Khuỷu tay là bộ phận dễ bị tổn thương bởi thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè trong các hoạt động của con người. Các vận động viên thể thao hay người thường xuyên hoạt động với thao tác tay lặp lại dễ gặp phải chấn thương ở khuỷu tay, đau cùi chỏ dẫn tới bệnh viêm gân khuỷu tay.
Tình trạng đau khuỷu tay phải hoặc trái không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt với cấu tạo khá phức tạp của khuỷu, việc chẩn đoán đúng để có hướng can thiệp kịp thời là cực kỳ quan trọng.
1. Đau khuỷu tay là gì?
Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc lớn là cánh tay và cẳng tay. Tại khớp khuỷu sẽ có 3 vùng xương nhô ra với các gân bám vào; bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài – nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Phần bên trong khuỷu, có mỏm trên lồi trong – nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu sẽ có dây chằng và bao khớp. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.
Đau khuỷu tay là tình trạng viêm điểm bám gân khuỷu tay, sưng đau hoặc rách, giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi tại khu vực nằm giữa cánh tay và cẳng tay.
2. Nguyên nhân đau khuỷu tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chấn thương ở khớp khuỷu tay, đau khớp khuỷu tay nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): Xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, những vết sẹo và vết vôi hóa này sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh.
> Tìm hiểu thêm: Vôi hóa cột sống chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị
Không chỉ thường gặp ở những vận động viên chơi tennis, hội chứng tennis elbow còn phổ biến ở những đối tượng thường xuyên hoạt động cơ bắp, cẳng tay hằng ngày như họa sĩ, thợ mộc, thợ ống nước…
Viêm mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay (còn được gọi là hội chứng golf): Xảy ra chủ yếu do việc vận động quá mức, thường gặp ở những người chơi golf. Sự vận động của cánh tay dưới luôn đòi hỏi việc dùng nhiều sức lực lặp đi lặp lại, căng cơ tay, đồng thời với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng làm việc quá sức.
Các hoạt động sai trong khi chơi golf, cầm vợt, hoặc dùng các dụng cụ lao động không phù hợp cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra các chấn thương khớp khuỷu tay.
Ngoài ra, đau khuỷu tay còn có thể xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu (bong gân khuỷu tay, giãn cơ, trật khớp, gãy xương), chèn ép thần kinh trong (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay, thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).
Có thể bạn quan tâm: > Chấn thương thường gặp khi chơi tennis và cách chữa trị > 9 chấn thương thường gặp khi chơi Golf
3. Nhận biết triệu chứng đau khuỷu tay
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau khớp khuỷu tay, đau dây chằng khuỷu tay cũng khác nhau.
Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.
Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ.
4. Điều trị đau khuỷu tay hiệu quả không dùng thuốc
Do có nhiều nguyên nhân gây đau khuỷu tay khác nhau nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng trước khi tiến hành chữa trị. Việc tùy tiện dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm bắp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường…
Quan trọng hơn, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong việc chữa đau tận gốc.
Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa áp dụng liệu trình điều trị bao gồm phương pháp thần kinh cột sống điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc khớp khuỷu tay, kết hợp vật lý trị liệu, chiếu tia laser cường độ cao, sóng xung kích shock wave, kết hợp châm cứu và băng dán giảm đau RockTape để giảm đau nhanh chóng và triệt để các cơn đau. Đây đều là những phương pháp chữa trị hiện đại, được các bệnh viện uy tín ở Hoa Kỳ và các nước tiên tiến áp dụng.
Ngoài vai trò chữa lành chấn thương khớp khuỷu tay, các bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng. ACC còn hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập, cách chữa đau khuỷu tay tại nhà đúng khi sinh hoạt và chơi thể thao nhằm tránh bị tái đau trở lại. Xem hướng dẫn các bài tập hỗ trợ giảm đau khuỷu tay TẠI ĐÂY.
Đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị tại phòng khám ACC có thể hồi phục hoàn toàn chức năng tay, thoải mái vận động với những bài tập đau khuỷu tay mà không còn lo các cơn đau tái phát.
5. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại ACC
Các bác sĩ tại ACC đều có bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm làm việc lâu năm, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể thực hiện việc điều trị một cách hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
6. Cách phòng ngừa chấn thương khớp khuỷu tay
Trên mười năm hoạt động chữa trị tại Việt Nam, các bác sĩ chuyên gia tại ACC đã quan sát các nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay, giãn dây chằng khuỷu tay và đưa ra ba phương pháp Vàng nhằm phòng ngừa chấn thương hiệu quả:
Đầu tiên, trước khi tập luyện bất kỳ các môn thể dục thể thao nào, bạn nên bắt đầu khởi động và làm nóng cơ thể để giúp các cơ và dây chằng có sự chuẩn bị cho hoạt động đó. Nếu bỏ qua bước khởi động và làm nóng người, các cơ và dây chằng sẽ bị cứng và không co giãn.
Động tác khởi động không chỉ có tác dụng kích thích máu lưu thông mà còn giúp cơ thể chuẩn bị được lượng máu cần thiết cho hoạt động đó. Nếu vận động không đúng cách sẽ có rất ít máu lưu thông tới vùng cánh tay dưới, dẫn tới thiếu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ. Đây chính là điều kiện khiến cho cơ và dây chằng bị tổn thương nặng nề.
Thứ hai, việc duy trì tính linh hoạt, mềm dẻo cho cơ và dây chằng là điều rất quan trọng trong phòng ngừa trật khớp, bong gân. Khi cơ và dây chằng mềm dẻo, chúng có thể cử động mà không bị căng quá mức. Ngược lại, chúng có thể bị căng cứng quá mức, và dễ bị tổn thương. Để giữ cơ và dây chằng được mềm dẻo, bạn cần phải vận động thư giãn cơ thường xuyên.
Thứ ba, rèn luyện cơ cánh tay dưới và cổ tay bằng những bài tập hợp lý sẽ giúp phòng ngừa và phục hồi hiệu quả chứng đau khuỷu tay tennis.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên một một số kỹ thuật giúp phòng ngừa chứng đau khuỷu tay khác như băng bó, quấn (khuỷu tay) để cố định vùng khuỷu. Chú ý lựa chọn và sử dụng các dụng cụ thể thao hay dụng cụ lao động cho phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, tập những động tác tăng cường độ dẻo dai theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: > Người bị đau khuỷu tay nên ăn gì mới tốt? > Cách xóa tan cơn đau khuỷu tay khi tập tạ > Đau nhức cánh tay cảnh báo điều gì?