Đau dây thần kinh tọa là vấn đề sức khỏe mà nhiều người thường gặp phải. Không chỉ cản trở sinh hoạt và làm việc, đau dây thần kinh tọa còn khiến chuyện vợ chồng trở nên khó khăn. “Đau dây thần kinh tọa có quan hệ được không?” là thắc mắc mà ACC nhận được khá nhiều từ các bệnh nhân. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng mới cưới, làm sao để duy trì “chuyện chăn gối” mà vẫn đảm bảo sức khỏe của người bệnh là vấn đề rất được quan tâm.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo dài từ tủy sống và vùng hông đến các ngón chân. Khi đĩa đệm – miếng lót hấp thu xung động giữa đốt sống bị thoát vị sẽ chèn ép dây thần kinh tọa, gây ra các cơn đau thắt lưng và kéo dài xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Tìm hiểu thêm: > Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? > Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm > Triệu chứng đau thần kinh tọa và những điều cần biết
1. Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng như thế nào chuyện chăn gối?
Đau dây thần kinh tọa không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, tuy nhiên có thể gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Khu vực ảnh hưởng của chứng đau thần kinh tọa nằm từ thắt lưng trở xuống và đây cũng là khu vực hoạt động nhiều khi quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nếu người bệnh quan hệ với cường độ mạnh, sai tư thế có thể khiến các cơn đau dữ dội hơn.
Đồng thời, các triệu chứng tê liệt, đau mỏi, yếu cơ vùng dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ khiến chất lượng “chuyện chăn gối” bị ảnh hưởng trầm trọng. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn, mệt mỏi khi thực hiện các tư thế di chuyển khi quan hệ. Cảm giác đau cùng tâm trạng chán nản khiến người bệnh mất đi hứng thú và khó tập trung, lâu dần, người bệnh sẽ cảm thấy sợ hãi “chuyện chăn gối”.
2. Lời khuyên cho người bệnh đau thần kinh tọa
Để chuyện chăn gối không còn là nỗi lo, người bệnh đau thần kinh tọa nên sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Đồng thời, người bệnh nên chia sẻ với đối phương về tình trạng bệnh, cũng như thử các tư thế khác nhau nhằm tìm ra tư thế để cả 2 vẫn cảm thấy thoải mái. Người bệnh nên tránh các tư thế ngồi xổm hoặc phải chuyển mình nhiều.
Đau thần kinh tọa là triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những đối tượng thường xuyên mang vác và lao động nặng nhọc với tư thế sai. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây teo cơ, dẫn đến…
3. Cách chữa đau thần kinh tọa không dùng thuốc của Phòng Khám ACC
Nguyên nhân đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày,… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân trước khi bắt đầu liệu trình điều trị nào.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những vấn đề cột sống thường gặp xuất phát do đĩa đệm cột sống bị chệch ra khỏi vị trí thẳng hàng ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường tiềm ẩn trong thời…
Phòng khám ACC đã chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân đau thần kinh tọa, giúp họ lấy lại niềm vui cuộc sống. Liệu trình chữa trị đau thần kinh tọa của ACC bao gồm trị liệu thần kinh cột sống kết hợp các bài tập vật lý trị liệu nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Xem thêm: > Vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa > Những bài tập dành cho người đau thần kinh tọa > Bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì và kiêng gì?
Ngoài ra, để đẩy nhanh tiến trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa ACC sẽ sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại từ Hoa Kỳ như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV,… Chỉ trong thời gian ngắn điều trị, bệnh nhân có thể nhận thấy sự thay đổi sức khỏe tích cực.
Với tỷ lệ thành công đến 95%, Phòng Khám ACC tự hào mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tốt nhất, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sinh lực, không còn lo sợ các cơn đau thần kinh tọa.