Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia sức khỏe cơ xương khớp, việc chữa khỏi bệnh hay không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và phương pháp điều trị là gì.
1. Tổng quan về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thắt lưng thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào các ống sống và rễ dây thần kinh gây đau thắt lưng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể đến từ chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông, sai tư thế trong quá trình lao động và sinh hoạt hằng ngày, bệnh lý thoái hóa cột sống lưng, di truyền,…
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở mỗi người sẽ khác nhau, bao gồm: đau dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau lan dần xuống mông, đùi và các ngón chân. Theo thời gian, triệu chứng đau trở nên nặng hơn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm là bệnh về cột sống thường gặp nhất, trong đó, tỉ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%, trung bình cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị thoát vị đĩa đệm.
2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể chữa được hay không tùy thuộc vào bệnh nhân đang ở giai đoạn nào. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ phát triển qua 4 giai đoạn.
>> Xem ngay: 4 giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm, đứng để đến giai đoạn 4 mới đi khám
Ở giai đoạn 1-2, hình dạng đĩa đệm hầu như vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị rách, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài hoàn toàn. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị đúng cách thì hoàn toàn có khả năng chữa khỏi.
Tuy nhiên, khi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bước vào giai đoạn 3 – 4, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Ở giai đoạn này, đĩa đệm đã bị rách, nhân nhầy đã thoát ra ngoài, do đó khó có thể phục hồi như trạng thái ban đầu.
Để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
>> Xem thêm: Người trẻ bị thoát vị đĩa đệm ngày càng nhiều, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?
3. Biện pháp chữa trị tận gốc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thông thường, nếu người bệnh cân bằng chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tình trạng bệnh có thể sẽ thuyên giảm. Trong trường hợp bệnh không cải thiện, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp khác như sử dụng thuốc giảm đau, châm cứu, bấm huyệt,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện cơn đau chứ không hỗ trợ điều trị tận gốc.
Thay vào đó, các kỹ thuật điều trị cơ xương khớp tận gốc không xâm lấn mới là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Trong đó, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi. Các bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng phần đốt sống bị sai lệch, điều chỉnh trở về vị trí ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, giải quyết tận gốc rễ cơn đau. Nhờ đó, triệu chứng đau được phục hồi từ từ mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.
Phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 17 năm hoạt động, ACC cùng đội ngũ 100% các bác sĩ nước ngoài đã chữa khỏi bệnh xương khớp cho hàng ngàn bệnh nhân. Tại ACC, liệu trình Chiropractic được nâng cao hiệu quả khi kết hợp chương trình Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại khả năng vận động, hạn chế tái phát.
>> Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai như thế nào?
4. Một số lưu ý trong quá trình điều trị giúp hạn chế tái phát
Trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như: luôn đứng thẳng lưng, tránh nâng vật nặng quá 2.5kg, duy trì cân nặng mức tương đối để không gây áp lực quá lớn cho cột sống, tránh hút thuốc vì thuốc lá có thể gây ra tình trạng xơ cứng động mạch, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thể thao theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, các bác sĩ cũng khuyến khích mỗi người nên đi tầm soát sức khỏe cột sống và cơ xương khớp định kỳ 6 tháng 1 lần để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Để sắp xếp lịch thăm khám với các bác sĩ ACC, hãy LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN NGAY.
Bài viết liên quan:
>> Người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên tập môn thể thao nào?
>> Rủi ro khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp dân gian