Viêm lồi củ trước xương chày là gì, có nguy hiểm không?

bác sĩ Tim Gallivan
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Timothy Gallivan
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm lồi củ trước xương chày thường xảy ra ở trẻ độ tuổi đang phát triển, tham gia nhiều các bộ môn thể thao,… Cụ thể, tình trạng này thường gặp ở bé trai từ 12 đến 14 tuổi và bé gái từ 10 đến 13 tuổi. Vậy những viêm lồi củ chày là gì và có cách nào để chữa trị không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Viêm lồi củ trước xương chày là gì và biểu hiện thế nào?

Viêm lồi củ trước xương chày (còn có tên gọi khác là Osgood-Schlatter) là một tổn thương mạn tính khi phần sụn lồi củ chày gặp tình trạng viêm phì đại. Bệnh thường xảy ra khi khớp gối bắt đầu phát triển mạnh khiến phần xương lồi ở khu vực dưới bánh chè chịu nhiều đau đớn.

Các triệu chứng điển hình của viêm lồi củ xương chày đó là đau, sưng và căng vùng phía trên lồi củ chày tại vị trí bám vào của gân xương bánh chè. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn khi vận động (chạy, quỳ xuống hoặc nhảy lên) và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Những triệu chứng này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và tái phát cho đến khi bé ngừng phát triển.

viêm lồi củ trước xương chày

Đau đầu gối khi vận động là một trong những triệu chứng cho thấy trẻ có nguy cơ bị viêm lồi củ trước xương chày. 

2. Nguyên nhân gây viêm lồi củ xương chày

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lồi củ trước xương chày là do vận động quá mạnh khiến hệ thống cơ xương phải chịu tải lực quá nhiều, dẫn đến các tổn thương ở đầu gối. Đồng thời, do hệ cơ xương khớp của trẻ chưa hoàn thiện, cấu trúc và độ dẻo dai chưa hoàn chỉnh nên khiến gân xương bánh chè dễ bị rút ra khỏi lồi củ khi vận động mạnh, gây sưng, đau và viêm.

Ngoài ra có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm lồi củ trước xương chày như: 

  • Độ tuổi: Đối với độ tuổi dậy thì có cơ xương khớp đang dần hoàn thiện và phát triển nên rất dễ chịu ảnh hưởng nếu như vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Do đó, bệnh này thường xảy ra ở những trẻ thanh, thiếu niên.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở bé trai hơn, tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, vận động nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh của hai giới là tương đương nhau.
  • Nghề nghiệp: Một số người làm các công việc phải vận động nhiều cũng rất dễ mắc bệnh viêm lồi củ trước xương chày như vận động viên, bưng bề hoặc khuân vác nặng,…
  • Hoạt động thể thao: Các bộ môn thể thao đòi hỏi phải chạy, nhảy, quỳ gối nhiều cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,…

viêm lồi củ trước xương chày có nguy hiểm không

Trẻ tham gia hoạt động thể thao quá mức cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lồi củ chày.

3. Viêm lồi củ trước xương chày có nguy hiểm không?

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh viêm lồi củ trước xương chày có thể phục hồi hoàn toàn mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng sẽ giảm dần sau khoảng 6 tuần và những cơn đau sẽ chấm dứt khi trẻ ngừng tăng trưởng, các mảnh xương vỡ liền lại với nhau.

Một số trường hợp sau khi các triệu chứng đã khỏi, có thể tồn tại vết sưng cứng trên xương. Tuy nhiên, nó không gây ảnh hưởng đến chức năng của đầu gối nên bạn không cần quá lo lắng.

4. Cách điều trị viêm lồi củ trước xương chày

Các phương pháp điều trị viêm lồi củ trước xương chày thường hướng đến mục tiêu là bảo tồn chức năng vận động khớp, bao gồm:

4.1 Nghỉ ngơi

Những cơn đau viêm lồi củ xương chày có thể giảm dần nếu trẻ nghỉ ngơi, không tham gia các hoạt động thể thao trong vài tuần đến 2 tháng. Lưu ý khi nghỉ ngơi, hãy để trẻ nằm nâng cao chân hoặc vùng tổn thương để giảm nhanh những cơn đau.

4.2 Chườm đá

Chườm lạnh sẽ làm co mạch máu và khiến cho tốc độ dòng máu chậm lại, từ đó làm giảm phản ứng viêm, đau, phù nề. 

Bạn chỉ cần bọc đá trong chiếc khăn mỏng rồi chườm lên tại vùng bị đau trong 10 – 15 phút một lần, mỗi ngày thực hiện 2 – 4 lần sẽ giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Ngoài ra, trong quá trình chườm bạn có thể xoa nhẹ túi đá theo chuyển động tròn giúp giảm nhanh cơn đau hơn.

viêm lồi củ chày

Chườm đá sẽ làm giảm cơn đau, sưng khi bị viêm lồi củ xương chày.

Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

4.3 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau, sưng và tiêu viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không được dùng thuốc trong hơn 10 ngày liên tục nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

4.4 Vật lý trị liệu

Bài tập vật lý trị liệu thường là các động tác kéo giãn cơ sẽ giúp giảm căng thẳng ở gân bánh chè, tăng sức mạnh cho các cơ xung quanh đầu gối, duy trì khả năng vận động của khớp gối. Từ đó giúp giảm các cơn đau và khôi phục chức năng vận động.

Lưu ý: Tùy vào tình trạng và sức khỏe của mỗi người, liệu trình vật lý trị liệu sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao và tránh gây ra các tổn thương khác, trẻ nên tập đúng liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ hướng dẫn.

Bên cạnh thế mạnh về Trị liệu Thần kinh cột sống (Chiropractic), phòng khám ACC còn được đánh giá cao trong việc chữa viêm lồi củ trước xương chày nhờ liệu trình Vật lý trị liệu cá nhân hóa, được thiết kế bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm. Qua đó sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

viêm lồi củ xương chày

Bác sĩ giỏi chuyên môn tại ACC sẽ thiết kế liệu trình Vật lý trị liệu phù hợp cho từng bệnh nhân, đồng thời luôn hướng dẫn và theo dõi sát sao trong quá trình tập luyện.

Ưu điểm khi điều trị tại ACC:

  • Các bác sĩ tại ACC đều được đào tạo bài bản, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và dày dặn kinh nghiệm chuyên môn Trị liệu Thần kinh Cột sống – Vật lý trị liệu, sẽ giúp trẻ chữa lành cơn đau an toàn và nhanh chóng.
  • Nhằm giúp người bệnh đẩy nhanh tốc độ hồi phục, chương trình tập Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại ACC còn có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại (Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, thiết bị giảm áp cột sống DTS, tia laser thế hệ IV,…) dưới sự hướng dẫn sát sao từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm. 
  • Đặc biệt, bác sĩ còn hướng dẫn cách tập luyện tại nhà, đồng thời tư vấn, đưa ra lời khuyên xây dựng lối sống khoa học. Qua đó giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương khi bị viêm lồi củ trước xương chày và ngăn ngừa cơn đau tái phát.

chữa viêm lồi củ trước xương chày

Phòng khám ACC còn có sự kết hợp với các máy móc, thiết bị hiện đại giúp chữa lành các cơn đau nhanh chóng.

> Liên hệ đặt hẹn ACC để được các bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao thăm khám và điều trị viêm lồi củ trước xương chày an toàn & hiệu quả!

5. Phòng ngừa tình trạng viêm lồi củ xương chày hiệu quả

Để ngăn chặn tình trạng viêm lồi củ xương chày phát triển, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trường hợp trẻ hoặc người bệnh thừa cân, phụ huynh nên động viên trẻ giảm cân, để giảm áp lực từ cơ thể lên đầu gối.
  • Không nên vận động quá mạnh, trước và sau khi hoạt động thể thao cần khởi động kỹ.
  • Cần phải cho cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau những hoạt động mạnh.
  • Đừng quên chườm mát sau khi tham gia các hoạt động thể chất.
  • Thực hiện các bài tập vật lý để tăng cường sức mạnh và cải thiện hệ xương khớp.
  • Khi bị viêm củ lồi trước xương chày nên cố định vùng tổn thương bằng đai bảo vệ và nghỉ ngơi hợp lý.

6. Các thắc mắc thường gặp khác

Liên quan đến tình trạng viêm lồi củ trước xương chày, nhiều người có những thắc mắc như sau: 

6.1 Viêm lồi củ chày khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau không thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi và điều trị tại nhà. Lúc này, người bệnh nên sớm đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để chẩn đoán và tìm ra cách chữa trị hiệu quả.

6.2 Làm thế nào để chẩn đoán viêm lồi củ trước xương chày?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi thăm về tình trạng đau nhức; kiểm tra thể lực vùng tổn thương; yêu cầu thực hiện một số động tác như quỳ gối, nhảy, đi lại,… để quan sát sức mạnh các cơ tại khu vực này.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang đầu gối để quan sát đầu gối, đĩa tăng trưởng và xương xung quanh của trẻ, nhằm cho kết quả chính xác nhất.

6.3 Người lớn có thể mắc bệnh viêm lồi củ chày không?

Hiện nay, có đến khoảng 10% trẻ em mắc bệnh viêm lồi củ chày sẽ tiếp tục có triệu chứng ở tuổi trưởng thành. Nguyên do là trước đó người bệnh không được điều trị đúng cách hoặc không tích cực tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

6.4 Viêm lồi củ xương chày có cần phẫu thuật không?

Đối với những trường hợp người trưởng thành mắc bệnh viêm lồi củ xương chày và các biện pháp điều trị bảo tồn cho kết quả thất bại thì bác sĩ có thể chỉ định đến phương án phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được thực hiện loại bỏ các mảnh sụn và xương tự do để chấm dứt các cơn đau.

Như vậy, viêm lồi củ trước xương chày mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể kéo dài cơn đau hoặc tái phát, nghiêm trọng hơn cần phải áp dụng phương án phẫu thuật để chữa bệnh. Do đó, nếu có các dấu hiệu viêm lồi củ xương chày, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị đúng cách.

Bài viết liên quan:
>>> Các biểu hiện của hội chứng ống cổ chân và phương pháp điều trị
>>> Đau xương ống chân là gì? Biện pháp chữa trị hiệu quả
>>> Biểu hiện của viêm khớp gối và cách chữa trị

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục