Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ: Nguyên nhân và cách cải thiện

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Có không ít mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy tình trạng này do đâu và làm sao để cải thiện nhanh chóng? Sau đây, ACC sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này để có hành trình thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn. Cùng xem ngay nhé!

1. Triệu chứng đau lưng 3 tháng đầu khi mang thai

Tình trạng đau lưng ở mẹ bầu có thể xuất hiện đột ngột. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy:  

  • Cơn đau khó chịu ở phần lưng và lan ra hai bên eo. 
  • Cơn đau càng nặng hơn khi mẹ bầu đi đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
Khi nào mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu cần thăm khám?

Mẹ bầu 3 tháng đau lưng cần thăm khám ngay khi kèm theo các dấu hiệu sau đây:

  • Cơn đau nặng hơn, dai dẳng và lan xuống mông, đùi, cẳng chân.
  • Ra máu âm đạo, đau tức ngực.
  • Buốt rát khi đi tiểu.

2. Nguyên nhân tình trạng mẹ bầu 3 tháng đau lưng

Ở tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ mang thai thường bị đau lưng do các nguyên nhân sau đây:

2.1 Hormone trong cơ thể thay đổi

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của phụ nữ tiết ra hormone relaxin có tác dụng làm khung chậu giãn nở ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì thế, hệ cơ và dây chằng ở khu vực xương chậu cũng giãn ra và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Từ đó gây ra tình trạng đau lưngđau hông.

2.2 Tư thế ngồi sai

Nếu mẹ bầu ngồi lâu trong một tư thế có thể làm vùng lưng bị đau. Ngoài ra, tư thế ngồi bệt với 2 gót đặt xuống sàn và chống 2 tay ra sau khiến vùng lưng chịu áp lực. Từ đó gây ra đau lưng khi mang thai.

Tư thế ngồi đúng để tránh bị đau lưng, cong vẹo cột sống

Liệu bạn có duy trì tư thế ngồi đúng khi đọc bài viết này? Đời sống và tính chất công việc vô tình đặt chúng ta vào tình trạng ngồi quá lâu trong thời gian dài và ngồi sai tư thế nhưng lại không nhận ra. Với một số người,…

2.3 Nguyên nhân bệnh lý

Một số mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu có thể do chứng đau thần kinh tọa. Bệnh lý này khiến các dây chằng ở xương chậu, lưng bị giảm chức năng và dẫn đến các cơn đau lưng.

2.4 Tâm lý lo lắng, căng thẳng

Phụ nữ ở giai đoạn đầu khi mang thai thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng. Đây là nguyên nhân gián tiếp khiến vùng lưng bị đau nhức.

2.5 Động thai

Đau lưng kèm theo các triệu chứng như đau bụng, dịch âm đạo bất thường, ra máu,… là các dấu hiệu động thai. Nếu có tình trạng này, mẹ bầu nên thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. 

3. Bầu 3 tháng đau lưng có sao không?

Đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nguyên nhân do động thai hoặc các vấn đề sức khỏe khác thì mẹ bầu cần thăm khám để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

bầu 3 tháng đau lưng
Tốt nhất, mẹ bầu 3 tháng bị đau lưng nên theo dõi triệu chứng và thăm khám để được bác sĩ kiểm tra.

4. Giải pháp giảm đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Để cải thiện tình trạng đau lưng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây:

4.1 Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt cho vùng lưng. Đồng thời, giải pháp này còn giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng hiệu quả. Theo đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tham gia một số hoạt động thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội,… Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng giúp giảm áp lực lên đốt sống lưng, thư giãn vùng lưng bị đau. Ngoài ra, duy trì hình thức tập luyện này cũng hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp mẹ bầu có quá trình “vượt cạn” dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng khi mang thai

4.2 Massage lưng

Massage lưng có tác dụng xoa dịu cơn đau lưng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Dù vậy, phương pháp này cần thực hiện đúng cách để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. 

4.3 Châm cứu

Theo các nghiên cứu cho biết, châm cứu có thể mang đến hiệu quả giảm đau lưng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này. Đồng thời, người thực hiện phải có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu.

Mẹ bầu bị đau lưng có nên dùng thuốc giảm đau?

Bên cạnh những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe đặc thù trong giai đoạn này, mẹ bầu bị đau lưng sẽ cần cân nhắc…

4.4 Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể cải thiện cơn đau lưng 3 tháng đầu khi mang thai. Nếu bác sĩ cho phép thực hiện phương pháp này, bạn có thể bắt đầu với việc chườm lạnh lên vùng lưng bằng túi đá trong khoảng 20 phút. Sau 2 – 3 ngày, bạn có thể thực hiện chườm nóng với túi nóng.

