Trật khớp gối là tình trạng không thể xem thường. Theo một nghiên cứu được đăng trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ), người bị trật khớp gối có nguy cơ phải cắt cụt chi nếu bị tắc nghẽn mao mạch chân. Do mức độ phổ biến thấp nên không phải ai cũng hiểu rõ trật khớp gối nguy hiểm như thế nào. Vì vậy, người bệnh thường chậm trễ trong việc điều trị, từ đó khiến nguy cơ phát sinh biến chứng gia tăng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật khớp gối, các dấu hiệu để nhận biết và cách điều trị hiệu quả, an toàn nhất.
- 1. Trật khớp gối là gì?
- 2. Nguyên nhân bị trật khớp gối?
- 3. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trật khớp gối?
- 4. Trật khớp gối có đi được không? Bao lâu thì khỏi?
- 5. Trật khớp gối nguy hiểm như thế nào?
- 6. Bị trật khớp gối phải làm sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- 7. Phương pháp chẩn đoán
- 8. Phương pháp điều trị trật khớp gối
1. Trật khớp gối là gì?
Thuật ngữ trật khớp gối đề cập đến tình trạng sai lệch cấu trúc xương ở đầu gối. Cụ thể hơn là lúc này, xương chày và xương đùi lệch khỏi vị trí ban đầu.
Đôi khi mọi người có thể nhầm lẫn trật khớp gối với trật khớp xương bánh chè. Để xác định đúng vấn đề người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc CT. Trong vài trường hợp, chụp cộng hưởng từ MRI cũng có thể được chỉ định với mục đích giúp chuyên gia xác định những thương tổn ở dây chằng, sụn và gân, nếu có.
2. Nguyên nhân bị trật khớp gối?
Phần lớn trường hợp, trật khớp gối là hệ lụy của một loạt chấn thương vật lý tại bộ phận này. Đó có thể là do té ngã đơn thuần, chấn thương thể thao hoặc bị tai nạn giao thông.
Bên cạnh đó, động tác vặn người quá mạnh hoặc chuyển hướng di chuyển đột ngột cũng có khả năng cao khiến khớp gối bị trật.
Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi…
3. Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trật khớp gối?
Đau đầu gối là triệu chứng phổ biến nhất của vấn đề sức khỏe này. Các cơn đau nhức đặc biệt trờ nặng khi bạn hoạt động, dù chỉ là thao tác đơn giản như đứng thẳng hoặc đi bước nhỏ.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể bắt gặp một số triệu chứng liên quan khác, ví dụ như:
- Khớp gối sưng tấy và biến dạng rõ rệt.
- Phạm vi chuyển động đầu gối bị thu hẹp.
- Suy giảm khả năng vận động.
4. Trật khớp gối có đi được không? Bao lâu thì khỏi?
Đầu gối bị trật khớp có đi lại được không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, nếu tổn thương ở đầu gối không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị đeo nẹp, giữ chân nâng cao và chườm đá lên vết thương. Điều này giúp giảm sưng đau để bạn vẫn có thể di chuyển, tuy nhiên không được thoải mái như bình thường.
Trường hợp những người bị trật khớp gối nhẹ ở xương bánh chè (phía trước đầu gối), có thể khỏi sau 6 tuần. Tuy vậy, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra chính xác độ lành của phần xương bánh chè, cũng như được tư vấn các bài tập vật lý trị liệu, nhằm tăng cường các mô giữ xương bánh chè tại chỗ và giảm nguy cơ trật khớp trở lại.
5. Trật khớp gối nguy hiểm như thế nào?
Trật khớp gối là một tình trạng sức khỏe cấp tính, cần được điều trị ngay lập tức. Nếu kéo dài, những cơ quan, bộ phận xung quanh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo, dần dần phát sinh biến chứng không mong đợi. Có thể bao gồm:
- Dây thần kinh mác chung (peroneal nerve) ở bắp chân bị chèn ép do cấu trúc xương sai vị trí, dẫn đến tổn thương và gây tê liệt chi dưới.
- Tắc nghẽn mao mạch nằm phía sau đầu gối, đôi khi có thể vỡ mạch máu.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu phát triển.
Những biến chứng trên, đặc biệt là tắc nghẽn mạch máu, đều có nguy cơ cao khiến người bệnh bắt buộc cưa chân. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào thời gian điều trị.
Theo nghiên cứu, khi tắc nghẽn mao mạch ở chân xảy ra, nếu được can thiệp y tế kịp thời (cụ thể hơn là trong vòng 8 giờ), rủi ro phải cưa chân của người bệnh chỉ có 11%. Ngược lại, nếu bệnh nhân trì hoãn việc điều trị qua khoảng thời gian này, tỷ lệ cắt chi sẽ tăng đến 86%.
6. Bị trật khớp gối phải làm sao? Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Thông thường, khi đầu gối bị trật khớp, nhiều người thường chườm đá lên vùng bị thương và hạn chế đi lại. Mặc dù vậy, cách này chỉ giúp giảm sưng đau tạm thời, nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác tình trạng và tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh cần đi khám ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Đau hoặc sưng quá mức sau một chấn thương nghiêm trọng.
- Đầu gối bị biến dạng.
- Tê chân.
- Không cảm nhận được nhịp đập ở chân.
7. Phương pháp chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ sẽ quan sát đầu gối của người bệnh ở nhiều góc độ khác nhau để xác nhận chấn thương và ấn nhẹ vào khớp để đánh giá các cấu trúc bên trong khớp gối. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh ghi lại toàn bộ cấu trúc bên trong khớp gối, bác sĩ có thể xác nhận xương có bị trật khỏi khớp không hay phát hiện tình trạng gãy xương do tai nạn.
Kiểm tra mạch: Được thực hiện nhằm xác định nhịp đập ở bàn chân.
Chụp X-quang động mạch: Phương pháp này giúp phát hiện tình trạng tổn thương các mạch máu do trật khớp gối. Ngoài ra, để đánh giá lưu lượng máu trong động mạch, một số trung tâm y tế cũng sử dụng máy siêu âm hoặc Doppler (sóng âm thanh) đặc biệt.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.
8. Phương pháp điều trị trật khớp gối
Dưới đây là các cách chữa trật khớp gối được áp dụng hiện nay:
8.1. Phẫu thuật
Để điều chỉnh sự sai lệch vị trí ở cấu trúc xương đùi, xương chày hay các tổn thương khác do chấn thương như gãy xương, rách dây chằng, tổn thương dây thần kinh… bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật không phải là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị trật khớp gối, bởi dù làm phẫu thuật mở hay nội soi, người bệnh đều có nguy cơ đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn như:
- Nhiễm trùng.
- Cứng khớp mãn tính.
- Sức khỏe và chức năng khớp đầu gối mất ổn định.
- Khớp biến dạng vĩnh viễn (dị tật).
- Dây thần kinh xung quanh vô tình bị tổn thương.
Khớp gối là bộ phận rất quan trọng, vừa giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động, vừa hỗ trợ chống đỡ trọng lực toàn bộ cơ thể. Cứng khớp khối là triệu chứng ban đầu, báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng như hư tổn sụn khớp,…
8.2. Trị liệu Thần kinh Cột sống
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn đang được ứng dụng tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu, giúp điều trị thành công nhiều bệnh lý cơ xương khớp, bao gồm cả trật khớp gối. Bằng một lực bàn tay phù hợp, bác sĩ sẽ trực tiếp nắn chỉnh lại cấu trúc xương chày và xương đùi ở đầu gối, đưa chúng trở về đúng vị trí, khôi phục chức năng vận động cho vùng khớp gối, từ đó cắt tận gốc cơn đau và ngăn ngừa tái đau trở lại.
Hiện nay, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị uy tín trong lĩnh vực Chiropractic được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động. Với cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dạn kinh nghiệm, ACC tự hào đã giúp điều trị thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân gặp vấn đề cơ xương khớp cấp, mãn tính nói chung và trật khớp gối nói riêng.
Để đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương ở bệnh nhân bị trật khớp gối, bác sĩ ACC còn chỉ định sử dụng băng dán cơ RockTape – một loại băng dán thể thao số 1 của Úc. Với độ co giãn 180%, băng dán RockTape có thể giảm sức ép lên các mô, tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế mỏi cơ, giảm sưng tấy, hỗ trợ và tạo sức ổn định cơ bắp cho phép vận động tối đa.
Lưu ý: Sau quá trình điều trị trật khớp gối bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm giảm bớt và tránh tình trạng cứng khớp gối, đồng thời tăng cường sức mạnh cơ, hỗ trợ phục hồi chức năng của khớp gối hiệu quả. Tại ACC, liệu trình luyện tập được kết hợp sử dụng với trang thiết bị hiện đại nhằm làm giảm đau, giảm sưng viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.
Điển hình là Tia laser thế hệ IV với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay, có tác dụng kích thích các mô xương, tái tạo tế bào, từ đó hỗ trợ chữa lành các cơn đau hiệu quả, nhanh chóng.
Mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết qua video dưới đây:
Trật khớp gối tuy hiếm gặp nhưng lại có khả năng cao mang đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, nếu nghi ngờ xương chày và xương đùi của mình không nằm đúng vị trí, hãy liên hệ ngay với phòng khám ACC để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều khó khăn khi điều trị.