David Nguyễn đã từng bị bàn chân bẹt bẩm sinh, gây đau đầu gối. Sau một thời gian đi đế giày chỉnh hình nay tật bàn chân bẹt đã hết. Hiện David đang chơi tennis cho đội Becamex Bình Dương và là tay vợt số 1 của lứa tuổi U16 Việt Nam.
Hỏi – Đáp về tật bàn chân bẹt
Hỏi: Làm thế nào để phát hiện trẻ có bị bàn chân bẹt hay không? Và nguyên nhân dẫn đến bệnh này?
Bác sĩ: Có một vài dấu hiệu mà phụ huynh có thể nhận biết xem con em mình có mắc chứng bàn chân bẹt hay không. Dễ nhận biết nhất khi quan sát từ phía sau bàn chân, cổ chân trẻ nghiêng đổ vào phía trong khi đi hay chạy. Việc biến đổi cấu trúc xương và lệch trục tại cổ chân sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của cơ thể như đầu gối, lưng, vai và cổ. Bố mẹ cũng có thể để ý dáng đi của trẻ để nhận biết, chân đi hình chữ V hoặc hai đầu gối trẻ có xu hướng chụm vào nhau khi đi bộ, hoặc dáng trẻ đi liêu xiêu không vững vàng. Ngoài ra, nếu để ý kỹ sẽ thấy vai trẻ không đều nhau, bên cao bên thấp, hoặc người nghiêng hẳn về một bên, hoặc lưng gù về phía trước.
Phần lớn trẻ bị bàn chân bẹt là do bẩm sinh. Vòm chân trẻ sẽ phát triển ở độ tuổi từ 2-3 tuổi. Nếu chân trẻ không có vòm cong sinh lý này thì có nghĩa trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt, vì thế phụ huynh nên cho con em mình tầm soát vào tầm độ tuổi này.
Bàn chân bẹt nếu không được phát hiện sớm để ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sự đi lại, vận động chạy nhảy và chơi đùa của con trẻ. Khi trẻ lớn lên sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đầu gối, thoái hóa cột sống và các bệnh cột sống khác như vẹo cột sống. Với những hậu quả kể trên thì việc điều trị kịp thời là rất cần thiết.
Hỏi: Với những ảnh hưởng nghiệm trọng như vậy, Bác sĩ có thể cho biết hiện nay mình có những cách điều trị nào?
Bác sĩ: Phác đồ điều trị tùy thuộc vào mức độ phát triển của tật này ở chân trẻ, thường thì trẻ nhỏ sẽ mau hồi phục hơn trẻ lớn khi được phát hiện sớm. Vì thế thời điểm mà phụ huynh phát hiện ra tật bàn chân bẹt để kịp thời điều trị là rất quan trọng. Khi có được chỉ số chính xác từ máy scan lòng bàn chân, trẻ sẽ được đo ni làm ra một đôi đế chỉnh hình bàn chân y khoa. Đôi đế này sẽ được đặt vào trong giày để chỉnh lại cấu trúc vòm bàn chân trẻ khi đi lại và từ đó phát triển vòm chân bình thường một cách tự nhiên. Nếu trẻ được chỉnh hình trong khoảng thời gian từ 4 – 9 tuổi thì bàn chân sẽ phát triển khỏe mạnh trước khi dậy thì. Ngoài ra, hiếm gặp hơn đối với các trường hợp nặng thì cần những lượt điều trị chuyên sâu hơn.