4.5 Trị liệu thần kinh cột sống cho thai phụ

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp hiệu quả có thể cải thiện và chấm dứt cơn đau lưng. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chỉnh cột sống nhằm điều chỉnh các sai lệch trong cấu trúc cột sống. Qua đó giải phóng áp lực và đẩy lùi cơn đau mà không cần can thiệp phẫu thuật hay sử dụng thuốc. 

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế. Với các bệnh nhân đau lưng là mẹ bầu, bác sĩ ACC sẽ thăm khám vùng cột sống cẩn thận và đưa ra liệu trình nắn chỉnh nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Không chỉ giảm đau lưng, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống còn giúp điều chỉnh xương chậu cân bằng. Nhờ đó em bé có thể dễ dàng di chuyển vào đúng vị trí sinh, giúp mẹ bầu có quá trình sinh nở thuận lợi và hạn chế rủi ro sinh khó.

trị liệu thần kinh cột sống cho thai phụ
Với kinh nghiệm gần 20 năm Trị liệu thần kinh cột sống, ACC đã giúp nhiều mẹ bầu chấm dứt tình trạng đau nhức lưng và có hành trình thai kỳ khỏe mạnh.

4.6 Vật lý trị liệu chữa đau lưng khi mang thai

Vật lý trị liệu không chỉ có tác dụng giảm đau lưng mà còn giúp cơ thể mẹ bầu trở nên dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Với giải pháp này, mẹ bầu tiếp nhận các phương pháp như điện xung giảm đau, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, kết hợp thực hiện các bài tập vận động. Nhờ đó mang đến hiệu quả chữa đau lưng hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu giỏi và giàu kinh nghiệm để hỗ trợ trị liệu.

Tại ACC, vật lý trị liệu được kết hợp cùng liệu trình trị liệu thần kinh cột sống để giải quyết dứt điểm tình trạng đau lưng ở mẹ bầu.

5. Cách phòng tránh đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ

Để ngăn ngừa tình trạng đau lưng trong tam cá nguyệt đầu, mẹ có thể tham khảo một số giải pháp bên dưới: 

5.1 Lựa chọn giày đế bằng

Thay vì lựa chọn giày cao gót, mẹ bầu nên mang giày đế bằng có chất liệu mềm mại. Điều này sẽ giảm áp lực lên cột sống, cũng như giúp mẹ bầu giữ thăng bằng dễ dàng hơn.

5.2 Điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt hàng ngày

Để tránh bị đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cũng nên điều chỉnh các tư thế ngồi, đứng, đi và nằm hợp lý. Cụ thể:

  • Tư thế ngồi: Khi ngồi thì đảm bảo lưng thẳng, có thể dùng gối tựa lưng. Thực hiện động tác nghiêng hông sau mỗi 20 phút ngồi làm việc để cải thiện tình trạng đau lưng.
  • Tư thế đứng: Đứng trong tư thế vai, hông và cột sống luôn thẳng.
  • Tư thế đi: Đi nhẹ nhàng và duy trì tư thế như lúc đứng.
  • Tư thế nằm: Mẹ bầu nên nằm nghiêng để cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, không nên nằm đệm mềm để giảm đau lưng.
cải thiện đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu nên điều chỉnh tư thế phù hợp để tránh gây áp lực cho vùng lưng và cột sống.

5.3 Hoạt động nhẹ nhàng, không bê vác đồ nặng

Mẹ bầu 3 tháng nên hoạt động nhẹ nhàng, hạn chế khom người và vặn người để tránh ảnh hưởng đến cột sống. Đặc biệt, bạn cần hạn chế bê vác đồ vật nặng để không tác động xấu đến thai nhi. 

5.4 Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi và magie có lợi cho xương khớp và phòng ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ. Theo đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm như rau xanh, các loại đậu, trứng, sữa,…

Dù đau lưng 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ bầu không nên chủ quan. Bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu cơn đau kéo dài và có thêm các dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và có giải pháp can thiệp phù hợp. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái nhé!

>>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu 3 tháng đau lưng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau lưng ở 3 tháng đầu thai kỳ kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, ra máu âm đạo,… có thể là dấu hiệu động thai. Vì thế, khi có dấu hiệu đau lưng, mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời thăm khám và điều trị.

Đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai có sao không?

Phần lớn trường hợp đau bụng dưới và đau lưng khi mới mang thai là do cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám khi có các dấu hiệu như đau lưng hoặc đau bụng dữ dội, đau bụng kèm theo ra máu nhiều, sốt,… hoặc đau lưng kèm nôn, tiêu chảy,…

Bầu 3 tháng đầu có được xoa lưng không?

Có thể. Vì massage lưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục