Điều trị chấn thương thể thao an toàn bằng phương pháp Chiropractic

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau nhức kéo dài sau khi chơi thể thao, hãy tìm sự trợ giúp của y tế ngay để đánh giá mức độ chấn thương và đưa ra hướng khắc phục cho bạn.

Chấn thương thể thao là các loại tổn thương liên quan hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng… xảy ra trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu thể thao. Quá trình hình thành chấn thương có thể xảy ra ngay lập tức hoặc tích lũy qua thời gian dài, nếu người chơi thể thao chủ quan không điều trị kịp thời.

Người chơi thể thao

Nếu bạn là người thường xuyên chơi thể thao hoặc vận động viên chuyên nghiệp, sau đây là những phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc hoặc can thiệp xâm lấn mà bạn cần biết đến, bao gồm:

1. Phương pháp R.I.C.E – sơ cứu chấn thương thể thao

Đối với những chấn thương cấp tính, việc đầu tiên bạn cần làm là sơ cứu đúng cách và kịp thời. Trong trường hợp bị bong gân và trật khớp, bạn có thể áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu, cụ thể:

  • Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động để giảm đau và nghỉ ngơi để cơ thể tự hồi phục.
  • Chườm lạnh (Ice): Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng áp lên khu vực chấn thương trong vòng 24 giờ sau chấn thương để giảm sưng và đau. Nên chườm lạnh liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày sau chấn thương, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên từ 20 – 30 phút và cách nhau 3 – 4 giờ.
  • Băng bó (Compression): giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để chấn thương trở nặng. Lưu ý tránh băng bó chặt, nên nới lỏng hơn để máu được lưu thông dễ dàng.
  • Nâng cao (Elevation): Kê gối nằm bên dưới bộ phận chấn thương, sao cho phần bị bong gân hoặc trật khớp cao hơn so với toàn bộ cơ thể. 

2. Massage

Việc xoa bóp massage các vùng cơ căng cứng giúp cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông máu và cử động linh hoạt hơn. Phương pháp này thường áp dụng trường hợp căng cơ ở mức độ nhẹ.

3. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu (Manual therapy)

Đây là phương pháp trị liệu tập trung tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng tay kết hợp với các dụng cụ vật lý trị liệu. Kỹ thuật này được thực hiện bởi các chuyên viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng tại phòng khám ACC với đào tạo kiến thức và thực hành chuyên sâu.

Phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

4. Phương pháp Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic)

Tại Mỹ và quốc gia tiên tiến, phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic là phương pháp điều trị chấn thương thể thao rất phổ biến các vận động viên chuyên nghiệp vì tính an toàn, không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Dựa trên nguyên lý tác động tới hệ thần kinh trung ương, phương pháp Chiropractic giúp cải thiện chức năng vận động của cơ thể và cải thiện chất lượng thi đấu cho vận động viên. Các bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống sẽ nắn chỉnh các khớp xương và đốt sống sai lệch vào đúng vị trí ban đầu, từ đó trả lại đúng cấu trúc và chức năng của các xương khớp, từ đó các cơn đau sẽ giảm dần và chấm dứt hẳn chỉ sau một thời gian ngắn.

Bác sĩ nắn chỉnh cột sống cho VĐV Ánh Viên
Bác sĩ Eric Balderree thực hiện nắn chỉnh cột sống thắt lưng Chiropractic cho VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên.

Những lợi ích nắn chỉnh cột sống bao gồm:

  • Tối ưu hóa phản xạ thăng bằng.
  • Chữa lành chấn thương nhanh chóng.
  • Nâng cao khả năng vận động.
  • Tăng cường sức mạnh và độ dẻo trục thân – lưng, bụng, khớp gối, khớp vai, khuỷu, cổ tay và cơ bắp cánh tay.

Chiropractic trong điều trị chấn thương thể thao

5. Phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng hiện đại

Tùy theo tình trạng chấn thương của từng người bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp Vật lý trị liệu với các thiết bị hỗ trợ điều trị hiện đại giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, sớm trở lại hoạt động bình thường, bao gồm:

  • Sóng siêu âm, điện xung trị liệu: Giúp giảm đau, giảm sưng viêm mô mềm và thư giãn vùng cơ tổn thương.
  • Tia laser cường độ cao thế hệ IV: Giúp kích thích tuần hoàn máu, tái tạo các mô, sụn khớp tổn thương, đẩy nhanh quá trình làm lành.
Điều trị chấn thương thể thao bằng tia laser thế hệ IV
VĐV Quốc Gia Pencak Silat Nguyễn Thị Cẩm Nhi đang điều trị chiếu tia Laser thế hệ IV tại vị trí khớp gối.
  • Sóng xung kích Shockwave: Thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào; giảm đau và khôi phục khả năng vận động.
  • Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS: Giúp kéo giãn đốt sống lưng và đưa đĩa đệm trở lại vị trí cân bằng ban đầu, từ đó giải phóng chèn ép lên các đốt sống.
  • Máy trị liệu vận động ATM2: Giúp chỉnh sửa những điểm bị sai lệch trên cột sống và giúp cột sống trở lại trạng thái ban đầu, từ đó cơn đau sẽ mất đi mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
  • Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack: Đây là phương pháp tiên tiến giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ bị yếu, phục hồi chức năng vận động với hệ thống tập luyện không trọng lực. Phác đồ điều trị bao gồm 7 bước, nổi trội với 4 loại máy giảm áp thiết kế với 4 tư thế khác nhau, gia tăng hiệu quả giảm áp so với các thiết bị thông thường.

Hãy cùng lắng nghe bác sĩ ACC chia sẻ cách phòng ngừa và phương pháp điều trị tình trạng chấn thương thể thao hiệu quả thông qua chương trình Nụ cười ngày mới phát sóng trên HTV7 này nhé!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục