Trước khi quyết định có nên làm phẫu thuật thay khớp gối hay không, người bệnh cần lưu ý những rủi ro tiềm ẩn mà thủ thuật điều trị này có thể mang lại.
Thay khớp gối là một hình thức điều trị y tế phức tạp, thường dành cho tình trạng khớp đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng, ví dụ như thoái hóa. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ lớp sụn khớp bị bào mòn nặng, sau đó thay thế bằng khớp nhân tạo làm từ kim loại, nhựa và các vật liệu tổng hợp khác.
Theo thống kê, mặc dù tỷ lệ thành công của phẫu thuật thay khớp gối rất cao, nhưng tương tự bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, phương pháp này vẫn có một số rủi ro riêng. Do đó, bệnh nhân nên thảo luận chi tiết với bác sĩ trước khi quyết định có nên tiến hành thủ thuật chữa trị này hay không.
1. 8 rủi ro thường thấy do phẫu thuật thay khớp gối mang lại
Một số biến chứng có khả năng là hệ lụy trực tiếp từ việc phẫu thuật, số khác lại có nguy cơ đến từ biến cố ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình thay khớp. Nhìn chung, 8 tình trạng dưới đây có nhiều rủi ro phát sinh nhất, bao gồm:
1.1. Nhiễm trùng vết thương
Nhiễm trùng là vấn đề thường thấy trong phẫu thuật. Do đó, bác sĩ luôn có phương pháp phòng ngừa, nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh tình trạng nhiễm trùng trong suốt quá trình thay khớp gối.
Tuy nhiên, sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, các chuyên gia sẽ không tiếp tục can thiệp trực tiếp vào vấn đề này. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân, người bệnh nên tự trang bị kiến thức giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng thông qua vết mổ.
Ngoài ra, nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như sau, bệnh nhân nên lập tức tìm kiếm sự giúp đỡ y tế:
- Có cảm giác ớn lạnh
- Thân nhiệt tăng lên
- Đầu gối biểu hiện sưng đỏ và chảy mủ
1.2. Huyết khối (cục máu đông) hình thành
Sự hình thành huyết khối là một trong các biến chứng thường thấy sau khi thay khớp gối. Phần lớn trường hợp, nguyên nhân chủ yếu đến từ:
- Bác sĩ gây thương tổn mao mạch trong lúc thực hiện phẫu thuật thay khớp gối.
- Bệnh nhân vận động quá ít sau khi ca mổ hoàn thành.
Trong trường hợp tệ nhất, huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy cơ phát sinh. Nếu cục máu đông ở chân này vỡ thành nhiều huyết khối nhỏ khác nhau, chúng có thể theo lưu lượng máu đi đến phổi và gây tắc nghẽn mao mạch tại đây. Tình trạng này được đánh giá cao về mức độ nguy hiểm, có khả năng trực tiếp đe dọa tính mạng của người thay khớp đầu gối.
1.3. Tổn thương các dây thần kinh xung quanh đầu gối
Trong một vài trường hợp hy hữu, việc bác sĩ phẫu thuật vô tình gây tổn thương cho các dây thần kinh xung quanh khi đang ghép khớp gối nhân tạo vẫn có khả năng xảy ra. Khi đó, một ca phẫu thuật khác sẽ cần tiến hành càng sớm càng tốt để chữa lành thương tổn này.
Nếu biến chứng trên không được giải quyết kịp thời, người bệnh sẽ có cảm giác tê liệt ở bên chân thay khớp đầu gối, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, đôi khi hệ lụy liệt vĩnh viễn cũng có nguy cơ phát sinh.
1.4. Tác dụng phụ của thuốc gây mê hoặc gây tê
Để hạn chế cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật thay khớp gối, sử dụng thuốc gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ là điều cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi hai loại thuốc này có nguy cơ kéo theo một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, ví dụ như:
Đối với trường hợp áp dụng thuốc gây mê
Sau ca mổ, người thay khớp gối có thể cảm thấy:
- Mơ màng, rất buồn ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Đau họng do sử dụng ống thở trong lúc làm phẫu thuật thay khớp gối
Ngoài ra, bác sĩ sẽ không chỉ định dùng thuốc gây mê đối với những người có tình trạng sức khỏe không ổn định, đặc biệt có tiền sử bệnh tim hoặc phổi. Nguyên nhân là do theo thống kê, rủi ro các đối tượng này gặp phải biến chứng nguy hiểm (đột quỵ, đau tim…) cao hơn hẳn so với người có sức khỏe tốt.
Đối với trường hợp dùng thuốc gây tê
Tương tự thuốc gây mê, thuốc gây tê cũng gây tác dụng phục đau đầu. Ngoài ra, loại thuốc này còn có thể kéo theo một vài phản ứng dị ứng hoặc gây khó khăn khi đi tiêu sau khi ca phẫu thuật thay khớp gối hoàn thành.
Mặt khác, trong vài trường hợp hy hữu, y tá tay nghề yếu có khả năng gây tổn thương dây thần kinh khi tiêm thuốc tê vào cơ thể người bệnh.
1.5. Xuất huyết nghiêm trọng
Theo các chuyên gia, xuất huyết xảy ra trong thời gian tiến hành phẫu thuật hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Vì thể trạng đặc thù, một số bệnh nhân có nguy cơ mất quá nhiều máu khi đang ở trên bàn mổ. Lúc này, bác sĩ sẽ cho truyền máu và tiếp tục ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết dưới da và gây sưng sau phẫu thuật có thể cảnh báo về sự thương tổn ở mao mạch. Bạn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời nếu bắt gặp biểu hiện này, đặc biệt nếu nó đã kéo dài vài ngày.
1.6. Dị ứng
Thành phần cấu tạo của khớp nhân tạo bao gồm một số kim loại có khả năng gây dị ứng ở vài người. Người bệnh lúc này sẽ bộc lộ những biểu hiện như sưng đỏ, nổi phát ban hoặc mụn nước. Nghiêm trọng hơn, một số ít người bị dị ứng còn gặp phải những vấn đề như:
- Suy nhược cơ
- Đau đầu
- Tiêu chảy
Mặt khác, trong trường hợp này, khớp nhân tạo sao khi được ghép vào cũng không có khả năng phát huy công dụng. Do đó, nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong khớp nhân tạo, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị ngay từ đầu để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
1.7. Hệ hô hấp bị ảnh hưởng
Việc hít thở sâu có thể sẽ khó khăn ở một số người sau khi làm phẫu thuật thay khớp gối, chủ yếu phát sinh do ảnh hưởng của thuốc gây mê toàn thân. Tình trạng phổi không lấy đủ oxy lâu ngày có nguy cơ gây tích tụ bên trong, dần dần chuyển biến nghiêm trọng sang viêm phổi.
Vì vậy, nếu trong quá trình hậu phẫu bạn cảm thấy khó hít thở sâu, hãy mau chóng tìm kiếm sự giúp đỡ y tế. Các bác sĩ có đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để giúp phổi hoạt động ổn định lại như trước.
1.8. Thay khớp thất bại
Trong thời đại công nghệ – kỹ thuật phát triển vượt bậc, kỹ thuật thay khớp gối cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đôi khi thay khớp thất bại vẫn là điều khó tránh khỏi.
Nguyên nhân có thể đến từ việc cơ thể không thích ứng với khớp nhân tạo, khiến nó bị lỏng, bào mòn và dần mất đi tính ổn định. Do đó, tình trạng đau nhức cũng như cứng khớp sau khi ca mổ hoàn thành vẫn tiếp tục diễn ra, không có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc hay phẫu thuật: hướng đi mới hiệu quả và an toàn!
Do mang lại quá nhiều rủi ro nên phẫu thuật thay khớp gối chỉ được bác sĩ đề xuất như lựa chọn cuối cùng, chủ yếu diễn ra khi:
- Mức độ tổn thương ở khớp gối quá nặng.
- Người bệnh không đáp ứng tốt với những biện pháp chữa trị trước đó.
Phần lớn trường hợp, người bệnh thường cố gắng giải quyết tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, tập những bài tập giúp rèn luyện sức khỏe đầu gối… Tuy nhiên, thực tế chúng chỉ có thể kiểm soát một phần tình trạng chứ không thể loại bỏ các cơn đau hoàn toàn.
Do đó, hầu hết bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp sự thay đổi lối sinh hoạt này với phương pháp điều trị đặc hiệu hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
3. Vì sao bạn nên lựa chọn Trị liệu Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC để đối phó với vấn đề thoái hóa khớp gối?
Khi tình trạng thoái hóa diễn ra, cấu trúc xương khớp ở đầu gối sẽ bị sai lệch. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia đến từ các nước có nền y học phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canada… Trị liệu Thần kinh Cột sống là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.
Phương pháp trên hoạt động dựa theo cơ chế nắn chỉnh lại vấn đề sai lệch trong cấu trúc xương, khớp đầu gối, đưa chúng về đúng vị trí. Từ đó, các dây thần kinh xung quanh sẽ thoát khỏi áp lực chèn ép, đồng thời quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể cũng được kích hoạt.
Như vậy, triệu chứng đau nhức ở đầu gối sẽ thuyên giảm dần dần và biến mất mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Hiện nay, phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa uy tín có khả năng phát huy tối đa công dụng của phương pháp chữa thoái hóa khớp gối này. Tất cả nhờ vào đội ngũ bác sĩ 100% người nước ngoài được đào tạo bài bản về chuyên khoa Thần kinh Cột sống. Họ biết cách kiểm soát lực tay phù hợp để nắn chỉnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Mặt khác, nhằm giúp người bệnh sớm quay trở về cuộc sống thường ngày, bác sĩ ACC còn có biện pháp nâng cao hiệu quả chữa trị bằng cách kiểm tra mức độ thoái hóa khớp, tìm ra nguyên nhân của đau đầu gối. Nhiều chứng đau đầu gối khởi phát ở lứa tuổi trung niên và lớn tuổi hơn có nguồn gốc từ bàn chân. Bàn chân là nền tảng chịu lực nâng đỡ cả cơ thể. Bàn chân bẹt và các bệnh ở bàn chân khác có thể gây căng thẳng lên đầu gối dẫn đến viêm và thoái hóa. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị tận gốc bằng đế chỉnh hình y khoa, trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng các thiết bị hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV… có thể rút ngắn thời gian làm lành thương tổn, giảm đau đầu gối, phục hồi chức năng vận động của chân.
Như vậy, có thể thấy phẫu thuật thay khớp gối không thật sự là giải pháp lý tưởng cho mọi trường hợp. Thay vào đó, liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC có thể là lựa chọn hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn.
THÔNG TIN BÁC SĨ
Sở hữu hai tấm bằng đại học chuyên ngành Trị liệu Thần Kinh Cột Sống và Political Science and Public Administration, BS. Tim Gallivan đến từ Hoa Kỳ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị cho nhiều bệnh nhân tại Mỹ, Ecuador, Jamaica & Việt Nam. BS. Tim là bác sĩ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đạt chứng nhận về phương pháp kéo giãn giảm áp cột sống Kennedy trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Ông cũng mang những phương thức trị liệu phục hồi chức năng mơi đến với Việt Nam. Hiện BS. Tim đang công tác tại phòng khám ACC 99 Nguyễn Du, Quận 1, TP.HCM.