Ngải cứu là loại thảo dược có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, trong đó có hệ xương khớp. Vì vậy mà trong dân gian hiện nay không ít người truyền tai nhau về cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả hay không và những lưu ý gì khi thực hiện. Vậy thì cùng ACC tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
1. Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu không?
Ngải cứu là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó không chỉ xuất hiện trong các bài thuốc dân gian mà còn được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Ngải cứu có khả năng chống viêm nhờ thành phần có chứa hợp chất Artemisinin giúp làm dịu hoạt động của các protein, cụ thể là cytokine (chất kích thích tình trạng viêm). Nhờ đó giảm bớt các triệu chứng viêm như đau, đỏ, ấm nóng và sưng.
Ngoài ra, trong ngải cứu còn có Flavonoid, Coumarin, Cineol, Tetradecatrilin,… cũng có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý viêm nhiễm.
Ngải cứu có tính ấm và có chứa hợp chất chống viêm, hỗ trợ giảm đau khớp gối.
Đối với tình trạng tràn dịch khớp gối (lượng dịch trong khớp gối tăng bất thường) với các biểu hiện như bị đau, sưng đỏ và nóng ran khớp gối, ngải cứu có thể hỗ trợ giảm viêm và giảm đau. Người bệnh có thể dùng ngải cứu để pha nước uống hoặc ngâm đầu gối. Một số người còn dùng ngải cứu giã nhỏ và đắp lên đầu gối để cải thiện tình trạng đau nhức.
Nhìn chung, bạn có thể dùng ngải cứu để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau do tràn dịch khớp gối. Nhưng vì là nguyên liệu thiên nhiên nên hiệu quả chậm và chỉ có tác dụng với trường hợp tràn dịch khớp ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, không phải ai cũng dùng được ngải cứu, đặc biệt là những người bị rối loạn đường ruột, người mắc bệnh viêm gan, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu,… không nên uống hoặc ăn ngải cứu.
Nếu tình trạng tràn dịch khớp gối của bạn trở nặng, kéo dài không thuyên giảm, nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu tại nhà
Dưới đây là những cách dùng ngải cứu để hỗ trợ giảm sưng đau và viêm khớp gối được nhiều người chia sẻ:
2.1 Uống nước ngải cứu
Cách này khá đơn giản, gần như ai cũng làm được và cũng không mất nhiều thời gian chuẩn bị:
Cách thực hiện: Bạn dùng khoảng 1 nắm lá ngải cứu tươi hoặc 10g lá ngải cứu khô đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc thuốc cùng ½ lít nước. Đun đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ để thêm 20 – 30 phút thì tắt bếp. Có thể chia nhỏ uống trong ngày, kiên trì 1 – 2 tháng sẽ cảm thấy khớp gối đỡ đau nhức hơn.
Lưu ý bạn nên rửa thật sạch lá ngải cứu tươi để không còn bụi bẩn và các hóa chất bám trên lá, còn nếu mua lá ngải cứu khô thì nên chọn địa chỉ uy tín. Ngoài ra, nên ngừng sử dụng lá ngải cứu khi có biểu hiện bất thường sau khi uống.
Bạn có thể làm nước uống ngải cứu tươi tại nhà để hỗ trợ giảm đau khớp gối.
>> Tìm hiểu ngay: 5 cách giảm đau xương khớp hiệu quả không dùng thuốc
2.2 Làm men ngải cứu
Với quá trình lên men sẽ giúp các hoạt chất trong ngải cứu hấp thu vào vị trí tổn thương trên đầu gối nhanh hơn.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 kg ngải cứu khô, 1 kg đường cát, 1 gói men rượu, 1 củ gừng tươi, nước sôi để nguội khoảng 35 – 40 độ C và một bình thủy tinh có nắp đậy kín để dùng ủ men ngải cứu. Sau đó, rửa sạch 1 củ gừng tươi rồi cắt thành lát mỏng, cho vào thau chứa ngải cứu khô, tiếp tục cho đường và men vào rồi trộn đều. Tiếp đến bạn cho nước vào, trộn lên để làm ướt đều hỗn hợp và cuối cùng cho tất cả vào bình ủ men.
Lưu ý sau khi cho hỗn hợp trên vào bình, bạn nên dùng thêm thanh chắn hoặc chai,… để dằn ép các nguyên liệu xuống nhằm hạn chế để nguyên liệu tiếp xúc với không khí trong bình, gây hư hỏng men. Ngoài ra, bình ủ men ngải cứu cũng cần được giữ ở 35 độ C và trong khoảng 10 ngày là có thể dùng để bôi vào vị trí đau.
2.3 Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và dầu oliu
Omega-3 trong dầu oliu có thể giúp ức chế tác nhân viêm trong cơ thể, kết hợp cùng ngải cứu sẽ hỗ trợ giảm đau, giảm viêm mạnh mẽ hơn.
Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị ngải cứu tươi sau đó đem đi rửa sạch và cắt nhỏ hoặc nghiền nhỏ. Sau đó, trộn ngải cứu với dầu oliu rồi dùng hỗn hợp này bôi lên khớp gối và massage nhẹ nhàng trong 10 phút. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện 2 lần để giúp giảm đau.
2.4 Sử dụng ngải cứu và gừng
Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và gừng cũng được nhiều người áp dụng. Vì cả 2 nguyên liệu này đều có tính ấm, chứa các hợp chất kháng viêm mạnh sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, chống viêm và giảm đau, phù hợp để hỗ trợ giảm đau nhức hoặc viêm khớp gối.
Cách thực hiện: Bạn dùng lá ngải cứu và 1 nhánh gừng tươi đem đi rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó giã nát và cho hỗn hợp này lên chảo, xào nóng. Cho hỗn hợp vào khăn bông, cuộn tròn lại và chườm vào vị trí đau, để yên trong 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để thấy hiệu quả mang lại.
2.5 Bài thuốc từ ngải cứu và muối
Muối có đặc tính sát khuẩn cao, khi kết hợp cùng ngải cứu càng làm tăng khả năng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp.
Cách làm như sau: Bạn chuẩn lá ngải cứu rồi đem đi rửa sạch và cắt nhỏ. Tiếp theo cho ngải cứu và muối vào chảo để rang nóng. Sau đó, cho hỗn hợp này vào khăn bông hoặc túi vải rồi đắp lên vùng khớp gối bị đau nhức trong khoảng 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần liên tục trong 1 – 2 tháng sẽ thấy khớp gối đỡ đau nhức hơn.
Rang lá ngải cứu với muối rồi chườm lên khớp gối cũng hỗ trợ giảm đau nhức.
>> Đừng bỏ lỡ: TOP 6 cách giảm đau khớp gối đơn giản, hiệu quả
3. Lưu ý cần biết khi dùng ngải cứu chữa tràn dịch khớp gối
Để đảm bảo an toàn khi dùng ngải cứu, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Không phải ai cũng có thể dùng ngải cứu và tình trạng đau khớp gối ở mỗi người là khác nhau. Do đó, bạn trao đổi với bác sĩ có nên dùng ngải cứu để điều trị tại nhà hay không.
- Kiểm tra phản ứng phụ: Trước khi sử dụng ngải cứu, bạn nên kiểm tra thử ở một vùng nhỏ trên da để xem có dị ứng hay không, sau đó mới đắp lên vùng khớp gối đau nhức.
- Không lạm dụng ngải cứu: Chỉ nên dùng từ 3-5g ngải cứu khô, 9-15g ngải cứu tươi và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống. Việc lạm dụng ngải cứu có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, co giật,…
- Không bôi ngải cứu trực tiếp lên da: Vì ngải cứu có tính nóng nên có thể gây bỏng nếu bạn bôi trực tiếp lên da. Do đó, bạn phải bọc ngải cứu bằng một túi vải sạch rồi mới chườm lên da.
- Ngưng sử dụng và đến bác sĩ thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường: Khi dùng ngải cứu, bạn nên theo dõi và quan sát vùng bị sưng viêm, đau nhức. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường như khớp gối sưng to hơn, đau nhức kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám.
Dù được chia sẻ rộng rãi nhưng các cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm sưng đau, không thay thế điều trị. Để chữa dứt điểm tràn dịch khớp gối, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị đúng ngay từ đầu.
Phòng khám ACC: Chữa tràn dịch khớp gối không dùng thuốc, hiệu quả cao – ngừa tái phát
Với phương châm điều trị lành tính, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ACC tiên phong ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng trong điều trị bệnh tràn khớp gối. Hiệu quả đã được chứng thực khi có nhiều trường hợp đã khỏi bệnh, hết đau, đi lại bình thường.
Chiropractic được giới y học hiện đại đánh giá có độ lành tính cao. Qua các kỹ thuật nắn chỉnh của bác sĩ sẽ giúp đưa cấu trúc xương khớp sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, nhờ đó giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và kích thích quá trình tự chữa lành của cơ thể, giúp giảm và hết đau hiệu quả.
Phòng khám ACC có thế mạnh về năng lực chuyên môn khi sở hữu 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống có bằng cấp chứng chỉ. Các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tế đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh xương khớp từ nhẹ đến phức tạp.
Còn Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng sẽ sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe xương khớp. Tại ACC, mỗi người bệnh sẽ có 1 liệu trình vật lý trị liệu – phục hồi chức năng riêng biệt với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Chẳng hạn như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,…
ACC ứng dụng Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng giúp điều trị cơn đau khớp gối hiệu quả.
Bác sĩ ACC còn tư vấn, cho lời khuyên nên ăn gì và kiêng gì, chế độ sinh hoạt tại nhà như thế nào để nhanh hồi phục. Kết hợp chỉ định bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khớp như Glucosamine/Chondroitin/MSM để tăng khả năng phục hồi sụn khớp gối.
Tràn dịch khớp gối nếu được chữa đúng cách ngay từ đầu sẽ lành cơn đau, sưng viêm hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Nếu có thắc mắc nào về liệu trình điều trị, Liên hệ ngay với ACC để được tư vấn chi tiết.