Rách cơ trên vai phổ biến ở những người thường xuyên phải vận động khớp vai với cường độ cao như vận động viên golf, bóng rổ, tennis… Tuy nhiên, những người bình thường cũng có thể gặp tình trạng này nếu không khởi động kỹ lưỡng trước khi vận động khớp vai.
1. Rách cơ chóp xoay vai là gì?
Cơ chóp xoay vai là cấu trúc gân cơ bao quanh khớp vai, bao gồm: cơ dưới vai ở phía trước, cơ trên gai ở trên, cơ dưới gai ở sau trên và cơ tròn bé ở sau. Nhóm cơ này có vai trò kết nối chỏm xương cánh tay và ổ chảo xương vai.
Rách cơ vai hay rách gân cơ trên vai là tình trạng khi cơ chóp xoay bị tổn thương một phần hoặc toàn phần. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ quay khớp vai nhưng vị trí dễ xuất hiện các vết rách nhất là cơ trên gai.
2. Nguyên nhân làm rách chóp xoay
Các nguyên nhân làm rách gân cơ trên vai bao gồm:
- Hậu quả của chấn thương vai do té, ngã.
- Hệ quả của thoái hóa gân cơ do tuổi tác (lão hóa tự nhiên).
- Thực hiện các động tác hoạt động nâng tay quá đầu hoặc nâng tạ/ đẩy tạ lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa, thiếu máu nuôi dưỡng, giảm số lượng tế bào, mỏng bó sợi collagen, tích tụ mô hạt… cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khiến gân chóp xoay bị rách.
3. Dấu hiệu rách cơ khớp quay vai
Cơn đau do rách cơ vai gây ra thường âm ỉ và lan xuống cánh tay nhưng không quá khuỷu tay. Cơn đau cũng lan lên cổ và thường xuất hiện về đêm khiến bệnh nhân mất ngủ.
Một số dấu hiệu khác thường đi kèm với cơn đau của rách gân cơ vai gồm:
- Cảm nhận thấy cơ tay yếu hẳn đi.
- Các động tác lặp đi lặp lại, mang vác nặng, đặc biệt là đưa tay lên quá đầu sẽ càng đau hơn.
- Cảm nhận thấy tiếng lạo xạo dưới mỏm cùng vai khi vận động chỏm xương cánh tay.
4. Rách cơ vai có nguy hiểm không?
Nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rách cơ vai có thể khiến bệnh nhân bị mất cử động vĩnh viễn hoặc yếu đi, đồng thời khiến thoái hóa khớp vai tiến triển nhanh hơn. Chính vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng rách gân cơ vai, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.
5. Các phương pháp điều trị rách/đứt rách gân khớp quay vai
Rách cơ vai không thể tự phục hồi mà cần có sự can thiệp của y khoa. Trong đó tùy theo mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp:
5.1. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp rách gân cơ vai từ 3cm trở lên, điều trị bảo tồn 3-6 tháng nhưng không đáp ứng điều trị hoặc đáp ứng chậm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, do phương pháp này có xâm lấn và tồn tại nhiều rủi ro nên các bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị bảo tồn.
5.2. Điều trị bảo tồn
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bảo tồn tình trạng rách cơ vai. Tuy nhiên, đầu tiên bạn hãy để khớp vai được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế vận động, đặc biệt là các động tác nâng tay lên quá đầu, nâng xách vật nặng… kết hợp với chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau.
Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh có thể tiến hành tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tập dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu chuyên nghiệp.
Được thành lập từ năm 2006, cho đến nay Phòng khám ACC đã trở thành địa chỉ điều trị cơ xương khớp được nhiều người tin tưởng. Tại ACC, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp bảo tồn nhằm mang đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân bị rách cơ vai như:
- Ứng dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) với các thao tác nắn chỉnh bằng tay chính xác bởi các bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, giúp chữa lành cơn đau tận gốc.
- Các bài tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được thiết kế chuyên biệt cho từng người bệnh, và được hướng dẫn tận tình bởi chuyên viên vật lý trị liệu.
- Kết hợp trang thiết bị tối tân như Sóng xung kích Shockwave và Tia laser cường độ cao thế hệ IV thâm nhập sâu và rộng vào khu vực mô tổn thương sâu bên trong, kích thích quá trình lành thương.
6. Cách phòng ngừa rách gân chóp xoay
Để phòng ngừa gân chóp xoay bị rách, bạn cần:
- Khởi động kỹ khớp vai trước khi chơi thể thao.
- Cân bằng giữa tập luyện/làm việc và nghỉ ngơi.
- Không lặp đi lặp lại quá nhiều những động tác sử dụng cánh tay quá đầu như: chơi bóng chày, golf, cầu lông, quần vợt…
- Đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa khi bị chấn thương khớp vai.
Xem thêm: Những chấn thương thường gặp khi chơi Golf
Mặc dù rách cơ vai là tình trạng thường gặp ở những người thường xuyên vận động vai mạnh và có tính chất lặp đi lặp lại, tuy nhiên bạn cũng không nên xem thường tình trạng này. Nguyên nhân là bởi chấn thương này cần rất nhiều thời gian để phục hồi, đồng thời khả năng vận động của cơ vai cũng hạn chế hơn so với trước khi chấn thương. Vì thế tốt nhất bạn nên cẩn thận khi vận động, đặc biệt cần khởi động kỹ và nên có huấn luyện viên hỗ trợ khi bắt đầu một môn thể thao mới.
Xem thêm: Cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao