Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là thắc mắc chung của nhiều người. Không ít bệnh nhân cho rằng phẫu thuật có thể điều trị dứt điểm căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, có thể khiến bệnh nhân mất đi chức năng vận động suốt đời.
1. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Chịu đựng những cơn đau buốt hành hạ, ngay cả thuốc giảm đau cũng không còn tác dụng, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm tìm đến phương án phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay gồm:
Phẫu thuật ít xâm lấn: Phẫu thuật cắt đĩa đệm qua đường mổ với kích thước nhỏ 3 cm. Sau đó, cắt dây chằng vàng một bên và một phần của bản sống, nhằm lấy khối thoát vị.
Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên bản sống: Phương pháp này nhằm mục đích làm rộng ống sống, từ đó giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh, nguyên nhân gây ra những cơn đau.
Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi: Bác sĩ thực hiện rạch một đường khoảng 0,5cm để lấy nhân thoát vị ra ngoài thông qua mổ nội soi.
> Xem thêm: Video Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? trên kênh YouTube ACC
2. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ hay điều trị bảo tồn?
Theo thống kê, chỉ có khoảng 10% các ca bệnh thoát vị đĩa đệm phải mổ, khi tất cả các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Bác sĩ chuyên khoa cũng cần phải kiểm tra, thăm khám cẩn thận thông qua bệnh sử bệnh nhân, phim chụp X-Quang, MRI… rồi mới đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Ngay cả đối với những ca mổ thành công, hiệu quả của nhiều ca mổ thoát vị đĩa đệm cũng không được cao, thậm chí còn khiến bệnh nhân gặp phải những biến chứng khôn lường như:
- Nhiễm trùng
- Tổn thương thần kinh
- Thoái hóa cột sống
- Tái phát thoát vị đĩa đệm
- Biến chứng khác như xơ hóa, yếu cơ, xuất huyết trong, bại liệt, thậm chí tử vong.
Nhiều người cho rằng việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ điều trị dứt điểm được bệnh. Thế nhưng, phương pháp này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Thậm chí các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể khiến cho tình trạng càng trở nên…
Để tránh những biến chứng không mong muốn trên, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh nên cân nhắc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các biện pháp bảo tồn, an toàn, không xâm lấn, điển hình như Trị liệu Thần kinh Cột Sống (Chiropractic). Đây là phương pháp tiên tiến được nhiều chuyên gia đánh giá cao do có thể điều trị hiệu quả và tận gốc thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Với hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này, đã tự tin điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
Tùy vào mức độ và tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ cũng có thể đưa ra phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống với Vật lý trị liệu phục hồi chức năng như Trị liệu với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, Trị liệu vận động chủ động ATM2, Trị liệu bằng tia laser thế hệ IV và Sóng xung kích Shockwave…
Đặc biệt, liệu trình Trị liệu Phục Hồi Chức Năng Pneumex Pneuback tiên tiến từ Hoa Kỳ được xem là tia hy vọng mới cho các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thể nặng khi những phương pháp thông thường khác không có tác dụng.
Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Phấn – 74 tuổi, đã nhiều năm bị đau lưng, tê liệt, yếu hai chi dưới và đi lại khó khăn vì thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Do phát hiện muộn và điều trị không hiệu quả ở nhiều nơi, lâu ngày bà mất dần cảm giác, phải di chuyển bằng xe lăn. Qua tìm hiểu, người nhà đã đưa bà Phấn đến phòng khám ACC, chỉ sau thời gian ngắn, bà đã có thể đi lại bình thường và sớm tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Đây chỉ nên là lựa chọn cuối cùng khi không còn phương pháp nào khác. Có thể thấy, bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách tại địa chỉ uy tín, người bệnh vẫn có thể cải thiện sức khỏe và khả năng vận động mà không cần phẫu thuật.
Để bệnh càng lâu, càng lâu khỏi và khó điều trị. Đặt lịch ngay với phòng khám ACC để tư vấn tại đây.