Đau ống cổ chân là vấn đề thần kinh thường gặp ở những người thường xuyên vận động cường độ cao. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm. Vậy hội chứng ống cổ chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
- 1. Hội chứng ống cổ chân là gì và đối tượng thường gặp?
- 2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ chân
- 3. Nguyên nhân gây hội chứng đường hầm cổ chân
- 4. Hội chứng ống cổ chân có nguy hiểm không?
- 5. Chẩn đoán hội chứng ống cổ chân
- 6. Cách điều trị hội chứng ống cổ chân hiệu quả
- 7. Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ chân
1. Hội chứng ống cổ chân là gì và đối tượng thường gặp?
Ống cổ chân là một khoảng không gian hẹp hướng ra phía với vị trí thấp hơn mắt cá chân trong. Đây là bộ phận bao gồm nhiều cấu trúc quan trọng như: dây thần kinh chày sau có chức năng tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động của cô chân, tĩnh mạch và động mạch của chày sau, cơ gấp các ngón hay cơ chày sau.
Hội chứng ống cổ chân (hay còn gọi là đau thần kinh chày sau hoặc hội chứng đường hầm cổ chân) là tình trạng dây thần kinh chày sau ở ống cổ chân bị chèn ép. Bệnh gây ra các triệu chứng ở bất kỳ vị trí nào dọc theo đường đi của dây thần kinh chạy từ bên trong mắt cá chân đến bàn chân.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này gồm có:
- Người thường xuyên vận động ở cường độ cao như vận động viên thể thao hoặc người lao động tay chân.
- Người mắc bệnh béo phì.
- Người bị các bệnh lý về khớp như thấp khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh nhân có bàn chân bẹt cũng có thể mắc hội chứng này.
- Người có khối u trong ống cổ chân.
Hội chứng đau ống cổ chân là hiện tượng xảy ra khi có sự chèn ép dây thần kinh bên trong ống cổ chân.
Bàn chân bẹt - một hội chứng thường gặp ở trẻ em - không chỉ làm giảm khả năng di chuyển và vận động của trẻ, mà còn có thể dẫn đến một số bệnh lý cơ xương khớp phổ biến. 1. Bệnh lý vẹo cột sống Nhiều cha mẹ…
2. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ống cổ chân
Các dấu hiệu của bệnh hội chứng đau thần kinh chày bao gồm:
- Cảm giác đau như kim châm hoặc điện giật ở lòng bàn chân hoặc bên trong mắt cá chân.
- Ngứa gan bàn chân.
- Tê bì khu vực cổ chân, bàn chân.
- Khả năng uốn cong bàn chân hoặc bẻ quặp ngón chân suy giảm.
- Khu vực ngón chân hay lòng bàn chân bị mất cảm giác.
- Khả năng di chuyển bị hạn chế, thậm chí liệt chân hoặc dáng đi bất thường.
3. Nguyên nhân gây hội chứng đường hầm cổ chân
Ống cổ chân bị rối loạn chức năng thần kinh có thể đến từ các nguyên nhân dưới đây:
- Chấn thương: Những chấn thương ở chân như bong gân, gãy xương,… có thể gây viêm và sưng ở trong hoặc gần đường hầm ống chân dẫn đến đè ép dây thần kinh chày sau.
- Hội chứng bàn chân bẹt: Bàn chân bẹt khiến gót chân nghiêng ra ngoài khi vòm chân sụp xuống. Điều này có thể gây căng thẳng và chèn ép dây thần kinh chày sau.
- Bệnh lý: Những bệnh lý như tĩnh mạch giãn, u nang hạch, gan sưng hoặc gai xương do viêm khớp sẽ tạo ra cấu trúc bất thường chiếm không gian bên trong đường hầm ống chân và gây chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh tiểu đường và viêm khớp có thể gây sưng khớp cổ chân khiến dây thần kinh chày bị đè nén.
Bong gân cổ chân là tình trạng tổn thương dây chằng thường gặp ở những người làm việc lao động chân tay hoặc xảy ra trong lúc luyện tập thể thao. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện ngay tại thời điểm chấn thương nên nhiều người xem nhẹ, chủ quan.…
4. Hội chứng ống cổ chân có nguy hiểm không?
Hội chứng đường hầm cổ chân hưởng lớn đến khả năng di chuyển, đi lại của người bệnh. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời thì dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến teo cơ hoặc liệt chân. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu đau dây thần kinh chày sau người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
5. Chẩn đoán hội chứng ống cổ chân
Để xác định đúng nguyên nhân và tính nghiêm trọng của tình trạng đau dây thần kinh chày sau, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán sau:
Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra cổ chân và trao đổi với người bệnh chấn thương xảy ra như thế nào, tiểu sử bệnh lý ở khu vực cổ chân, người bệnh đang gặp triệu chứng đau nào,… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện xét nghiệm Tinel bằng cách sử dụng một lực tác động vào dây thần kinh chày sau. Nếu bệnh nhân ngứa ran hoặc đau do áp lực đó thì khả năng cao đã bị hội chứng ống cổ chân.
Khám cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, cụ thể:
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh chụp rõ nét cổ chân giúp bác sĩ xem có khối u hay tổn thương khác ở bộ phận này hay không.
- Đo điện cơ: Phương pháp giúp phát hiện rối loạn chức năng thần kinh.
Bác sĩ áp dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh.
6. Cách điều trị hội chứng ống cổ chân hiệu quả
Một số phương pháp chữa trị tình trạng đau dây thần kinh chày sau được áp dụng phổ biến hiện nay:
6.1 Cách giảm đau ống cổ chân tại nhà
Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp RICE để giảm cảm giác đau do hội chứng đường hầm cổ chân gây ra:
- Nghỉ ngơi (Rest): Bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế hoạt động khu vực cổ chân để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương tốt hơn.
- Chườm lạnh (Ice): Người bệnh sử dụng khăn để bọc đá và chườm vào vị trí bên trong mắt cá chân để cải thiện sưng, đau. Đắp đá trong 20 phút rồi đợi ít nhất 40 phút và lặp lại phương pháp.
- Nẹp cố định cổ chân (Compression): Người bệnh sử dụng thanh nẹp để giữ cổ chân ở vị trí thoải mái. Qua đó giúp dây thần kinh chày sau và mô xung quanh có thể nhanh lành.
- Kê cao phần cổ chân bị đau (Elevation): Bệnh nhân nên nâng vùng cổ chân bị sưng đau cao hơn tiêm bất cứ khi nào có thể để làm giảm viêm.
6.2 Dùng thuốc
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen. Cách này có thể kiểm soát cơn đau ở khu vực bên trong mắt cá chân, lòng bàn chân trong những ngày đầu sau chấn thương. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn sức khỏe.
6.3 Sử dụng miếng lót chỉnh hình
Trường hợp đau dây thần kinh chày sau xuất hiện do bàn chân bẹt thì có thể sử dụng miếng lót chỉnh hình để cải thiện. Cách này không chỉ hỗ trợ việc đi lại trở nên dễ chịu hơn, mà còn giúp giữ thăng bằng, giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh chày sau. Qua đó cải thiện triệu chứng do hội chứng đường hầm cổ chân gây ra. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, các đế chỉnh hình phải được thiết kế riêng phù hợp với tình trạng người bệnh.
Tại ACC, mỗi bệnh nhân sẽ được thiết kế đế chỉnh hình bàn chân có kích thước, độ cứng chuyên biệt. Thông số đo được ghi nhận qua thiết bị định vị & đo lòng bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ cho ra kết quả chuẩn xác nhất. Kết hợp máy phân tích và điều chỉnh dáng đi PneuWeight Treadmill, nhằm hỗ trợ cải thiện sự cân bằng của bàn chân cũng như tư thế của người bệnh.
Đế giày chỉnh hình bàn chân bẹt được thiết kế theo chuẩn y khoa giúp tạo hình thành lõm chân tự nhiên, từ đó cải thiện tình trạng đau dây thần kinh chày sau.
6.4 Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được các chuyên gia đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp chấm dứt tình trạng đau do hội chứng ống cổ chân và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác. Nguyên lý hoạt động của Chiropractic là điều chỉnh các sai lệch cấu trúc về vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Từ đó, tình trạng đau nhức sẽ dần dần thuyên giảm rồi biến mất hoàn toàn mà không cần can thiệp từ thuốc hoặc phẫu thuật.
