Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh xương khớp do tăng cân sau Tết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Hậu Tết, không ít người phải đối mặt với tình trạng tăng cân mất kiểm soát, do những ngày nghỉ dài khiến thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, ăn uống ngủ nghỉ lộn xộn, không khoa học… Việc cân nặng “nhảy vọt” sau Tết gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, bao gồm cả hệ Cơ – Xương khớp!

1. Vì sao chúng ta lại dễ tăng cân trong dịp Tết?

Tăng cân là “nỗi ám ảnh” không của riêng ai, nhưng cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, tình trạng này lại càng “thả phanh” hơn bởi những nguyên nhân sau:

1.1. Tiêu thụ nhiều thực phẩm kém lành mạnh

Các món ăn truyền thống ngày Tết như: bánh chưng, bánh tét, hành kiệu, giò chả, xôi chè, lạp xưởng, nem rán… thường có năng lượng cao, nhiều đạm, đường, muối và chất béo. Chưa kể, một số đồ ăn vặt như nước ngọt, rượu bia, các loại bánh, mứt, kẹo, hoa quả sấy khô… còn chứa rất nhiều đường bổ sung. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm giàu calo, đường, dầu mỡ, nhất là chất béo bão hòa, dẫn đến phần năng lượng dư thừa được cơ thể tích trữ lại ở dạng mỡ gây tăng cân.

Các món ăn ngày Tết
Cơ thể dễ dàng tăng cân nếu không kiểm soát tốt việc ăn uống ngày Tết.

1.2. Ít vận động

Việc hạn chế vận động cũng gây nguy cơ tích đọng mỡ thừa. Bởi trong ngày Tết, các hoạt động chủ yếu chỉ xoay quanh ăn, ngủ, đi chúc Tết… gần như rất khó để tiêu hao lượng calo khổng lồ từ những bữa ăn. Do vậy, phần đông mọi người sau Tết đều bị đọng mỡ ở mặt, bắp đùi, cánh tay và nhất là bụng.

1.3. Tâm lý thoải mái

Nguyên nhân tăng cân trong dịp Tết còn xuất phát do tâm lý thoải mái, xả hơi tận hưởng kỳ nghỉ sau khoảng thời gian làm việc. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh hoạt chất Dronabinol kích thích ham muốn thèm ăn, khiến bạn cảm thấy ăn ngon miệng, muốn ăn nhiều hơn, đồng thời hệ tiêu hóa cũng tăng khả năng hấp thụ. Thêm vào đó, việc tụ họp ăn uống triền miên cũng vô tình “nạp” năng lượng cả ngày làm cơ thể tăng cân mà nhiều người hay chủ quan.

2. Tăng cân sau Tết ảnh hưởng như thế nào đến xương khớp?

Hiện tượng tăng cân đột ngột và quá mức là yếu tố làm tăng áp lực lên cơ xương khớp, đặc biệt là cột sống rất dễ bị thoái hóa sớm. Không chỉ vậy, khi lượng mỡ thừa ở vùng bụng tích tụ nhiều do lười vận động, ít luyện tập thể dục sẽ làm đường cong sinh lý ở thắt lưng tăng lên, kéo khung xương chậu về phía trước. Tình trạng này khiến các cơ lưng bị siết chặt, gây căng cơ và người bệnh thường xuyên đau nhức cột sống. Về lâu dài, có thể gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh xương khớp nguy hiểm như:

2.1. Thoát vị đĩa đệm

Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống, khiến đĩa đệm nhanh bị tổn thương và thoái hóa. Do đó, những người thừa cân, béo phì rất dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, với các triệu chứng điển hình như đau vùng thắt lưng đột ngột, dữ dội, tăng nhiều khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh.

Thoát vị đĩa đệm với cơn đau nhức khó tả
Thoát vị đĩa đệm đặc trưng với những cơn đau nhức khó tả ở mỗi cử động của cơ thể.
Cảnh báo: Béo phì chính là nguyên nhân gây đau lưng?

Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp... người bị béo phì còn phải đối mặt với các chứng…

2.2. Viêm khớp và viêm khớp mãn tính

Thừa cân, béo phì làm hàm lượng chất béo trong cơ thể tăng cao, kích thích quá trình viêm phát triển. Khi bị viêm khớp, xương sụn trơn bị mòn đi sẽ làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống.

>> Tìm hiểu thêm: Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

2.3. Loãng xương

Thói quen lười vận động cùng chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn” dưỡng chất, thiếu canxi sẽ khiến mật độ xương giảm xuống, từ đó gây loãng xương. Càng về sau, khi khối lượng khoáng chất bị mất ngày càng nhiều, xương của người bệnh thường rất yếu, trở nên xốp, giòn và dễ gãy hơn.

Phân biệt viêm xương khớp và loãng xương ở người cao tuổi

1. Viêm xương khớp và loãng xương là gì? Viêm xương khớp: là tình trạng thoái hóa xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị vỡ và mòn đi, khiến các xương dưới sụn cọ xát vào nhau, gây đau rát, sưng và mất khả năng cử động khớp.…

2.4. Thoái hóa cột sống

Không đơn thuần là do tuổi tác, tình trạng tăng cân sau Tết còn là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống. Trọng lượng càng tăng thì áp lực từ sức nặng của cơ thể mỗi khi di chuyển hoặc vận động càng lớn, từ đó tăng nguy cơ thoái hóa. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

3. Làm thế nào để giảm cân an toàn và tăng cường sức khỏe xương khớp?

Để giảm cân an toàn và góp phần tăng cường sức khỏe xương khớp dẻo dai, cứng chắc, mọi người có thể tham khảo các cách dưới đây:

3.1. Loại bỏ các thực phẩm kém lành mạnh

Nói “không” với các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, đồ ngọt… là điều cần thiết để bạn sớm lấy lại vóc dáng cân đối và duy trì sức khỏe ổn định. Song song đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, Canxi, Magie như: hải sản, cá hồi, bông cải xanh, hạnh nhân, bơ… có các khoáng chất giúp săn chắc cơ, hạn chế các cơ bị chuột rút. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường thực phẩm giàu protein thay cho tinh bột như các loại đậu, gạo lứt, các loại hạt, thịt, bông cải xanh… nhằm giúp cơ thể no lâu hơn so với ăn carbohydrate hay thực phẩm nhiều chất béo.

Các thực phẩm giàu dưỡng chất
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất giúp củng cố sức khỏe hiệu quả, duy trì tính linh hoạt cho cột sống.

3.2. Tăng uống nước lọc, nước trái cây thay vì rượu và nước ngọt

Uống nhiều nước lọc và nước ép từ hoa quả, rau củ là một trong những biện pháp giảm cân sau Tết hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bằng cách này, cơ thể vừa được bổ sung đầy đủ nước giúp no lâu hơn, vừa nạp thêm vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác, giúp bạn an tâm kiểm soát cân nặng mà vẫn nâng cao sức khỏe.

3.3. Tăng cường tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Kết hợp giữa dinh dưỡng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, là bí quyết giúp tình trạng tăng cân sau Tết ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp không còn là mối lo. Bạn nên lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe, đồng thời cố gắng thực hiện đều đặn tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tập 5 ngày mỗi tuần. Một số vận động nhỏ như đi lại, xoay lắc người khi nghỉ ngơi, xem tivi cùng gia đình; chọn đi cầu thang bộ thay cầu thang máy… cũng góp phần giúp ích tiêu hao năng lượng.

Song song thực hiện những biện pháp trên, nếu thấy các cơn đau nhức xương khớp ngày càng trầm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Tại phòng khám ACC, đã có rất nhiều bệnh nhân chấm dứt tình trạng nhức mỏi cơ xương khớp do béo phì, nhờ áp dụng kế hoạch điều trị được thực hiện bởi 100% bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm.

Bác sĩ đang nắn chỉnh cột sống thắt lưng cho bệnh nhân
Bác sĩ Luke Hamman thực hiện nắn chỉnh cột sống thắt lưng giúp điều chỉnh sai lệch cấu trúc cột sống.

Liệu trình ứng dụng các phương pháp điều trị bảo tồn KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC gồm Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng với trang thiết bị tối tân, nhập khẩu từ Châu Âu (như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac…). Qua đó giúp người bệnh đẩy nhanh hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng vận động, đi lại dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bác sĩ còn tận tình tư vấn, hướng dẫn cải thiện lối sống khoa học (ăn uống, vận động, thói quen…), nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát và đảm bảo hiệu quả lâu dài.

Phương pháp điều trị kết hợp tại ACC
Đừng để sức khỏe “gặp nguy” vì tăng cân sau Tết, khiến bạn không thể tập trung làm việc và tận hưởng cuộc sống. Mỗi người cần chú ý kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên và tầm soát xương khớp định kỳ, nhằm sớm phát hiện các vấn đề bất thường để có hướng điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng.

>> Có thể bạn quan tâm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục