Đạp xe là môn thể thao rèn luyện sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp tình trạng đau đầu gối khi đạp xe. Vậy vì sao đạp xe bị đau đầu gối và nên làm gì để khắc phục?
1. Các vị trí đầu gối có thể bị đau khi đạp xe
Đầu gối là một trong các khớp lớn nhất của cơ thể. Nằm tại vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương đùi, phần trên của xương ống chân (mâm chày) và mặt sau của xương bánh chè. Ngoài ra, khớp gối còn hoạt động nhờ vào sự phối hợp từ hệ thống cơ, gân, dây chằng, sụn và bao khớp.
Để nâng cao sức khỏe đầu gối, đạp xe là phương pháp luyện tập được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chạy xe đạp lại khiến đầu gối bị đau nhức. Cơn đau này xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đầu gối như phía trước hoặc sau đầu gối, mặt bên hay giữa đầu gối. Bên cạnh đau nhức, người bệnh còn nhận thấy đầu gối bị sưng tấy, cử động khó khăn, có tiếng lách cách khi gập và duỗi gối,…
Cơn đau đầu gối do đạp xe có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên đầu gối.
>> Xem ngay: Nguyên nhân đột nhiên đau đầu gối là gì?
2. Vì sao người đạp xe bị đau đầu gối
Tình trạng đau đầu gối khi đạp xe có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
2.1 Sử dụng loại xe không phù hợp
Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đạp xe đau khớp gối là do chiều cao yên xe, chiều dài ghi đông và góc nghiêng yên xe không phù hợp. Cụ thể, nếu yên xe quá cao hoặc quá thấp, bạn sẽ phải đạp với tư thế không tự nhiên và dễ gây căng thẳng cho đầu gối. Đồng thời, nếu ghi đông quá dài hoặc quá ngắn cũng khiến bạn đạp xe không thoải mái và khiến đầu gối bị đau.
2.2 Tư thế đạp xe không đúng
Một số bạn có thói quen đạp xe với tư thế chân không thẳng, gót chân không đặt đúng trên bàn đạp hoặc đạp quá nhanh. Điều này khiến cho áp lực lên đầu gối tăng lên và dễ dẫn đến tình trạng sưng đau, khó chịu.
2.3 Đạp xe quá sức
Đạp xe quá nhanh sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối, dẫn đến việc căng thẳng và tổn thương các cơ và mô trong đầu gối. Qua đó, không chỉ khiến khớp gối bị đau mà còn kèm theo tình trạng sưng tấy, cử động khó khăn.
2.4 Chấn thương đầu gối
Nếu bạn từng bị chấn thương đầu gối hoặc bất kỳ vấn đề về đầu gối nào, việc đạp xe có thể làm tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh không chỉ đau mà còn đối mặt với tình trạng cứng khớp, chuyển động bị hạn chế và đôi khi có cảm giác lạo xạo bên trong khớp gối khi cử động.
>> Tìm hiểu ngay: Tổng hợp những triệu chứng chấn thương đầu gối thường gặp mà bạn nên biết!
2.5 Đạp xe ngày mưa
Nếu bạn thường xuyên đạp xe vào những ngày mưa cũng là nguyên nhân khiến đầu gối bị đau. Bởi vì khi đầu gối bị gió lạnh và hơi ẩm thổi lâu ngày sẽ gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh sẽ khiến đầu gối bị tổn thương, dẫn đến sưng viêm và đau nhức.
2.6 Đau đầu gối khi đạp xe do bệnh lý
Các cơn đau ở đầu gối còn có thể xuất phát từ các bệnh lý về xương khớp như:
- Thoái hóa khớp gối: Tình trạng xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc vận động gắng sức, không luyện tập thể dục thường xuyên,… Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bị đau mặt trước và trong khớp gối, đặc biệt là khi đạp xe.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn và sụn khớp gây đau đầu gối mỗi khi vận động như đạp xe, đi bộ,…
- Viêm khớp gối: Bệnh lý khiến các khớp xương ở đầu gối ma sát nhiều, làm giảm hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau nhức khi người bệnh đạp xe.
- Bàn chân bẹt: Tình trạng lòng bàn chân phẳng có thể gây căng thẳng cho dây chằng đầu gối, gây đau nhức khi đạp xe.
Đau đầu gối khi đạp xe có thể là do các bệnh lý như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối,… gây ra.
3. Đau đầu gối sau đạp xe khi nào nên đi thăm khám?
Nếu bạn đau đầu gối khi đạp xe kèm theo các triệu chứng dưới đây thi nên đến bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Cơn đau đầu gối không cải thiện sau vài ngày dù đã uống thuốc.
- Đầu gối phát ra những tiếng răng rắc, kèm theo đau khớp, sưng hoặc khó di chuyển.
- Bệnh nhân không thể dồn trọng lượng cơ thể lên đầu gối bị đau.
- Đầu gối xuất hiện khối u.
4. Phương pháp điều trị cơn đau đầu gối khi đạp xe
Nếu cơn đau đầu gối xuất hiện, bạn nên ngưng việc đạp xe để tránh gây áp lực và làm cho đầu gối tổn thương nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một vài cách điều trị cơn đau đầu gối mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Cách giảm đau đầu gối tại nhà
Với trường hợp đau đầu gối nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE trong 3 – 5 ngày đầu tiên sau khi bị đau để cải thiện tình trạng sưng đau. Phương pháp giảm đau RICE gồm:
- Nghỉ ngơi: Bạn nên ngừng đạp xe, đồng thời giảm thiểu tối đa đi lại, vận động để khớp gối được nghỉ ngơi hoàn toàn, từ đó cải thiện cơn đau.
- Chườm lạnh: Bạn nên chườm lạnh càng sớm càng tốt. Trong 24 giờ đầu, thời gian chườm lạnh kéo dài khoảng 15 – 20 phút và nghỉ giữa các lần khoảng 30 – 60 phút. Trong 48 – 72 giờ kể từ khi bị đau gối, thời gian nghỉ giữa các lần có thể kéo dài hơn khoảng 120 – 180 phút.
- Băng cố định đầu gối: Bạn có thể dùng băng vải hoặc băng thun để cố định đầu gối bị đau, tạo điểm vững chắc cho vùng cơ khớp bị tổn thương. Thông thường, băng ép vùng đầu gối nên được thực hiện giữa các đợt chườm lạnh để tăng hiệu quả giảm đau.
- Kê cao đầu gối: Bạn nên kê cao đầu gối bị đau bằng gối mềm, đặc biệt là vào ban đêm. Cách này sẽ giúp giảm sưng, cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên vị trí chấn thương.
>> Xem ngay: Cách giảm đau khớp gối đơn giản, hiệu quả mà bạn không bỏ qua!
4.2. Dùng thuốc giảm đau đầu gối
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, celecoxib, diclofenac,… có thể hỗ trợ giảm đau, sưng viêm đầu gối ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Mặc dù dùng thuốc có thể giảm đau nhanh, nhưng hiệu quả chỉ tạm thời, cơn đau có thể tái phát sau khi thuốc hết hiệu lực. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc có thể để lại nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn từ dược sĩ hoặc bác sĩ.
4.3 Vật lý trị liệu chữa đau đầu gối
Vật lý trị liệu là cách cải thiện đau đầu gối đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Bằng các bài tập giãn cơ và các liệu pháp tác động phù hợp sẽ giúp kích thích quá trình tái tạo mô tổn thương, cải thiện khả năng vận động của khớp gối. Đặc biệt, khi có sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc hiện đại thì tình trạng đau đầu gối sẽ giảm nhanh chóng.
Tại phòng khám ACC, người bị đau đầu gối do đạp xe sẽ được bác sĩ thăm khám cặn kẽ để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa theo tình trạng đau đầu gối.
Liệu trình điều trị đau đầu gối tại ACC là sự kết hợp của các phương pháp như:
- Vật lý trị liệu: Thiết kế các bài tập vật lý trị liệu cá nhân hóa theo tình trạng đau, nguyên nhân gây đau khớp gối. Bên cạnh đó, ACC còn ứng dụng các thiết bị hiện đại trong Vật lý trị liệu (chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave) giúp giảm đau, phục hồi vận động khớp gối.
- Trị liệu Thần kinh Cột sống: ACC sở hữu 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống giàu kinh nghiệm, mỗi thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật giúp đưa cấu trúc xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu và giải phóng chèn ép trên dây thần kinh khớp gối. Nhờ đó, các cơn đau nhức đầu gối sẽ thuyên giảm dần rồi biến mất.
- Chỉnh hình bàn chân: ACC sử dụng công nghệ độc quyền Cad-Cam của Thụy Sĩ đo bàn chân chính xác, tạo nên đế chỉnh hình riêng biệt cho từng bệnh nhân. Qua đó, hỗ trợ điều chỉnh bàn chân bẹt và cân bằng hệ sinh cơ học của cơ thể, cải thiện tình hình khớp gối.
Hơn nữa, bác sĩ ACC còn tận tình hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sức khỏe như xây dựng thực đơn ăn uống, sinh hoạt, vận động tại nhà một cách khoa học. Qua đó, không chỉ tăng hiệu quả điều trị mà còn hạn chế tối đa cơn đau đầu gối tái phát lâu dài.
Bác sĩ Marc Tafuro đang thực hiện thăm khám đầu gối cho bệnh nhân, giải quyết cơn đau khớp gối hiệu quả.
>> LIÊN HỆ ACC để được tư vấn liệu trình điều trị đau đầu gối ngay hôm nay.
4.4 Thực hiện các bài tập giảm đau đầu gối
Sau khi các mô ở đầu gối đã dần phục hồi, bạn có thể thực hiện các bài tập dưới đây để tăng cường sức mạnh cơ bắp chân, từ đó hạn chế đau nhức đầu gối.
– Bài tập bước lên bục
- Bước 1: Đặt một chân lên ghế hoặc bục cao khoảng 35 – 40cm, chân còn lại duỗi thẳng, hai tay đặt ở mông.
- Bước 2: Gập chân đặt trên ghế sao cho đầu gối hướng thẳng về phía trước, chân còn lại chạm đất.
- Bước 3: Bạn duỗi thẳng chân đặt trên ghế. Lặp lại động tác 10 – 15 lần, sau đó đổi chân.
– Bài tập Glute Bridge
- Bước 1: Quấn vòng dây kháng lực quanh chân, phía trên đầu gối.
- Bước 2: Đầu gối cong, gót để gần mông và hai tay đặt sang hai bên.
- Bước 3: Thu cơ mông, dồn lực vào gót chân và nâng hông sao cho đầu gối và vai nằm trên một đường thẳng.
- Bước 4: Hạ người rồi lặp lại động tác trên 10 – 15 lần.
– Bài tập Clamshell
- Bước 1: Quấn vòng dây kháng lực qua hai chân, phía trên đầu gối.
- Bước 2: Nằm nghiêng về bên trái, đầu gối cong, đặt đầu lên bàn tay trái còn tay phải thì đặt lên thảm.
- Bước 3: Giữ cho 2 gót chân ở cạnh nhau, nâng cao đầu gối hết mức có thể rồi trở lại vị trí ban đầu.
- Bước 4: Lặp lại động tác 15 lần rồi đổi sang bên phải.
Lưu ý: Nên lưu ý tập đúng cách để tránh ảnh hưởng đến xương khớp và ngừng tập nếu cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng.
Xem thêm các bài tập hỗ trợ giảm đau đầu gối hiệu quả được hướng dẫn bởi chuyên viên ACC:
5. Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu gối khi đạp xe
Để hạn chế tối đa đau đầu gối khi đạp xe, bạn nên lưu ý:
5.1 Chọn xe đạp nhẹ
Lựa chọn xe đạp nhẹ giúp bạn không phải dùng nhiều sức khi đạp, đặc biệt là khi tăng tốc hay leo dốc. Nhờ đó, tránh tạo áp lực lên đầu gối, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các chấn thương không mong muốn.
5.2 Đặt yên xe đúng cách
Việc đặt yên xe ở độ cao phù hợp giúp đầu gối thoải mái khi đạp xe, từ đó hạn chế tối đa tình trạng đau nhức. Để xác định chiều cao yên xe đúng, bạn chỉ cần dựa xe vào tường, ngồi lên yên và đặt một chân xuống vị trí thấp nhất khi đạp xe. Nếu đầu gối thẳng, không cong thì đó là độ cao yên xe phù hợp. Ngược lại, nếu đầu gối cong thì bạn nên điều chỉnh yên xe lại.
5.3 Hạn chế đạp xe lên đồi dốc
Khi đạp xe lên dốc, chân cần gắng sức nhiều làm tăng áp lực lên đầu gối và gây đau. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng đau đầu gối khi đạp xe bạn nên chọn những đoạn đường bằng phẳng, tránh tuyến đường leo dốc.
Bạn nên chọn đạp xe trên đoạn đường bằng phẳng, không dốc để tránh tình trạng đầu gối bị đau.
5.4 Đạp xe đúng kỹ thuật
Đạp xe đúng kỹ thuật giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, giúp cơ được vận động tối đa mà ít gây sức ép lên đầu gối. Nhờ đó, phòng ngừa hiệu quả tình trạng đau gối khi đạp xe. Để đạp xe đúng kỹ thuật, bạn cần chú ý:
- Lưng thẳng thoải mái, không gồng mình hoặc gượng ép, tránh cúi đầu, lưng vẹo hoặc ngồi lệch mông.
- Tay giữ tay lái nhẹ nhàng, thoải mái, không tạo nhiều áp lực lên cánh tay.
- Không nên đạp xe với cường độ cao, không đi nhanh, chỉ nên đi nhẹ nhàng, từ từ, thư giãn.
- Đặt gót chân lên bàn đạo và đạp với tốc độ vừa phải.
- Đảm bảo đầu gối không quá cong hoặc quá thẳng khi đạp xe.
5.5 Giữ an toàn khi đạp xe
Đạp xe là hoạt động đơn giản, nhưng bạn cần chú ý an toàn khi vận hành để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương, khiến đầu gối bị đau.
- Đội mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp.
- Tuân thủ làn đường và tín hiệu giao thông khi đạp xe.
- Sử dụng đèn xe đạp hoặc đèn báo hiệu, đèn phản quang, đặc biệt là khi đạp xe vào ban đêm.
- Chọn quần áo phản quang hoặc có đèn neon khi đạp xe vào ban đêm.
- Ưu tiên chọn con đường dành cho người đi xe đạp hoặc tập chạy trong công viên.
- Tập trung quan sát đường, phương tiện giao thông khác và người đi bộ để xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ.
5.6 Sử dụng giày phù hợp
Bạn nên lựa chọn giày đạp xe chuyên dụng, giày có kích cỡ phù hợp với bàn chân để đạp xe thoải mái. Ngoài ra, với những bệnh nhân mắc triệu chứng bàn chân bẹt nên chọn giày kèm đế chỉnh hình theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp hạn chế căng thẳng ở dây chằng khớp, từ đó phòng ngừa tình trạng đau đầu khối hiệu quả.
5.7 Khởi động kỹ trước khi đạp xe
Trước khi đạp xe, bạn nên thực hiện các động tác khởi động như xoay cổ chân, bật nhảy, squat lunge,… trong 5 – 10 phút. Các bài tập này sẽ giúp bạn tránh bị căng cơ, chuột rút đồng thời tăng cường sức mạnh và độ bền cho đầu gối, từ đó giảm nguy cơ đau đầu gối khi đạp xe.
>> Xem thêm: Chia sẻ cách phòng ngừa các chấn thương thể thao có thể xảy ra trong lúc tập luyện mà bạn nên biết
Đạp xe bị đau đầu gối không chỉ liên quan đến chấn thương vật lý mà còn có thể cảnh báo một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn nên tìm đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách, chữa lành cơn đau nhanh chóng.