Bên cạnh đó, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cũng được đánh giá là giải pháp hỗ trợ cải thiện sức mạnh và phạm vi chuyển động của cổ chân an toàn, lành tính vì không xâm lấn. Nhưng để mang lại hiệu quả cao, liệu trình vật lý trị liệu cần được thiết kế cá nhân hóa và có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.
Hiện nay, Phòng khám ACC ứng dụng Liệu trình điều trị kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp chữa lành hội chứng ống cổ chân do bệnh lý xương khớp cho nhiều khách hàng.
Điều trị tại ACC, bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn đau do hội chứng đường hầm ống chân hiệu quả, an toàn bởi:
- 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm. Đảm bảo xây dựng liệu trình điều trị cá nhân hóa, theo tình trạng bệnh của mỗi người và thao tác nắn chỉnh chuẩn xác. Qua đó, người bệnh an tâm điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả như mong muốn.
- Liệu trình Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng dây thần kinh chày. Hơn nữa, trong suốt quá trình tập luyện luôn có sự đồng hành, hướng dẫn sát sao bởi bác sĩ, kỹ thuật viên giúp việc tập đúng cách, mang lại hiệu quả cao.
- Quy trình khám bệnh tại ACC cũng khá nhanh chóng – điều trị chuyên nghiệm và hiệu quả. Đồng thời, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình, giúp người bệnh không mất nhiều thời gian chờ đợi.
>> Nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh hội chứng ống cổ chân, đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám ACC để bác sĩ chuyên môn giỏi kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn.
Bác sĩ thực hiện thăm khám tình trạng đau nhức dây thần kinh chày sau cho bệnh nhân.
6.5 Liệu pháp tiêm
Bệnh nhân còn được khuyến nghị tiêm steroid vào cổ chân có dây thần kinh chày bị đau. Sau khi tiêm, thuốc sẽ gây tê cục bộ và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, tiêm steroid phải có sự chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách. 1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…
6.6 Phẫu thuật
Khi các tổn thương cổ chân đã quá nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và không thể áp dụng các phương pháp trên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân dù không còn cảm thấy đau nhức nhưng cũng không thể có lại khỏe mạnh như trước kia. Hơn nữa, khi thực hiện phẫu thuật bệnh nhân mất nhiều thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe, có nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu nếu chăm sóc vết mổ không đúng cách.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhiều người lựa chọn, song thật chất đây chỉ là bước đầu trong quá trình điều trị bệnh tật và phục hồi. Sau phẫu thuật, tập phục hồi chức năng là phần quan trọng nhất để đảm bảo người bệnh có thể quay…
7. Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ chân
Để phòng tránh hội chứng đường hầm cổ chân, mỗi người nên:
- Cho chân nghỉ ngơi 1 – 2 phút hoặc thay đổi tư thế khi vận động (đứng, đi bộ,…) quá lâu. Cách này sẽ giúp giảm căng thẳng cho đường hầm cổ chân và dây thần kinh chày.
- Khởi động trước khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương xung quanh dây thần kinh chày, giảm khả năng bị chèn ép.
- Sử dụng băng nẹp khi chơi các môn thể thao phải thay đổi hướng liên tục như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền,…
- Mang giày vừa vặn và dụng cụ chỉnh hình (nếu cần thiết) để giảm áp lực cho chân.
- Ngâm chân với nước ấm, massage, bấm huyệt để tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh chày.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất (canxi, phốt pho, magie,…). Đồng thời bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, nhiều muối và thức uống chứa chất kích thích (cà phê, bia, rượu,…).
Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…
Hội chứng ống cổ chân ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Chữa trị càng sớm, tỷ lệ hồi phục và ngăn chặn quá trình bệnh tiến triển nghiêm trọng. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc hội chứng đường hầm cổ chân bạn nên thăm khám ngay.
Xem thêm: >>> Vì sao cổ chân bị đau khi chạy bộ? Cách cải thiện hiệu quả >>> Nguyên nhân gây ra đau xương ống chân và cách chữa trị