Khi bị thoái hóa khớp, nhiều người tìm đến các loại thuốc với mong muốn cải thiện cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất? Bài viết dưới đây chia sẻ những thông tin về các thuốc trị thoái hóa khớp thường dùng và lưu ý cần nắm khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc tự nhiên. Đồng thời các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp giảm, khiến các cử động ở đây gặp khó khăn. Thoái hóa khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương, béo phì, làm việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài,… Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sau:
|
1. Thuốc điều trị thoái hóa khớp được chỉ định khi nào?
Việc sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp được chỉ định dựa trên mức độ triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu chính là giảm đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Cụ thể:
- Giảm đau trong giai đoạn tiến triển của bệnh: Bác sĩ chỉ định thuốc thoái hóa khớp từ 5 – 10 ngày để kiểm soát cơn đau do thoái hóa khớp gây ra. Bệnh nhân tránh uống thuốc kéo dài để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
- Ngừa tái phát và làm chậm quá trình thoái hóa: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân bổ sung collagen loại 1, 2, MSM, Glucosamine,… giúp làm chậm quá trình lão hóa, nuôi dưỡng dây chằng và phục hồi tổn thương ở sụn khớp.

2. Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến
Dưới đây là một số loại thuốc trị thoái hóa khớp được sử dụng hiện nay:
2.1 Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, Advil, Motrin,… có thể cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp mức độ nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều dùng khuyến cáo trên bao bì và hạn chế uống thuốc trong thời gian dài. Bởi nếu thay đổi liều hay lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như tổn thương gan, kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, huyết áp cao,…
2.2 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Để điều trị thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đường uống (ibuprofen, naproxen, diclofenac, etodolac, meloxicam,…) hoặc bôi ngoài da (kem diclofenac). Với tác dụng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, thuốc NSAID có thể giảm đau, sưng và áp lực xung quanh dây thần kinh bị thoái hóa khớp ảnh hưởng.
Tuy vậy, thuốc NSAID có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, NSAID chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với thành phần thuốc; mắc bệnh lý liên quan đến thận, gan mức độ vừa đến nặng; phụ nữ có thai và đang cho con bú;… Do đó, nếu có vấn đề sức khỏe trước đó thì người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi uống thuốc NSAID.
2.3 Thuốc chống kích ứng
Thuốc chống kích ứng, chẳng hạn như Capsaicin được bác sĩ kê đơn nhằm giảm cơn đau nhức do thoái hóa ở các khớp lộ diện (như khớp gối, khớp khuỷu tay,…) gây ra. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần sử dụng thuốc chống kích ứng liên tục mỗi ngày, kéo dài trong 2 tuần.
Lưu ý, loại thuốc này có thể gây ra kích ứng mạnh trên niêm mạc (như mắt, miệng,…) nên bệnh nhân cần rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định với người có tiền sử mẫn cảm với Capsaicin hoặc ớt, trẻ em dưới 2 tuổi;… Nên thuộc các trường hợp này, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp hơn.

2.4 Thuốc kháng viêm Corticoid
Corticosteroid là thuốc chống viêm mạnh được kê đơn dưới dạng uống và tiêm để giảm các cơn đau nghiêm trọng do thoái hóa khớp gây ra. Thuốc Corticoid nhìn chung là an toàn và cải thiện đau nhức hiệu quả, nhanh chóng.
Do đó nhiều người nhầm tưởng đây là thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất vì hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau của thuốc chỉ duy trì trong thời gian ngắn (khoảng 3 tuần – 3 tháng) và phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu lạm dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ như nhiễm trùng, tăng huyết áp, loãng xương, dễ gãy xương,… Hơn nữa, thuốc Corticoid chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng thuốc, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn tại hoặc gần vị trí tiêm.
2.5 Thuốc chống trầm cảm
Trường hợp người bệnh thoái hóa khớp không đáp ứng hoặc không dung nạp thuốc giảm đau hay NSAID thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm như Duloxetine. Loại thuốc này thuộc nhóm SSRI có khả năng làm thuyên giảm cơn đau nhức do thoái hóa khớp gây ra.
Mặc dù vậy, thuốc trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm khó ngủ, thay đổi tâm trạng, nôn, sưng mặt, kích động,… Bên cạnh đó, thuốc chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn cảm với thành phần thuốc, mắc bệnh gan và có nguy cơ suy gan, suy thận nặng,… Vì vậy, nếu có vấn đề sức khỏe bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi uống thuốc trầm cảm.
2.6 Thuốc bổ sung dịch khớp Axit Hyaluronic
Axit Hyaluronic là một chất lỏng hoạt dịch khớp, chất bôi trơn tự nhiên. Thuốc được bác sĩ chỉ định tiêm vào khớp bị thoái hóa để cải thiện chất lượng dịch khớp, hỗ trợ cải thiện bệnh. Lưu ý, Axit Hyaluronic chống chỉ định với người có cơ địa mẫn cảm với thành phần của thuốc. Trường hợp, phụ nữ đang mang thai và cho con bú chỉ tiêm Axit Hyaluronic khi có chỉ định của bác sĩ.

Có nên áp dụng bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp? Ngoài các thuốc tây y, các bài thuốc dân gian trị thoái hóa khớp cũng được nhiều người truyền tai nhau. Điển hình như sử dụng lá lốt, rễ đinh lăng, lá ngải cứu, dây đau xương,… Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp dân gian này. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. |
Lưu ý: Hiện nay, không có loại thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất. Vì tùy vào cơ địa, mục đích điều trị mà mỗi loại thuốc mang lại công dụng và tác dụng phụ khác nhau.
3. Lưu ý gì khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp?
Khi sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp, bệnh nhân cần lưu ý những điều quan trọng sau để đảm bảo điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ:
- Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
- Không dùng toa thuốc của người khác để tránh điều trị không đúng bệnh hoặc liều dùng cao gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ vấn đề sức khỏe đang gặp, thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác thuốc gây hại cho sức khỏe.
- Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân cần theo dõi tình hình sức khỏe và thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xuất hiện.
Lời khuyên: Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị gốc rễ nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Do đó, triệu chứng đau nhức, sưng tấy,… thường sẽ tái phát sau một thời gian ngừng thuốc. Để điều trị thoái hóa khớp hiệu quả – an toàn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. |
4. Liệu pháp trị thoái hóa khớp không dùng thuốc, an toàn, hiệu quả cao
Nếu đang lo ngại việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên tham khảo liệu pháp điều trị thay thế, an toàn và lành tính hơn là Vật lý trị liệu kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Liệu pháp được các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới đánh giá cao về hiệu quả cải thiện bệnh cùng mức độ an toàn với sức khỏe.
Tại phòng khám ACC, liệu pháp kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng được áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân thoái hóa khớp. Phương pháp không chỉ góp phần giảm thiểu cảm giác đau nhức, sưng tấy mà còn chú trọng vào việc duy trì thể trạng và sinh lực lâu dài.
Thăm khám và điều trị tại ACC, bệnh nhân hoàn toàn an tâm bởi:
- Đội ngũ bác sĩ 100% từ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ trực tiếp thăm khám, đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối đúng hướng ngay từ đâu, hỗ trợ nâng cao sức khỏe cơ xương khớp, đẩy nhanh quá trình điều trị.
- Hệ thống thiết bị trị liệu tân tiến chuẩn quốc tế bao gồm tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS… nhằm tái tạo mô xương khớp bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình làm lành mà không cần đến bất kỳ loại thuốc nào.
- Bác sĩ ACC hướng dẫn tận tình cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt tốt. Qua đó không chỉ hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị thoái hóa khớp, mà còn giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.
- Quy trình khám chữa bệnh tại ACC chuyên nghiệp, thủ tục đơn giản giúp rút ngắn thời gian thăm khám. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ và chuyên viên ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc, giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong quá trình thăm khám và điều trị.
> Khi nhận thấy các triệu chứng thoái hóa khớp, người bệnh hãy LIÊN HỆ phòng khám ACC để điều trị bệnh hiệu quả từ đầu – ngăn ngừa tái phát về sau.
Đến đây, mong rằng bạn đã biết được thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất. Mặc dù thuốc giúp loại bỏ cơn đau nhức, sưng tấy khớp tức thì nhưng hiệu quả không lâu dài. Hơn nữa, nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe dạ dày, gan, thận… Do đó, bạn nên ưu tiên chọn phương pháp điều trị an toàn, cải thiện tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.