Triệu chứng đau bàn tay xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến bệnh nhân gặp bất tiện trong các hoạt động cầm nắm hàng ngày. Vậy làm sao để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này? Cùng tìm kiếm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
- 1. Đau nhức bàn tay là tình trạng gì?
- 2. Những nguyên nhân gây đau bàn tay thường gặp
- 3. Các vị trí đau bàn tay và nguyên nhân
- 4. Đau nhức bàn tay khi nào cần gặp bác sĩ?
- 5. Các phương pháp chẩn đoán đau bàn tay
- 6. Điều trị đau nhức bàn tay như thế nào?
- 7. Cách hỗ trợ giảm đau bàn tay tại nhà
- 8. Cách phòng ngừa các cơn đau ở tay hiệu quả
1. Đau nhức bàn tay là tình trạng gì?
Hệ cơ và khớp ở bàn tay giúp chúng ta thực hiện các chuyển động, thao tác cầm nắm khéo léo, chính xác. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó khiến bàn tay bị đau nhức.
2. Những nguyên nhân gây đau bàn tay thường gặp
Tình trạng đau ở bàn tay có thể do các nguyên nhân như chấn thương, viêm khớp, ống cổ tay, u nang bạch,… Cụ thể như sau:
2.1 Chấn thương
Chấn thương tay thường gặp khi chơi thể thao quá sức, va chạm, ngã hoặc tai nạn. Lúc này, bàn tay có thể bị căng cơ, bong gân hoặc nghiêm trọng hơn là gãy xương. Từ đó gây ra những cơn đau nhức cùng các dấu hiệu như sưng, không thể cử động, viêm đỏ,…

2.2 Viêm khớp
Khi bị viêm khớp bàn tay, bệnh nhân có triệu chứng đau âm ỉ hoặc đau rát ở các khớp ngón tay hoặc cổ tay. Kèm theo đó là các dấu hiệu khác như cứng khớp vào buổi sáng, sưng quanh khớp, xuất hiện những u nang nhỏ ở đầu ngón tay, các khớp ngón tay lỏng lẻo,…
2.3 Ống cổ tay
Ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép đi khi đi qua ống cổ tay. Hội chứng này khiến bệnh nhân chịu đựng những cơn đau nhức bàn tay về đêm, giảm sức cầm nắm, mất cảm giác vùng da bàn tay và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
2.4 Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain thường gặp ở nữ giới, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng, chị em nội trợ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi. Đây là tình trạng 2 gân ở gốc ngón tay cái bị sưng đau khiến vùng xung quanh gân có hiện tượng viêm. Từ đó gây áp lực lên các dây thần kinh gần đó và dẫn đến cảm giác đau tê quanh ngón tay cái, khiến bệnh nhân gặp trở ngại khi cầm nắm đồ vật.
2.5 U nang hạch
U nang hạch chứa chất lỏng với nhiều kích thước khác nhau, thường xuất hiện ở dưới cổ tay, khớp cuối hoặc gốc của ngón tay. Nếu u phát triển lớn hơn thì có thể gây áp lực cho các dây thần kinh gần đó và khiến bệnh nhân bị đau nhức, ngứa ran và tê bì quanh cổ tay hoặc bàn tay.
2.6 Bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp có thể gây ra những cơn đau cơ bàn tay, cổ tay, kèm theo cảm giác nóng rát và xuất hiện các vết đỏ trên da tay. Đặc biệt, các triệu chứng này thường xuất hiện về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2.7 Bệnh lupus
Khi mắc bệnh lupus, bệnh nhân có thể gặp tình trạng viêm làm dày lớp niêm mạc mỏng xung quanh khớp. Từ đó dẫn đến triệu chứng đau và sưng ở bàn tay, cổ tay và bàn chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như đau cơ, sốt không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, rụng tóc, đau khi hít thở sâu,…
2.8 Bệnh thần kinh ngoại biên
Bệnh thần kinh ngoại biên diễn ra khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Lúc này, người bệnh cảm thấy bàn tay hoặc bàn chân bị tê bì, ngứa ran, đau nhức và yếu sức đi. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường,…
2.9 Hội chứng Raynaud
Bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud có phản ứng cơ thể nhạy cảm hơn khi bị lạnh hoặc căng thẳng. Cụ thể, người bệnh có thể bị đau bàn tay, bàn chân kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran, châm chích.
2.10 Hội chứng ngón tay cò súng (ngón tay bật)
Ngón tay cò súng là tình trạng ngón tay bị co cứng, đau nhức khi mắc kẹt ở tư thế uốn cong. Ban đầu, người bệnh có thể không có cảm giác đau, chỉ thấy khó chịu khi cử động ngón tay. Nhưng nếu bệnh trở nặng, các khớp ngón tay, liên đốt gần lòng bàn tay bị đau nhức khi ấn vào.
3. Các vị trí đau bàn tay và nguyên nhân
Tình trạng đau nhức có thể diễn ra ở nhiều vị trí trên bàn tay do các nguyên nhân sau đây:
Vị trí đau | Nguyên nhân |
Đau lòng bàn tay | Hội chứng ống cổ tay, hội chứng ngón tay cò súng, viêm khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh hồng ban. |
Đau mu bàn tay | Viêm gân hoặc viêm khớp, gãy xương ở tay, u nang bạch, hội chứng ống cổ tay, bệnh ghẻ. |
Đau cổ tay | Bong gân, viêm khớp hoặc viêm gân, hội chứng ống cổ tay, u nang bạch, cổ tay bị gãy. |
Đau ngón tay cái | Bong gân, viêm gân hoặc viêm khớp, hội chứng ống cổ tay, hội chứng ngón tay cò súng, ngón tay bị gãy. |
4. Đau nhức bàn tay khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bị đau bàn tay, bạn cần gặp bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu như sau:
- Ngón tay hoặc bàn tay bị tê bì.
- Cử động ngón tay khó khăn.
- Ngón tay có dấu hiệu sưng đỏ.
- Bàn tay, ngón tay bị sưng tấy, đau khớp kéo dài dù đã nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau.

5. Các phương pháp chẩn đoán đau bàn tay
Để chẩn đoán tình trạng đau nhức ở bàn tay, bác sĩ có thể thực hiện các bước thăm khám sức khỏe và yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm như sau:
- Gập cổ tay về trước trong khoảng 60 giây để xem có bị ngứa ran hoặc tê bì không.
- Chạm vào khu vực trên dây thần kinh giữa để kiểm tra có đau không.
- Đánh giá sức mạnh của cổ tay và những ngón tay.
- Chụp X-quang cổ tay để kiểm tra tình trạng xương khớp, chụp điện cơ để đánh giá sức khỏe các dây thần kinh và hệ cơ.
- Xét nghiệm nước tiểu và máu để phát hiện bệnh lý tiềm ẩn (nếu cần thiết).
6. Điều trị đau nhức bàn tay như thế nào?
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau bàn tay mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như:
6.1 Nẹp, bó bột
Trong trường hợp gãy xương ở ngón tay, cổ tay, bác sĩ có thể chỉ định nẹp hoặc bó bột. Phương pháp này giúp ổn định vị trí của phần xương bị tổn thương và tránh tình trạng tiến triển thành viêm khớp.
6.2 Dùng thuốc giảm đau
Bệnh nhân có thể được kê đơn sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau tay trong các trường hợp gặp các vấn đề như hội chứng ngón tay cò súng, viêm khớp. Dù vậy, sử dụng loại thuốc này dạng uống trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày, tổn thương gan và tăng nguy cơ đau tim. Ngoài ra, dùng thuốc giảm đau không hiệu quả với hội chứng ống cổ tay.
6.3 Tiêm corticosteroid
Tiêm corticosteroid có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng viêm. Thông thường, bác sĩ đề xuất giải pháp này nếu bệnh nhân bị đau tay do các vấn đề như viêm khớp, viêm gân, hội chứng ống cổ tay, hội chứng ngón tay cò súng,… Tuy nhiên, tiêm corticosteroid có thể kèm theo các tác dụng phụ như cơn đau kéo dài 1-2 ngày sau khi tiêm, chỉ số đường huyết tăng trong khoảng 5 ngày, gân bị suy yếu đi,…
6.4 Châm cứu
Bệnh nhân có triệu chứng đau nhức bàn tay do viêm khớp có thể được chỉ định châm cứu để cải thiện tình trạng. Đây là kỹ thuật y học cổ truyền có tác dụng chống viêm, giải phóng các hormone endorphin và serotonin giúp giảm đau an toàn và hiệu quả.

6.5 Phẫu thuật
Với các trường hợp hội chứng ống cổ tay, hội chứng ngón tay cò súng, viêm khớp, u nang hạch có dấu hiệu tiến triển nặng và bệnh nhân không còn đáp ứng tốt các phương pháp bảo tồn trước đó, bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật. Đây là giải pháp giúp trị đau tay, tăng khả năng vận động cho bàn tay. Tuy nhiên, phẫu thuật bàn tay và cổ tay tồn tại một số nhược điểm như khớp kém linh hoạt, phát sinh các biến chứng (sưng cứng, nhiễm trùng), làm tổn thương dây thần kinh,…
6.6 Vật lý trị liệu
Trong quá trình điều trị các vấn đề như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp, bệnh nhân có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu. Tùy vào tình trạng đau cơ bàn tay cụ thể, bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu sẽ đưa ra những bài tập kéo giãn, hỗ trợ tăng cường sức mạnh để giảm đau, khôi phục chức năng của bàn tay và ngăn ngừa tái phát. Với trường hợp sau phẫu thuật tay cũng cần tập vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và nhanh hơn. Hiện có nhiều phương pháp vật lý trị liệu như các bài tập vận động hồi phục chức năng, sóng xung kích trị liệu, trị liệu bằng nhiệt hoặc nước,…
6.7 Trị liệu thần kinh cột sống
Nếu bệnh nhân mong muốn điều trị tình trạng đau tay an toàn, hiệu quả không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật thì có thể tìm đến trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Đây là phương pháp trực tiếp dùng tay với lực vừa phải nắn chỉnh các sai lệch ở khớp xương tay, cổ tay về đúng vị trí, từ đó giải phóng áp lực lên dây thần kinh – nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Chiropractic được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả nên được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Pháp,…
Tuy nhiên, để trị liệu thần kinh cột sống đúng chuẩn y khoa, bạn cần tìm đến cơ sở điều trị được Bộ Y tế công nhận, sở hữu đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực này và giàu kinh nghiệm.
Điều trị đau bàn tay không dùng thuốc, không phẫu thuật, an toàn hiệu quả tại ACC ACC tự hào là phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam công nhận từ năm 2006. Với nền tảng chuyên môn ban đầu vững chắc, phòng khám đã có hành trình gần 20 năm ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống chữa lành nhiều bệnh cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Nhờ đó giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp dai dẳng và sớm quay lại cuộc sống bình thường. ![]() Với triệu chứng đau bàn tay liên quan đến vấn đề cơ xương khớp, tại ACC có liệu trình kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được cá nhân hóa mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, giảm đau nhanh chóng. Theo đó, bệnh nhân sẽ được điều trị trực tiếp cùng 100% bác sĩ Trị liệu thần kinh cột sống nước ngoài dày dặn kinh nghiệm đến từ các nước như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand,… Cùng sự hỗ trợ tích cực từ cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị máy móc tiên tiến chuẩn quốc tế giúp chức năng bàn tay bị đau sớm hồi phục. Ngoài ra, trong suốt quá trình điều trị, khách hàng luôn có sự đồng hành liên tục của đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết và đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng, sinh hoạt. Nhờ đó giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa đau tái phát. >> Đặt hẹn với ACC để sớm “tạm biệt” những cơn đau nhức xương khớp và quay lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. |
7. Cách hỗ trợ giảm đau bàn tay tại nhà
Bên cạnh điều trị tích cực, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các giải pháp giảm đau cho bàn tay tại nhà bao gồm:
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động tay: Bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm việc, chơi thể thao hoặc chấn thương. Đồng thời, bạn cần tránh vận động quá mức để tay sớm hồi phục.
- Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên tay trong 10-15 phút và thực hiện vài lần trong ngày có thể giúp giảm đau, viêm.
- Nẹp bàn tay: Đeo nẹp ở cổ tay có thể hạn chế một số cử động gây đau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp này khi ngủ và hạn chế đeo nẹp cả ngày để tránh làm cứng cổ tay.
- Kê cao bàn tay: Kê cao bàn tay hỗ trợ giảm áp lực lên cổ tay, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
8. Cách phòng ngừa các cơn đau ở tay hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức bàn tay, bạn nên:
- Luôn đặt tay, cổ tay ở tư thế thoải mái khi làm việc.
- Không nên xách đồ nặng bằng cổ tay, cần dùng lực ở cả bàn tay và cánh tay.
- Hạn chế các hoạt động gây áp lực nhiều lên cổ tay như chơi các nhạc cụ cần dùng cổ tay, đánh máy hoặc sử dụng chuột liên tục.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D và canxi để hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
- Khi hoạt động cổ tay liên tục, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để hệ cơ, xương khớp có thời gian phục hồi.

Nhìn chung, đau bàn tay được xem là tình trạng thường gặp nhưng vẫn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cần sớm điều trị. Vì thế, nếu bị đau nhức tay thường xuyên dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.