Viêm cân gan bàn chân gây ra những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện các triệu chứng của tình trạng này, ngoài việc điều trị theo chỉ định bác sĩ, người bệnh cần thực hiện các bài tập kéo giãn, giảm đau. Vậy, bài tập điều trị viêm cân gan chân gồm những động tác nào? Hãy cùng tìm hiểu qua viết sau nhé!
Viêm cân gan chân – Nổi “ám ảnh” lâu dài cho bệnh nhân Viêm cân gan bàn chân là tình trạng rối loạn và viêm cân gan – dải gân cơ trải dài từ chỏm xương bàn đến xương gót. Tình trạng này gây ra sự đau nhức khó chịu ở chân, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm cân gan bàn chân gồm có người cao tuổi, người lao động nặng, vận động viên điền kinh,… Các triệu chứng của viêm cân gan chân bao gồm:
|
1. Bài tập 1: Lăn bóng
Đây là một trong những bài tập điều trị viêm cân gan chân được nhiều người áp dụng. Với động tác này, cân gan chân được kéo giãn nhẹ nhàng, giải phóng các áp lực. Nhờ đó, tình trạng đau gót chân, lòng bàn chân,… được cải thiện hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện bài tập lăn bóng theo hướng dẫn dưới đây:
- Người bệnh chuẩn bị một quả bóng nhỏ.
- Ngồi trên ghế và đặt quả bóng dưới bàn chân bị đau.
- Lăn bóng qua lại dưới vòm bàn chân để có thể kéo căng dây chằng cân gan chân.
- Thực hiện lăn bóng trong khoảng 3 – 5 phút. Người bệnh có thể thực hiện động tác kéo giãn này 2 lần/ngày.
Bài tập lăn bóng giúp giải phóng áp lực tại cân gan chân, từ đó giảm đau nhức nhanh chóng.
Đa phần các cơn đau gót chân là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa xương sụn, viêm bao hoạt dịch khớp... Nếu không điều trị ngay có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, gây ra…
2. Bài tập 2: Căng cơ cân gan chân trên bậc thang
Nếu nhà có bậc thang thì người bệnh hãy tận dụng để thực hiện bài tập căng cơ cân gan chân. Cách này sẽ giúp cơ cân gan chân được thư giãn tối đa, từ đó giảm nhanh cơn đau nhức hiệu quả. Hơn nữa, bài tập căng cơ với bậc thang rất tiện lợi, không cần dụng cụ hỗ trợ nên bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi:
- Đứng trên bậc thang, từ từ đưa bàn chân bị đau về phía sau cho đến khi phần bóng của bàn chân chạm vào mép bậc thang.
- Hạ gót của bàn chân bị đau xuống sàn cho đến khi cảm thấy bắp chân và vòm bàn chân căng ra.
- Giữ tư thế kéo giãn này trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
- Bệnh nhân lặp lại động tác căng cơ cân gan chân trên bậc thang 3 – 6 lần/ngày.
3. Bài tập 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân
Với các động tác đơn giản, bài tập giãn cơ lòng bàn chân có thể giúp giảm đau ở cân gan bàn chân. Bài tập điều trị viêm cân gan chân này gồm những bước sau:
- Ngồi trên ghế, gác chân bị đau qua chân còn lại.
- Giữ bàn chân trong tay, kéo các ngón chân về phái ống chân để tạo lực căng ở gan bàn chân.
- Đặt bàn tay còn lại ở gan bàn chân để cảm nhận sự căng cơ.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng. Người bệnh lặp lại động tác kéo giãn cơ lòng bàn chân 2 – 3 lần.
4. Bài tập 4: Nhặt khăn bằng ngón chân
Bài tập nhặt khăn bằng ngón chân giúp kéo giãn cơ gan bàn chân và bắp chân. Nhờ vậy, cơn đau nhức, tê bì ở vòm hoặc lòng bàn chân sẽ thuyên giảm đáng kể. Đối với bài tập này, các bước thực hiện sẽ gồm:
- Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên sàn bằng phẳng và đặt một chiếc khăn bông phía trước chân.
- Dùng ngón chân kẹp vào khăn và kéo về phía gót chân.
- Khi hoàn thành, người bệnh thư giãn bản chân rồi lặp lại động tác. Thực hiện động tác 5 lần/ngày để đạt kết quả như mong muốn.
Bài tập chữa viêm cân gan chân với khăn giúp thuyên giảm cơn đau nhức ở lòng bàn chân và ngón chân hiệu quả.
5. Bài tập 5: Tập với dây thun
Bài tập với dây thun giúp tăng lưu lượng máu đến khu vực gan bàn chân và giảm căng thẳng ở bắp chân, từ đó cải thiện cơn đau nhức. Các bước thực hiện bài tập điều trị viêm cân gan chân này bằng dây thun bao gồm:
- Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng.
- Vòng dây thun qua bàn chân, giữa hai đầu dây thun trong tay.
- Nhẹ nhàng kéo hai đầu dây thun. Khi đó, các ngón chân cũng được kéo về phía thân người.
- Người bệnh kéo hết mức rồi từ từ thả lỏng tay để ngón chân trở về vị trí ban đầu, lặp lại động tác 10 lần.
6. Bài tập 6: Nhặt bi bằng ngón chân
Bài tập nhặt bi bằng ngón chân làm co và giãn cơ bàn chân. Từ đó, cân gân bàn chân trở nên linh hoạt, dẻo dai và giảm đau nhức nhanh chóng.
Để chữa viêm cân gan chân này, bạn cần:
- Ngồi trên ghế, đầu gối cong và bàn chân đặt trên mặt sàn.
- Đặt 5 – 6 viên bi trên sàn, xung quanh bàn chân.
- Người bệnh cong các ngón chân để đặt từng viên bi. Thực hiện bài tập nhặt bi khoảng 20 lần/ngày.
7. Bài tập 7: Mở rộng ngón chân
Người bệnh có thể làm giảm tình trạng đau căng cơ ở cân gan chân bằng cách mở rộng ngón chân. Các bước thực hiện bài tập như sau:
- Ngồi trên ghế, chân bị đau bắt chéo lên chân còn lại.
- Dùng tay kéo các ngón chân và mắt cá chân lên cao nhất có thể. Đến khi người bệnh cảm thấy sự căng giãn ở bắp chân và vòm bàn chân thì dừng lại.
- Tiến hành massage vòm bàn chân rồi giữ nguyên trong 10 giây rồi thả lỏng.
- Tiếp tục thực hiện động tác này trong 2 – 3 phút/lần và 2 – 4 lần/ngày.
8. Bài tập 8: Kéo giãn bắp chân
Một bài tập cho người viêm cân gan chân dễ thực hiện tiếp theo là kéo giãn bắp chân. Đây là bài tập giúp kéo giãn các cơ bắp chân, từ đó làm giảm đau nhức ở bàn chân, gót chân,… hiệu quả. Để thực hiện bài tập này, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Nghiêng người về phía trước và chống hai tay vào tường.
- Duỗi thẳng đầu gối của chân bị đau, bàn chân chạm mặt đất và đầu gối còn lại ở tư thế gấp.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng và đứng thẳng người. Người bệnh thực hiện kéo giãn bắp chân 20 lần rồi đổi chân.
Các động tác kéo giãn bắp chân giúp cải thiện các cơn đau nhức do viêm cân gan chân hiệu quả.
Bên cạnh các bài tập điều trị viêm cân gan chân kể trên, người bệnh viêm cân gan chân có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ xoa dịu cơn đau tại nhà như:
– Phương pháp RICE:
- Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế vận động và tích cực nghỉ ngơi để giúp cơn đau nhanh thuyên giảm.
- Chườm lạnh (Ice): Sử dụng túi đá và chườm lên vị trí cân gan chân bị đau. Nhiệt độ thấp từ túi chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau buốt, đồng thời hỗ trợ giảm sưng.
- Băng bó (Compression): Việc băng bó giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để cơn đau tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Nâng cao (Elevation): Kê gối bên dưới bàn chân bị viêm cân gan chân có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng hiệu quả.
– Sử dụng giày có đệm lót
Người bệnh viêm cân gan chân hãy độn vào giày một miếng lót mềm, có độ cao vừa phải. Cách này sẽ giúp hạn chế được những tổn thương có thể khiến cân gan chân bị viêm, đau nhức.
– Massage
Người bệnh hãy tập trung xoa bóp gan bàn chân xung quanh khu vực bị đau. Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giải tỏa căng thẳng ở khu vực cân gan chân, từ đó giảm đau nhức, tê bì,….
Hy vọng các bài tập điều trị viêm cân gan chân trên đây có thể giúp người bệnh cải thiện đau nhức nhanh chóng, trong những trường hợp không quá nghiêm trọng hoặc cấp tính. Tuy nhiên, bệnh viêm cân gan chân có thể trở thành mạn tính nếu không điều trị triệt để. Cụ thể, các triệu chứng tạm thời thuyên giảm nhưng có thể trở lại mới mức độ nghiêm trọng hơn.
Do đó ngoài vận động tại nhà, quan trọng nhất là cần thăm khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tác động trực tiếp nguyên nhân gây viêm cân gan chân. Điều này giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau nhức và sớm hồi phục sức khỏe.
Hiện nay, Vật lý trị liệu kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là liệu trình điều trị toàn diện được phòng khám ACC áp dụng, mang lại hiệu quả cao và an toàn trong việc giảm đau viêm cân gan chân do bệnh lý xương khớp:
- Trị liệu thần kinh cột sống: Nguyên nhân chính dẫn đến viêm cân gan chân là do cấu trúc bàn chân sai lệch. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm đến từ Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Hàn Quốc,… của ACC sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng các cấu trúc sai lệch trở về vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ vậy, sự chèn ép ở các dây thần kinh tại cân gan chân được giải phóng, giúp cơn đau thuyên giảm và biến mất một cách tự nhiên.
- Vật lý trị liệu: Liệu trình vật lý trị liệu hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV,…giúp kích thích quá trình hồi phục mô và tế bào. Qua đó làm giảm sự đau nhói của viêm cân gan chân, khôi phục khả năng vận động của người bệnh.
- Trường hợp viêm cân gan chân do chứng bàn chân bẹt, ACC còn kết hợp thêm Đế chỉnh hình bàn chân: Tại ACC, bệnh nhân được khám, định vị và đo độ dày bàn chân bằng công nghệ Cad-Cam tiên tiến của Thụy Sỹ. Từ các thông số này, bác sĩ ACC sẽ chế tác đế chỉnh hình y khoa chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Lúc này, người bệnh sẽ có những đôi đế chỉnh hình vừa vặn, hỗ trợ tối đa việc tạo vòm bàn chân. Từ đó, tình trạng viêm cân gan chân do bàn chân bẹt gây ra được cải thiện hiệu quả.
Bác sĩ ACC sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam (Thụy Sỹ) kiểm tra chính xác độ bẹt bàn chân.
Bên cạnh đó, khi trải nghiệm khám và điều trị tại ACC người bệnh hoàn toàn có thể an tâm bởi:
- Tư vấn minh bạch, chi phí rõ ràng: Đến ACC, bệnh nhân được bác sĩ chuyên môn thăm khám trực tiếp và tư vấn phác đồ điều trị minh bạch, chi phí rõ ràng trước khi quyết định điều trị. Qua đó, bệnh nhân có thể chủ động chuẩn bị tài chính, giúp quá trình chữa bệnh thuận lợi hơn.
- Khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi: Quy trình thăm khám tại ACC chuyên nghiệp, nhanh chóng nhằm hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân diễn ra thuận lợi nhất có thể. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp người bệnh không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Quy trình khám bệnh tại phòng khám ACC nhanh chóng, chuyên nghiệp mang đến bệnh nhân trải nghiệm điều trị thoải mái.
>> Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được bác sĩ chuyên môn giỏi thăm khám và điều trị viêm cân gan chân kịp thời!
Xem thêm: >>> Những bài tập đơn giản giúp cải thiện hội chứng bàn chân bẹt >>> Top bài tập cải thiện tê bì chân tay hiệu quả