Cổ và vai đảm nhiệm vai trò giữ cho đầu và cột sống ở vị trí đúng, duy trì sự linh hoạt phần trên cơ thể. Khi gặp các vấn đề ở cổ vai gáy, người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện trong cử động. Sau đây là 5 nhóm nghề có nguy cơ cao gặp các vấn đề cổ – vai – gáy.
1. Top 5 nghề nghiệp dễ mắc các vấn đề ở cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nhiều ngành nghề khác nhau. Khởi phát là những cơn đau nhẹ, thoáng qua, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng đến khả năng xoay cổ, các sinh hoạt thường ngày cũng gặp nhiều hạn chế.
>Xem thêm: Cách nhận biết đau cổ vai gáy
1.1. Văn phòng, công sở
Với tính chất công việc ngồi nhiều, nhân viên công sở đứng đầu trong nhóm dễ đau mỏi vai gáy. Theo một điều tra xã hội học, có đến 90,5% nhân viên văn phòng gặp các vấn đề cổ vai gáy.
Nhìn chung, với môi trường làm việc căng thẳng, ít vận động, ngồi một chỗ quá lâu, bị ảnh hưởng từ nhiệt độ của điều hòa, ảnh hưởng của máy vi tính và chế độ ăn uống không lành mạnh là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khối công sở dễ gặp các vấn đề đau mỏi cổ vai gáy, cơ xương khớp.
>Xem thêm: Đau cổ vai gáy sau sinh và cách khắc phục hiệu quả
1.2. Giáo viên
Giáo viên cũng là nhóm đối tượng hàng đầu dễ gặp các vấn đề cổ vai gáy. Do phải thường xuyên làm việc với cường độ cao, ngửa cổ lên bảng để giảng bài, nhiều thầy cô dễ gặp các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, viêm khớp vai. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống của các thầy cô giáo.
1.3. Học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên với thói quen ngồi sai tư thế trong sinh hoạt và học tập, ít vận động, mang cặp sách nặng, chế độ dinh dưỡng thiếu chất và tâm trạng lo âu mỗi khi đến kỳ kiểm tra, thi cử,.. là những nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy.
Bên cạnh đó, học sinh trong độ tuổi dậy thì còn có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ xương khớp như bàn chân bẹt, cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống sớm, thoát vị đĩa đệm,.. Do vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp cho trẻ vị thành niên.
1.4. Tài xế đường dài
Đau mỏi cổ vai gáy là căn bệnh khó tránh khỏi ở người tài xế đường dài. Nguyên nhân chính là do trong quá trình ngồi lái xe thời gian lâu, các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép dẫn tới máu lưu thông kém, các cơ ở vùng cổ vai gáy bị cứng, gặp hạn chế khi xoay cổ.
>Xem ngay: Các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy hiệu quả
1.5. Nông dân
Công việc của người nông dân chủ yếu khuân vác vật nặng trên vai, thường xuyên làm việc dưới nắng mưa, thời gian nghỉ ngơi ít. Do vậy, hệ thống cơ xương khớp đặc biệt là cổ vai gáy, đĩa đệm nguy cơ cao bị tổn thương, từ những bệnh nhẹ như đau mỏi vai gáy, đến thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp vai,..
2. Cách phòng ngừa đau mỏi cổ vai gáy
Người bị đau mỏi vai gáy lâu ngày không khỏi có nguy cơ cao dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp vai, teo cơ, yếu cơ cánh tay, rối loạn tiền đình, chèn ép rễ dây thần kinh cổ gây thoái hóa đốt sống cổ,… Do vậy, việc phòng ngừa đau mỏi vai gáy hay ngăn chặn cơn đau diễn tiến nặng là điều rất cần thiết.
- Tránh ngồi quá lâu: Hạn chế việc ngồi một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là khi làm việc trên máy tính hay xem TV.
- Ngồi đúng tư thế: Đảm bảo tư thế ngồi đúng và thoải mái: hai chân chạm đất, lưng tựa vào thành ghế, ngửa người khoảng 135 độ (góc tạo bởi đùi và thân). Tư thế này giúp giảm tải cho cột sống cổ và lưng, đồng thời các mạch máu được lưu thông tốt hơn.
- Tập luyện thể thao: Duy trì thói quen rèn luyện các bài tập giãn cơ để tăng cường sự linh hoạt và giảm căng cơ.
- Sử dụng điều hòa “thông minh”: Các chuyên gia khuyến khích nên bật điều hòa khoảng 2 – 3 tiếng sau đó tắt và chuyển sang sử dụng quạt điện để duy trì nhiệt độ ổn định và không chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời. Trước khi ra khỏi phòng, nên tắt điều hòa trước 30 – 60 phút, mở cửa để tạo sự thích nghi với không khí bên ngoài, hạn chế bị sốc nhiệt.
- Thăm khám cơ xương khớp định kỳ: Nếu có biểu hiện đau cổ vai gáy lâu ngày không khỏi hoặc có các triệu chứng khác như tê lan xuống hai cánh tay, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
>Xem thêm: Đau bả vai trái lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?
3. Khắc phục triệu chứng đau cổ vai gáy hiệu quả
Ngày nay, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì hiệu quả tối ưu trong điều trị các vấn đề cơ xương khớp, giảm các triệu chứng đau, an toàn, không sử dụng thuốc, không phẫu thuật.
Tiên phong tại Việt Nam, phòng khám ACC với 17 năm kinh nghiệm sử dụng Chiropractic làm phương pháp chính trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, đau mỏi vai gáy, hiệu quả an toàn được bệnh nhân và người nhà đánh giá cao. Ngoài ra, các bác sĩ tại ACC còn tối ưu liệu trình điều trị khi kết hợp Chiropractic cùng chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng như thiết bị giảm áp Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS,.. đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp bệnh nhân sớm lấy lại cuộc sống tươi đẹp, không còn đau mỏi.
Trên đây là top 5 nhóm nghề dễ gặp các vấn đề cổ vai gáy, nếu bạn hoặc người thân thuộc top 5 kể trên và có những triệu chứng đau mỏi vùng cổ vai gáy lâu ngày không khỏi, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC để được tư vấn về liệu trình điều trị giảm đau không dùng thuốc, không phẫu thuật.
Bài viết xem nhiều:
> 6 mẹo chăm sóc sức khỏe cột sống
> Điều trị bàn chân bẹt sớm để tránh đau đớn về sau
> 6 cách phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp