Lý do bà bầu đau lưng khi mang thai và biện pháp khắc phục

bác sĩ Hoisang Gong
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Hoisang Gong
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Nhiều thống kê y tế cho thấy, có khoảng 50 – 80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Cơn đau có thể xuất hiện từ rất sớm, ở 3 tháng đầu thai kỳ và kéo dài đến sau khi sinh. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn, nhưng nhiều trường hợp cơn đau dai dẳng, vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tâm lý của mẹ bầu.

1. Triệu chứng đau lưng trong thai kỳ

Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ đau lưng có thể khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy nhất là:

  • Xuất hiện cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu và tăng dần lên ở 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Đau trở nặng về đêm.
  • Cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng, đặc biệt là lưng dưới xuất hiện nhiều cơn đau nhức hoặc bị mỏi.
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu trong suốt thời gian mang thai.
  • Đau lưng đi kèm ốm nghén, ợ chua, nhức đầu.
Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là bệnh cấp tính xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể là tình trạng mãn tính lâu năm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ cơ xương khớp và cột sống. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy…

2. Nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu hay trong suốt hành trình mang thai. Trong đó, phần lớn là do những thay đổi tự nhiên của cơ thể như tăng cân, tăng nội tiết tố… Song, trong nhiều trường hợp, đau lưng trong thai kỳ còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý cột sống.

2.1. Cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực, mất đi đường cong sinh lý tự nhiên

Hầu hết các trường hợp bà bầu bị đau lưng thường bắt nguồn từ sự tăng cân đột ngột, khiến cột sống phải chống đỡ nặng hơn. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn cũng gây áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu và lưng, từ đó gây ra các cơn đau khó chịu tại đây.

Mặt khác, mang thai làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, khiến cột sống thắt lưng cong dần về phía trước. Để giữ thăng bằng trong lúc di chuyển, bà bầu phải ngả người về phía sau gây tổn thương cột sống và kết quả là dẫn đến đau lưng.

Đau lưng khi mang thai
Nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tổn thương, nhất là phần xương cụt.

2.2. Các cơ bụng suy yếu, khiến vùng cơ lưng bị chèn ép

Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định sức khỏe của vùng lưng. Thế nhưng khi mang thai, các cơ này sẽ trở nên “yếu ớt” và bị giãn do tác động thai nhi phát triển, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép. Từ đó, gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai.

2.3. Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ

Khi thai nhi càng lớn dần, đặc biệt vào những tuần cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ thường tiết ra một loại hormone có tên Relaxin. Hormone này có tác dụng giãn nở dây chằng và khung chậu để tử cung dễ dàng đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, điều này lại làm phát sinh những cơn đau lưng kèm theo chứng đau vùng chậu hông.

2.4. Stress hoặc trầm cảm

Nhiều chị em thắc mắc không biết cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu đến từ đâu mà không nhận ra rằng cảm giác lo lắng, stress, tâm lý thay đổi thất thường lại chính là tác nhân gây đau lưng. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên lo âu và stress kéo dài sẽ gây căng cơ nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là tạo áp lực lên vùng cơ lưng.

Căng thẳng, áp lực khiến bà bầu đau lưng
Mẹ bầu dễ dàng nhận ra, khi bản thân càng căng thẳng thì các cơn đau lưng càng gia tăng nghiêm trọng.

2.5. Do bệnh lý

Bệnh lý cột sống như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,… cũng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Trong đó, đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến nhất. Biểu hiện là thai phụ có cảm giác đau lưng rồi lan dần xuống mông, đùi, bắp chân kèm theo cảm giác tê bì. Đau thường xảy ở một bên chân, tăng lên khi ngồi nhiều, đi lại và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.

>> Có thể bạn quan tâm: 8 bệnh cột sống thường gặp: Nguyên nhân và cách điều trị

3. Mẹ bầu đau lưng, có đáng lo?

Để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Trong đó, tình trạng bà bầu bị đau lưng là hiện tượng sinh lý bình thường, thai phụ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng kéo dài không dứt, đau lưng lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân,… thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý cột sống. Nếu chủ quan, bệnh sẽ tiến triển nặng, cơn đau trở nên dữ dội hơn và có thể gây cản trở vận động, khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, dẫn đến suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4. Các phương pháp chữa đau lưng cho mẹ bầu

Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu hay trong suốt thời kỳ mang thai đều gây ra nhiều phiền toái, khó chịu. Để vượt qua tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện những cách dưới đây:

4.1. Bí quyết hạn chế đau lưng khi mang thai tại nhà

Có nhiều cách giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng ngay tại nhà:

Tập luyện nhẹ nhàng: Dành thời gian để đi bộ, tập yoga, bơi lội… không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, sự linh hoạt của cơ thể mà còn góp phần giảm đau lưng và hỗ trợ việc sinh nở dễ dàng hơn. Ngoài ra, để khắc phục chứng đau lưng khi mang thai hiệu quả, mẹ bầu có thể thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và bụng TẠI ĐÂY.

Tập thể dục khi mang thai giúp giảm đau lưng
Luyện tập thể dục đều đặn khi mang thai có thể thúc đẩy tuần hoàn máu đến lưng, giúp hạn chế tình trạng đau lưng ở bà bầu.

Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Thực hiện chườm ấm hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng cũng là cách giảm đau lưng khá hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng. Hãy bắt đầu chườm lạnh bằng túi chuyên dụng hoặc khăn bọc ít viên đá lạnh/chai nước mát trong vòng 20 phút, thực hiện khoảng vài lần một ngày. Sau hai hoặc ba ngày, sử dụng miếng nhiệt hoặc chai nước ấm chườm lên vùng bị đau.

Mang giày đế bằng: Chị em nên thay thế những đôi giày cao gót bằng giày đế bằng, có độ rộng và mềm mại, vừa chân để giúp giữ thăng bằng dễ dàng hơn, giảm áp lực lên cột sống và cơ lưng.

Cải thiện tư thế: Khòm lưng hay cúi gập người quá mạnh, đột ngột gây áp lực rất lớn lên cột sống. Vì vậy, hãy chú ý tư thế thích hợp khi đi đứng, ngồi làm việc và cả khi nằm. Chẳng hạn như, nên đi đúng tư thế bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao. Khi ngủ nên nằm nghiêng về một bên với 1 – 2 chiếc gối kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng sẽ làm giảm áp lực lên lưng. Ngoài ra, nếu muốn nhặt món đồ dưới đất, bà bầu nên ngồi xổm xuống, khuỵu đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

Thay đổi ghế ngồi hoặc nệm nằm: Chọn ghế ngồi có phần tựa lưng uốn cong hoặc đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau phần thắt lưng. Đồng thời, nằm đệm có độ cứng phù hợp để giữ cột sống thẳng sẽ giảm được tình trạng đau lưng.

Ngoài ra, để tránh bị đau lưng khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
  • Không mang vác vật nặng hay cúi gập bụng quá lâu.
  • Mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, thít vào phần bụng và lưng gây nhức mỏi.
  • Trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút để các cơ, xương khớp được thư giãn.
  • Tránh thức khuya, tập thói quen đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê gây mất ngủ.

>> Bài viết xem nhiều: Mẹ bầu bị đau lưng có nên dùng thuốc giảm đau?

4.2. Trị liệu Thần kinh cột sống cho thai phụ

Trị liệu Thần kinh cột sống là phương pháp điều trị đau lưng không dùng thuốc không phẫu thuật, được các chuyên gia đánh giá an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Hiện nay, phòng khám ACC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị nhiều bệnh lý cơ xương khớp. Đến nay sau hơn 15 năm hoạt động, ACC đã giúp rất nhiều trường hợp thoát khỏi tình trạng đau nhức, trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Trị liệu thần kinh cột sống chữa đau lưng khi mang thai
Trị liệu Thần kinh cột sống giúp khắc phục các cơn đau lưng một cách nhẹ nhàng, không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Với đội ngũ bác sĩ 100% được đào tạo bài bản về Thần kinh Cột sống ở những nước phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc… cùng cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến, đến với phòng khám ACC, mẹ bầu sẽ được thiết kế liệu trình điều trị – phục hồi hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Thông qua các động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ, những cơn đau nhức khó chịu sẽ không còn nữa. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp điều chỉnh xương chậu cân bằng, nhờ đó em bé dễ dàng di chuyển vào đúng vị trí sinh, giảm thời gian chuyển dạ và nguy cơ sinh khó cho mẹ.

4.3. Vật lý trị liệu chữa đau lưng khi mang thai

Bên cạnh Trị liệu Thần kinh cột sống, phòng khám ACC còn kết hợp liệu trình Vật lý trị liệu để giúp mẹ bầu xua tan các cơn đau, ngăn ngừa tái phát, phục hồi sức khoẻ và đảm bảo một thai kỳ nhẹ nhàng, an toàn hơn.

Mặc dù đau lưng khi mang thai là một hiện tượng thường gặp nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, chị em nên theo dõi triệu chứng đau lưng của mình. Nếu cơn đau lưng kéo dài bất thường cần đến thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục