4 BƯỚC ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN BẸT CHO TRẺ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Các bậc cha mẹ có con bị chứng bàn chân bẹt thường băn khoăn với câu hỏi: Việc điều trị bàn chân bẹt cho con sẽ mất bao lâu? Cách điều trị nào đem lại hiệu quả tối ưu để bé có được vóc dáng bình thường, thoải mái trong vận động, chạy nhảy? Hãy cùng chuyên gia trị liệuy thần kinh cột sống giải đáp thắc mắc về lộ trình điều trị bàn chân bẹt cho trẻ.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hội chứng bàn chân bẹt có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh như đau lưng, đau gót, viêm khớp,… đồng thời ảnh hưởng đến sự tự tin và tâm lý  của trẻ khi lớn lên.

Việc can thiệp từ sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội điều trị thành công chứng bàn chân bẹt. Điều may mắn là hầu hết các trường hợp bàn chân bẹt của trẻ không cần phải phẫu thuật hay dùng thuốc mà chỉ cần sử dụng đế chỉnh hình y khoa mỗi khi bé đi lại. Điều này không gây ra bất kỳ bất tiện nào, do đó cha mẹ có thể an tâm để bé điều trị bàn chân bẹt theo phương pháp này.

Sau đây là lộ trình điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa theo công nghệ Cad-Cam tiên tiến nhất hiện nay tại Phòng khám ACC.

1. Lộ trình “4 bước” điều trị bàn chân bẹt tại phòng khám ACC

Đế chỉnh hình là một miếng lót được chế tạo riêng theo kích cỡ bàn chân của từng bé, để đặt trong giày hoặc dép nhằm mục đích tái tạo vòm bàn chân, hỗ trợ bàn chân và phòng ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Bác sĩ Wade Brackenbury – chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic), nhà sáng lập Phòng khám ACC – chia sẻ: “Những bé bị bàn chân bẹt nếu được đi đúng đôi đế chình hình y khoa thiết kế theo thông số phù hợp với chân bé, ta sẽ thấy được sự thay đổi gần như ngay lập tức: việc đi đứng chạy nhảy tốt hơn, dáng đi như trẻ bình thường. Điều này tương tự như việc đeo kính cận – một người bị cận sẽ nhìn bình thường khi đeo kính cận đúng thông số cận của mắt. Nhưng nếu bé không tiếp tục mang đế chỉnh hình thì chân sẽ quay lại tình trạng bẹt như cũ”.

Hiện nay, có rất nhiều loại đế chỉnh hình hay giày cho bàn chân bẹt trên thị trường. Những loại đế hoặc giày có sẵn thường mềm, được làm theo các thông số giống nhau, không phù hợp với kích thước chân trẻ nên không có hiệu quả điều trị. Để tạo ra một đế chỉnh hình y khoa chuẩn và mang tính cá nhân hóa trên từng trẻ em, các chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống cần sử dụng các thiết bị đo có độ chuẩn xác cao mà hiện nay rất ít đơn vị đáp ứng được tiêu chuẩn này.

ACC là phòng khám trị liệu thần kinh cột sống đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận và cấp giấy phép, tự hào tiên phong trong lĩnh vực điều trị bàn chân bẹt. ACC áp dụng công nghệ định vị và đo lòng bàn chân độc quyền đến từ Thụy Sĩ (Cad-Cam) để tạo ra những đế chỉnh hình chất lượng tốt nhất cho trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt.

Một trẻ khi điều trị bàn chân bẹt tại ACC sẽ trải qua một lộ trình chuẩn như sau:

Bước 1: Chụp ảnh bàn chân bằng thiết bị chuyên dụng podoscan dành cho khám bàn chân. Các bác sĩ ACC thăm khám và kiểm tra kĩ tình trạng bàn chân và cột sống của bệnh nhân và  tư vấn về phương pháp điều trị, trong đó có việc sử dụng đế chỉnh hình bàn chân.

Chụp ảnh bàn chân bằng thiết bị podoscan
Chụp ảnh bàn chân bằng thiết bị podoscan
  • Bước 2: Các bác sĩ tiến hành đo độ bẹt của bàn chân bằng công nghệ định vị Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ để có được những số liệu chính xác nhất.
Chuyên gia đo độ bẹt bàn chân cho trẻ bằng công nghệ Cad-Cam của Thụy Sĩ
Chuyên gia đo độ bẹt bàn chân cho trẻ bằng công nghệ Cad-Cam của Thụy Sĩ
  • Bước 3: Từ những số liệu đo được, các bác sĩ sẽ tiến hành chế tạo đế chỉnh hình y khoa. Đế chỉnh hình được các bác sĩ “đo ni đóng giày” theo chính xác số liệu độ bẹt của chân trẻ được cung cấp từ công nghệ Cad-Cam. Đế chỉnh hình được làm từ các nguyên liệu cao cấp, nguyên khối, độ bền cao (4 đến 5 năm).
Điều chỉnh kích cỡ đế giày chỉnh hình theo đúng kích cỡ của trẻ
Điều chỉnh kích cỡ đế giày chỉnh hình theo đúng kích cỡ của trẻ
  • Bước 4: Chuyên gia yêu cầu trẻ đi bộ trên máy treadmill để phân tích dáng đi trước và sau khi mang đế, từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho bé. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng và vệ sinh đế chỉnh hình đúng cách, nâng cao hiệu quả cũng như độ bền trong suốt quá trình sử dụng. Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám định kỳ sau 6 tháng để theo dõi kết quả điều trị trong suốt quá trình trẻ mang đế.
 Vóc dáng của bé được cải thiện sau khi mang đế chỉnh hình
Vóc dáng của bé được cải thiện sau khi mang đế chỉnh hình

> Xem thêm thông tin về lộ trình điều trị bàn chân bẹt:

Điều trị bàn chân bẹt với đế chỉnh hình theo công nghệ Cad-Cam

2. Các lưu ý trong quá trình khám và điều trị bàn chân bẹt

Trong thời gian đầu sử dụng đế chỉnh hình, trẻ sẽ cảm thấy có chút không thoải mái, vấn đề này được các bác sĩ đề nghị từ từ làm quen với việc mang đế và tăng dần thời gian mỗi ngày thêm một ít cho đến khi trẻ có thể mang đế cả ngày. Cụ thể, trẻ nên mang đế chỉnh hình 1 đến 2 tiếng trong ngày đầu tiên, sau đó tăng dần 1 đến 2 tiếng cho những ngày tiếp theo.

Tùy vào cơ địa từng trẻ, thời gian để trẻ có thể hoàn toàn thích ứng với việc mang đế sẽ từ 1 đến 2 tuần. Từ tuần thứ 2 trở đi, trẻ nên mang đế chỉnh hình trong tất cả các hoạt động đi đứng, chạy nhảy và chơi thể thao.

Bàn chân bẹt sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi của trẻ
Bàn chân bẹt sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi của trẻ

Với lộ trình điều trị bàn chân bẹt như trên, trẻ sẽ phải mang đế lót chỉnh hình bao lâu thì đạt được kết quả tối ưu? Bác sĩ Wade Brackenbury giải thích: “Với trẻ bị chứng bàn chân bẹt được can thiệp đeo đế chỉnh hình từ 2-5 tuổi, thì đến khoảng 7 tuổi chân đã có vòm như bình thường, không cần phải mang đế chỉnh hình thêm nữa. Một vài trường hợp độ bẹt nặng thì cần mang đế chỉnh hình tới năm 10-11 tuổi. Các trẻ được can thiệp từ 6-8 tuổi thì phải mang đến 15 tuổi.

Còn với  những trẻ can thiệp trễ, sau 13 tuổi và độ bẹt khá nhiều thì luôn phải đeo đế chỉnh hình. Đế chỉnh hình y khoa lúc này có tác dụng giúp trẻ bảo vệ khớp gối, cổ chân và cột sống.”

Bác sĩ Wade cho biếtthêm, kết quả nhanh hay chậm ngoài việc can thiệp sớm hay muộn còn tùy thuộc vào kết quả sẽ còn phụ thuộc vào độ bẹt của bàn chân, lượng thời gian trẻ mang đế mỗi ngày, sự tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ…. “Thông thường, để đạt được kết quả tốt, trẻ cần mang đế chỉnh hình khoảng 50% thời gian vận động trong ngày”, Bác sĩ Wade lưu ý.

Chi phí khám, chữa bệnh bàn chân bẹt tại ACC sẽ tùy thuộc vào mức độ bẹt của trẻ. Các bậc phụ huynh có trẻ mắc chứng bàn chân bẹt nên đưa trẻ đến phòng khám để được tư vấn cụ thể. Chi phí tái khám và chỉnh sửa đế chỉnh hình theo chỉ định của bác sĩ sẽ không tốn phí (trong tình trạng đế còn được sử dụng tốt).

Bài viết liên quan:

> 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt

> Mách nhỏ 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt

> Trẻ bị bàn chân bẹt: Bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì?

3. Kết luận

Bằng việc thăm khám và điều trị đúng cách, trẻ em sẽ được phát triển bàn chân một cách bình thường, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, trẻ cần phải tuân thủ lộ trình điều trị được chỉ định bởi các bác sĩ có chuyên môn và kiên trì trong quá trình điều trị.

Vì vậy, nếu phụ huynh nhận thấy con mình đang có biểu hiện của bệnh bàn chân bẹt hãy nhanh chóng LIÊN HỆ hoặc ĐẶT LỊCH HẸN với phòng khám ACC chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn về lộ trình và chi phí điều trị bàn chân bẹt tốt nhất.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục