Thư cảm ơn của Huỳnh Mỹ Tuyết – 52 tuổi

Tôi là bệnh nhân tên Huỳnh Mỹ Tuyết, 52 tuổi, tôi bị đĩa đệm. Tôi vào khám bắt đầu từ ngày 3/9/2014. Tôi điều trị liên tục trên 20 ngày. Và tôi đã giảm được khoảng 80%, tôi đã chạy xe được và đi lại thoải mái.Nay tôi viết thư này trước hết tôi cảm ơn Bác sĩ Wade và Bác sĩ Edouard đã tận tâm điều trị. Cảm ơn Bác Tim. Cảm ơn các cháu ở khoa Vật Lý Trị Liệu như các cháu Tuyền, Hồng Vân, Nhi, Châu, Lành, Uyên,… rất dễ thương và nhỏ nhẹ đối với bệnh nhân. Khi mình đang đau mà các cháu đối với bệnh nhân nhỏ nhẹ dễ thương như dòng nước mát nhỏ lên cơn đau khiến mình cảm thấy cơn đau giảm đi phần nào.

Cảm ơn Bé Hương và bé Hiếu, Trâm Anh,…là những cô thông dịch viên cho bác sĩ lúc nào cũng tận tâm thăm hỏi. Riêng các cô trên quầy tiếp tân cũng rất nhỏ nhẹ dễ thương và phòng khám rất sạch sẽ.

Chữ ít lòng nhiều, cảm ơn Phòng khám ACC.

15-10-2014

Thông tin về bệnh bệnh xẹp đĩa đệm

Trong cột sống có 24 đốt xương và 24 đĩa đệm. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt xương, và có dây thần kinh đi qua. Đĩa đệm có 2 chức năng. Thứ nhất, đó là tạo ra các chuyển động giống như khớp xương. Đĩa đệm rất mềm và linh hoạt. Chức năng thứ 2 của đĩa đệm là giảm bớt lực tác động. Khi đĩa đệm gặp áp lực, nó sẽ phồng lên giống như giảm xóc ở xe máy. Khi xương va chạm, hoặc khi ta chạy nhảy, đĩa đệm này sẽ đàn hồi để bảo vệ cấu trúc xương. Như vậy, đĩa đệm có 2 chức năng: tạo ra chuyển động, và giảm lực tác động.

Vậy xẹp đĩa đệm là gì?

Khi cơ thể con người đạt đến ngưỡng trưởng thành tầm 17 18 tuổi, đĩa đệm sẽ dày hơn và chắc khỏe. Đĩa đệm gồm có 2 thành phần chính cấu thành: Lớp bao bọc cứng bên ngoài, và một lớp nhầy giống như thạch bên trong. Khi ta di chuyển và tập thể dục, nước sẽ được truyền tới đĩa đệm để duy trì độ dày này. Còn khi ta ngồi một chỗ quá nhiều, nước sẽ thoát ra xương, và đĩa đệm trở nên mỏng hơn. Tình trạng xẹp đĩa đệm chủ yếu là do nguyên nhân thoái hóa. Liên quan đến thoái hóa, ngoài hiện tượng xẹp đĩa đệm ra, thì chúng tôi còn gặp chứng gai cột sống. Ngoài ra còn một số bệnh khác phát triển chỉ từ thoái hóa. Đa số các trường hợp thì đĩa đệm tự xẹp đi là do thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm thoái hóa thì không thể chuyển động nhịp nhàng được, thậm chí chèn vào dây thần kinh.

Tại sao lại bị thoái hóa đĩa đệm? Tại sao đĩa đệm bị xẹp mỏng?

Trước đây, căn bệnh này chỉ bắt gặp ở người già. Khi chúng ta già đi, cơ thể cũng bắt đầu lão hóa theo, da xuất hiện nếp nhăn, đĩa đệm trở nên xẹp hơn. Xương trở nên yếu hơn, đó đều là những trạng thái bình thường tự nhiên, có thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn với một số người.

Ở những người trẻ tuổi tầm 20, thì nguyên nhân thường gặp là do ngồi quá nhiều. Khi ngồi, đĩa đệm sẽ bị dồn trọng lực lên, ép các chất dinh dưỡng ra ngoài, và cứ thế đĩa đệm trở nên mỏng hơn.

Nếu chụp X-quang một bệnh nhân ở độ tuổi học đại học, ta sẽ thấy phần đĩa đệm của người đó mỏng hơn nhiều so với người hoạt động nhiều. Còn với người già ở tuổi 50 60, hoặc tầm tuổi tôi 55, ít tập thể thao, đĩa đệm sẽ còn mỏng hơn nhiều so với người thường xuyên tập luyện. Thiếu luyện tập và lão hóa là 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh xẹp đĩa đệm, nhưng lão hóa cơ thể sẽ có tác động nhanh hơn so với nguyên nhất ít tập luyện. Khi đĩa đệm trở nên ngày càng mỏng hơn thì sẽ có một vài triệu chứng.

Đa số người bệnh không thể di chuyển thoải mái, hay cảm thấy cứng ở lưng. Và khi đĩa đệm trở nên rất mỏng rồi, thì thậm chí nó còn không liên kết với xương nữa. Khi đĩa đệm trở nên quá mỏng, xương sẽ chèn ép dây thần kinh. Do đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau cổ, lưng, và đôi khi còn bị đau lan xuống cả cánh tay, chân và bàn chân.
Các triệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệm cũng tương tự như ở bệnh nhân bị lồi đĩa đệm, hay thoái hóa đĩa đệm, gây chèn ép các dây thần kinh. Chủ yếu là gây cản trở chuyển động của người bệnh, và gây đau một số vùng trên cơ thể.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục