị tê bì.
Chấn thương: Bất kỳ tổn thương vật lý nào ở lưng, đốt sống thắt lưng, hông hay chân (bao gồm cả mắt cá, bàn chân và cẳng chân) đều có nguy cơ gây chèn ép rễ thần kinh gây cảm giác tê chân thường xuyên.
Căng cơ chân: Đôi khi, tình trạng co thắt của các thớ cơ có thể vô tình chèn ép dây thần kinh gần đó và dẫn đến biểu hiện tê yếu tại khu vực này. Căng cơ hoặc thậm chí là rách cơ có khả năng xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở chân. Phần lớn trường hợp, căng cơ chân không nghiêm trọng và dễ dàng bình phục sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi hợp lý.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đau mỏi hay tê ngứa ở chân kéo dài nhiều ngày hoặc đi chung với một số biểu hiện bất thường khác, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tránh các biến cố ngoài mong đợi.
Hội chứng cơ hình lê: Cơ hình lê hay cơ tháp là thớ cơ ở mông, gần đỉnh khớp háng nên đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Ổn định khớp háng
- Hỗ trợ động tác nâng và xoay đùi
- Góp phần giữ thăng bằng cho cơ thể
Dây thần kinh tọa chạy dài từ khu vực lưng dưới đến chân và có đi ngang qua cơ hình lê. Do đó, nếu cơ tháp gặp vấn đề, cụ thể hơn là hội chứng cơ hình lê xảy ra, dây thần kinh tọa sẽ khó tránh khỏi liên lụy. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt thêm với vấn đề đau thần kinh tọa cùng những dấu hiệu nhức mỏi và tê yếu ở chi dưới.
3.2 Do các bệnh lý khác
Thiếu máu: Đây là nguyên nhân làm bạn hay bị tê chân thường gặp ở phụ nữ mang thai những tháng cuối thai kỳ. Bởi lúc này, thai nhi phát triển gây ra sự chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh. Điều này khiến máu lưu thông kém và các bộ phận ở xa như chân bị tê bì.
Thiếu chất dinh dưỡng: Tình trạng tê bàn chân có thể xuất hiện khi cơ thể bạn bị thiếu chất dinh dưỡng như vitamin B, canxi, magie, kẽm, sắt, vitamin… Bên cạnh khiến chân bị tê, thiếu hụt chất dinh dưỡng còn có các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán nản, da khô, tóc xơ rối,…
Dấu hiệu đột quỵ: Đột quỵ là một bệnh lý liên quan đến não bộ, khiến cho các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy, gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch não. Thông thường, trước khi xảy ra cơn đột quỵ người bệnh sẽ gặp có các triệu chứng cảnh báo, trong đó có tê bàn chân.
Bệnh động mạch ngoại vi: Khi bị bệnh động mạch ngoại vi, các động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến chân. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác tê ngứa ở chân, mà còn khiến việc đi lại của người bệnh trở nên khó khăn.
Bệnh lupus: Đây là hội chứng rối loạn tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các cơ quan và mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Tình trạng này gây ra bệnh thần kinh ngoại vi với triệu chứng tê rần ở chân và tay.
3.3 Do môi trường và lối sống, thói quen hàng ngày
Do thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tê chân tay ở người già. Bởi khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh sẽ khiến máu lưu thông kém hơn bình thường. Điều này khiến tứ chi, đặc biệt là chi dưới không nhận được lượng máu cần thiết, dẫn đến tê bì.
Ngồi sai tư thế hoặc ngồi quá lâu: Sai tư thế là yếu tố hàng đầu gây tê bàn chân tạm thời. Việc duy trì tư thế ngồi không đúng sẽ vô tình tạo sức ép đè nặng lên các rễ thần kinh và mao mạch ở chi dưới. Từ đó, không chỉ dây thần kinh bị tổn thương mà lưu lượng máu đến chân cũng bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng tê cứng cũng như nhức mỏi chi dưới.
Những thói quen ngồi gây tê chân thường là:
- Ngồi bắt chéo chân
- Ngồi chồm hổm
- Ngồi chính tọa (ngồi quỳ)
Đau thắt lưng là bệnh cấp tính xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể là tình trạng mãn tính lâu năm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp và cột sống. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy…
Lạm dụng bia rượu và chất kích thích: Rượu bia và chất kích thích có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các dây thần kinh và não bộ. Nếu sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài, cơ thể sẽ khiến dây thần kinh bị tổn thương, từ đó dẫn đến triệu chứng tê nhức chân, thậm chí là mất cảm giác ở chân.
Stress và thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi và hồi phục, kết hợp với sự căng thẳng quá mức sẽ làm tổn thương dây thần kinh. Điều này dẫn đến các triệu chứng như bàn chân bị tê, các chi mất cảm giác, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
4. Tê chân có nguy hiểm không?
Hầu hết tình trạng tê ngón chân, bàn chân không nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong thời gian ngắn nên bạn không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tê ở chân mãi không dứt, kéo dài dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó, cần đi khám sớm để tránh biến chứng phức tạp.
5. Tê chân: Khi nào cần đi khám?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời nếu thuộc các tình trạng sau:
– Tê bàn chân thường xuyên, mãi không khỏi.
– Tê bàn chân không rõ nguyên nhân.
– Kèm theo các triệu chứng khác như:
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
- Tê bàn chân, lan lên đùi, hông và mặt.
- Cơ thể suy nhược, tinh thần mệt mỏi, chán nản.
- Chân tay thay đổi màu sắc.
- Mất cảm giác, dị cảm ở chân.
- Đau chân.
Căng cơ bàn chân là một bệnh lý khá phổ biến tại các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Đây là tình trạng khi phần cơ ở bàn chân căng giãn quá mức hoặc bị tổn thương, khiến hoạt động của chân bị ảnh hưởng, việc đi…
6. Các cách khắc phục tình trạng tê chân
Đứng dậy vận động (nếu do ngồi lâu): Bạn cần đứng dậy vận động để giúp máu lưu thông đến chi dưới, đồng thời giải phóng sức ép đè nặng lên dây thần kinh. Bên cạnh đó, đừng quên điều chỉnh lại tư thế ngồi.
Massage bàn chân: Việc massage xoa bóp sẽ tác động đến các kinh mạch, thúc đẩy tăng tuần hoàn máu giúp, từ đó giảm tình trạng tê bì chân. Theo đó, bạn có thể dùng dầu nóng thoa lên bàn chân rồi tiến hành xoa bóp trên xuống dưới, dưới lên trên từ 5 – 10 phút. Bạn duy trì thực hiện cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.
Chườm lạnh: Khi bị tê ở chân, bạn hãy dùng khăn sạch bọc đá rồi chườm lên bàn chân bị tê trong khoảng 15 phút. Lúc này, nhiệt độ lạnh có tác dụng giảm sưng, giảm chèn ép dây thần kinh và từ đó cải thiện tình trạng tê buốt chân hiệu quả.
Điều trị nguyên nhân gốc rễ: Nếu muốn điều trị tận gốc tình trạng tê bàn chân, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Phòng khám ACC tự hào đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau, tê bàn chân liên quan đến các bệnh cơ xương khớp – cột sống.
Tại đây có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn có 16 năm kinh nghiệm tại Việt Nam và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ điều trị – phục hồi chức năng, mang đến kết quả điều trị tê bàn chân tối ưu. Bên cạnh đó, sự tận tâm của các bác sĩ ACC còn thể hiện qua việc họ xây dựng phác đồ điều trị – phục hồi chức năng riêng cho từng bệnh nhân dựa trên thể trạng và nguyên nhân khiến chân bị tê.
- Nếu tê chân do các bệnh lý liên quan cột sống:
Với nguyên nhân bệnh lý cột sống, bác sĩ ACC chỉ định liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng để điều trị tê bàn chân. Theo đó, dựa trên nguyên lý giữ hệ thần kinh và cột sống, liệu pháp Chiropractic giúp khôi phục cấu trúc cột sống bị sai lệch về đúng vị trí ban đầu. Nhờ đó, kích hoạt quá trình giải phóng và chữa lành tổn thương ở dây thần kinh, làm cho triệu chứng tê bàn chân hoàn toàn chấm dứt.
Kết hợp cùng phương pháp Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng với hệ thống thiết bị hiện đại như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV, thiết bị giảm áp Vertetrac… Qua đó, bệnh nhân không chỉ hết tê ngứa chân mà còn khôi phục khả năng vận động trước các bệnh lý về cột sống.
- Nếu tê chân do căng cơ và tổn thương mô mềm (hội chứng cơ hình tháp):
Trong trường hợp này, bác sĩ ACC sẽ đề xuất liệu trình điều trị kết hợp các phương pháp như sau:
– Tia laser cường độ cao thế hệ IV
– Sóng xung kích Shockwave
– Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Cả ba đều có khả năng tác động sâu vào vùng mô mềm bị chấn thương, từ đó đẩy nhanh quá trình làm lành thương tổn tại đây. Người bệnh cũng có thể được chỉ định tập thêm một số bài tập vật lý trị liệu nhằm giúp chân sớm lấy lại xúc cảm như cũ.
>> Liên hệ với phòng khám ACC để được tư vấn chi tiết, điều trị tận gốc tình trạng tê bàn chân.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đề cao cảnh giác với sự hiện diện của triệu chứng tê chân. Nếu bạn nghi ngờ sự mất xúc cảm của chi dưới liên quan đến các bệnh cơ xương khớp – cột sống, đừng ngần ngại tìm đến phòng khám ACC gần nhất để được các chuyên gia tư vấn và điều trị hiệu quả, an toàn nhé.
Ngày nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và hiệu quả mang lại. Tuy nhiên, rất ít ai hiểu rõ vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là gì và khi nào…
Bài viết tham khảo: > Tê bì chân tay: Nguyên nhân và cách điều trị > Những nguy hiểm tiềm ẩn từ hiện tượng tê buốt chân tay > Tê đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì?