Va chạm mạnh, đột ngột đổi hướng khi đang chạy hoặc tập luyện quá mức là những yếu tố phổ biến có khả năng dẫn đến các cơn đau đầu gối khi đá bóng. Để tránh ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, bạn nên điều trị tình trạng này ngay từ đầu.
Khớp gối của một người bao gồm gân, dây chằng và ba đoạn xương chày, xương bánh chè và xương đùi. Theo nhiều chuyên gia, đây là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể với các triệu chứng điển hình như đầu gối bị sưng, đau nhức khó chịu hoặc khó duỗi thẳng…
Cơn đau đầu gối thường xảy ra sau khi bạn gặp tai nạn nhưng đôi khi nó cũng có thể phát sinh khi bạn đang tham gia các hoạt động thể chất, ví dụ như chơi bóng đá.
Vì sao đầu gối lại phát đau khi chơi đá bóng? Nên làm gì nếu tình trạng này phát sinh? Liệu nó có thể phòng ngừa được không? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.
1. Do đâu mà người chơi bóng bị đau đầu gối?
Đá bóng là môn thể thao mang tính đối kháng cao nên người chơi thường xuyên gặp phải chấn thương. Một số chúng có thể kéo theo các cơn đau nhức ở đầu gối. Trong đó, ba vấn đề phổ biến nhất gây đau đầu gối là:
- Rách dây chằng chéo trước: chủ yếu xảy ra khi người chơi bóng đột ngột thay đổi hướng chuyển động khi đang di chuyển với tốc độ cao.
- Lạm dụng đầu gối: thúc ép cơ thể tập luyện gắng sức có nguy cơ khiến lớp sụn trên xương bánh chè mất đi độ cứng cần thiết, từ đó dẫn đến tình trạng nhuyễn sụn xương bánh chè. Đau nhức phần dưới đầu gối là triệu chứng đặc trưng của tình trạng này.
- Trật khớp gối: phát sinh khi đầu gối bị va chạm mạnh hoặc té ngã nghiêm trọng.
Xem thêm các dấu hiệu đau đầu gối khác: > Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống > Đau đầu gối khi ngồi xổm > Tình trạng đau khớp gối khi leo cầu thang
2. Có thể phòng ngừa đau đầu gối khi chơi đá bóng không?
Theo nhiều chuyên gia, cách chữa đau gối khi chơi bóng tốt nhất là ngăn chặn tình trạng này phát sinh ngay từ đầu. Vì nguyên nhân gây đau chủ yếu đến từ những biến cố xảy ra trong lúc luyện tập nên bạn có thể phòng ngừa bằng cách:
- Thường xuyên rèn luyện cơ chân nhằm trợ giúp khớp gối hoạt động thuận lợi.
- Chọn giày thể thao chuyên dụng, chất lượng.
- Thực hiện các bài tập nâng cao sức khỏe đầu gối, đặc biệt nếu bạn có tiền sử nhuyễn sụn xương bánh chè.
- Sử dụng miếng bảo vệ đầu gối khi đá bóng.
- Hạn chế để đầu gối chịu va chạm mạnh.
>Bài viết liên quan: Đột nhiên đau đầu gối: nguyên nhân do đâu?
3. Bị đau gối khi chơi đá bóng nên điều trị như thế nào?
Đôi khi tình trạng đau khớp gối có nguy cơ kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Để mau chóng khắc phục cơn đau, nhiều người đã tìm đến một số biện pháp thường thấy như:
- Phương pháp RICE, bao gồm các bước nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó và nâng cao đầu gối
- Uống thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin, ibuprofen…)
- Xoa bóp và tập vật lý trị liệu
- Phẫu thuật, chủ yếu dành cho trường hợp chấn thương dây chằng chéo trước
Giãn dây chằng đầu gối có thể tự hồi phục trong 1 - 2 tháng, tuy nhiên dễ bị tái phát. Nếu kéo dài và không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối với các biểu hiện: đau nhức dữ dội, thường xuyên mỏi…
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các giải pháp trên hiện nay không còn là lựa chọn lý tưởng cho việc điều trị đau đầu gối khi đá bóng. Thực tế, RICE chỉ là phương pháp sơ cứu ban đầu, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị chứ không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
Trong khi đó, thuốc giảm đau, xoa bóp hay vật lý trị liệu cũng chỉ có khả năng tạm thời đẩy lui triệu chứng đau nhức ở đầu gối chứ không hoàn toàn loại bỏ được chúng. Ngoài ra, người bệnh nên hết sức chú ý liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc có nguy cơ gây suy giảm chức năng gan, loét dạ dày và thậm chí là tổn thương thận.
Ngược lại, phẫu thuật có thể chấm dứt cơn đau gối triệt để, đặc biệt nếu nguyên nhân đến từ tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước. Tuy vậy, mổ dây chằng chéo trước không thật sự cần thiết cho mọi trường hợp. Nguyên nhân là do kỹ thuật này mang quá nhiều rủi ro, chẳng hạn như tổn thương dây thần kinh gây tê liệt chi dưới, cứng khớp, nhiễm trùng…
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: Mổ dây chằng chéo trước có cần thiết hay không?
Do đó, hầu hết bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật khi dây chằng tổn thương nghiêm trọng hoặc người bệnh đáp ứng không tốt với các biện pháp điều trị trước đó.
Vậy đâu là cách chữa đau đầu gối khi đá bóng an toàn và hiệu quả?
Ngày nay, không ít chuyên gia về cơ xương khớp và chấn thương thể thao đề xuất hướng điều trị đau khớp gối không dùng thuốc hoặc phẫu thuật cho người bệnh. Ở Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đi đầu trong lĩnh vực này.
Với hơn 15 năm hoạt động, ACC tự hào đã chữa trị tận gốc cơn đau đầu gối khi chơi bóng cho hàng chục nghìn người bệnh. Đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm và tận tâm cùng trang thiết bị hiện đại, tân tiến đã “ghi điểm” trong mắt những người gặp vấn đề với cơ xương khớp nói chung hay khớp gối nói riêng.
Thêm vào đó, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, bác sĩ ACC luôn tiến hành kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân trước khi bắt đầu. Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu, các chuyên gia tại đây có thể nắm được mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau nhức tại khớp gối cũng như thể trạng đặc thù của người bệnh. Từ đó, họ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp.
Mặt khác, đối với mỗi nguyên nhân gây đau đầu gối, các bác sĩ ở phòng khám ACC sẽ có hướng giải quyết khác nhau, ví dụ như:
Đau đầu gối khi đá bóng do trật khớp hoặc lạm dụng khớp gối
Nhìn chung, cả hai tình trạng lạm dụng khớp gối quá nhiều và trật khớp gối đều liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp ở bộ phận này. Do đó, giải pháp điều trị tối ưu nhất đối với trường hợp này sẽ là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Cơ chế hoạt động của liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống là trực tiếp sử dụng tay với lực thích hợp để nắn chỉnh lại những cấu trúc xương, khớp bị sai lệch trở về vị trí ban đầu, đồng thời kích thích quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể.
Như vậy, tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm dần theo thời gian mà không cần đến sự can thiệp của thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Đây cũng là lý do vì sao các chuyên gia đánh giá rất cao tính an toàn của Trị liệu Thần kinh Cột sống.
Để đem lại kết quả điều trị tốt nhất, liệu pháp này cần được thực hiện bởi những chuyên gia được đào tạo bài bản, chuyên sâu về thần kinh cột sống. Do chuyên ngành Thần kinh Cột sống chưa có chương trình đào tạo tại Việt Nam nên bệnh nhân cần cân nhắc điều trị tại những cơ sở có uy tín, tránh nhầm lẫn với những cơ sở vật lí trị liệu – phục hồi chức năng hoặc phòng khám y học cổ truyền tự nhận là “Trị liệu thần kinh cột sống” để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Ở Việt Nam hiện nay, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này với hơn 15 năm hoạt động.
Đầu gối phát đau khi chơi bóng do rách dây chằng
Đối với trường hợp rách dây chằng, bác sĩ ACC sẽ đề xuất liệu trình điều trị bằng tia laser cường độ cao thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave. Cả hai đều có khả năng tác động sâu vào vùng mô mềm bị chấn thương, từ đó đẩy nhanh cơ chế chữa lành vết rách của cơ thể bằng cách kích hoạt chu trình tái tạo tế bào.
Mặt khác, trong suốt quá trình điều trị đau đầu gối, người bệnh còn được các chuyên gia tại ACC hướng dẫn thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản kết hợp với các thiết bị hiện đại, chuyên dụng nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng khớp gối trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, bệnh nhân có thể sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy đau đầu gối khi đá bóng là một dấu hiệu chấn thương phổ biến ở những người thường xuyên chơi môn thể thao này. Việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến các cơn đau có thể giúp người bệnh mau chóng tìm ra hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Các chấn thương đầu gối thường gặp khi chơi thể thao: > Các loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị > Đau đầu gối khi tập squat nguyên nhân do đâu? > Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