Khi diễn biến thành mạn tính, viêm khớp hàm thái dương không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng viêm khớp thái dương hàm từ sớm để điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
- 1. Tìm hiểu viêm khớp thái dương hàm là gì?
- 2. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm thường gặp
- 3. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm
- 4. Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
- 5. Khi nào người bệnh viêm khớp hàm thái dương nên đến bác sĩ?
- 6. Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm hiệu quả
- 7. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm
1. Tìm hiểu viêm khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm là điểm nối của xương hàm và phần sọ mặt, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt… thông qua việc đóng và mở hàm.
Viêm khớp thái dương hàm (rối loạn khớp thái dương hàm hay viêm khớp xương hàm) là tình trạng rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Tình trạng có thể xuất hiện ở mọi người, nhưng thường gặp nhất với nữ giới.
Nữ giới thường dễ bị viêm khớp thái dương hàm hơn so với nam giới.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm thường gặp
Viêm thái dương hàm có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân như:
2.1 Các bệnh lý về xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm khớp thái dương hàm. Cụ thể, viêm khớp dạng thấp chiếm 50% các trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm. Ngoài ra, viêm khớp thái dương cũng là một trong những biến chứng phổ biến của thoái hóa khớp.
2.2 Chấn thương vùng hàm
Khi bị chấn thương bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc va chạm khi luyện tập thể dục thể thao, vùng hàm có thể bị gãy hoặc trật khớp. Điều này có thể khiến khớp thái dương hàm bị viêm.
2.3 Thói quen trong sinh hoạt
Một số thói quen xấu như há miệng quá lớn, nhai cắn 1 bên nhiều, nghiến răng khi ngủ… sẽ khiến hàm bị siết chặt. Về lâu dài, những thói quen này sẽ tạo ra áp lực lớn cho khớp thái dương hàm và gây ra tình trạng viêm.
2.4 Yếu tố liên quan đến răng miệng
Tình trạng răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc mất răng về lâu dài cũng có thể gây lệch khớp cắn. Khi bị lệch khớp cắn trong thời gian dài, khớp khớp thái dương hàm có thể bị viêm.
3. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm
Sau đây là những triệu chứng viêm khớp thái dương hàm phổ biến:
- Đau nhức một bên hoặc cả hai bên hàm, cơn đau tăng lên khi cử động hàm (nhai, nói, nuốt,…)
- Có tiếng “lục cục” phát ra khi nhai.
- Vùng tai và vùng hàm sưng đỏ do viêm.
- Khó khăn khi há miệng.
- Nếu tình trạng viêm nặng, người bệnh còn có thể kèm thêm đau răng, đau tai, đau đầu, chóng mặt,…
Nếu đau nhức hàm và đau đầu xuất hiện cùng lúc, có thể viêm khớp thái dương hàm đã tiến triển nghiêm trọng.
4. Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?
Viêm khớp thái dương hàm không phải là căn bệnh quá nguy hiểm bởi nếu phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị hiệu quả, ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, do bệnh diễn tiến âm thầm, biểu hiện ở giai đoạn dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường hay bị bỏ qua.
Trường hợp phát hiện muộn, viêm khớp thái dương hàm mạn tính có thể để lại các biến chứng nặng nề như viêm khớp, thoái hóa, gãy khớp hay cứng khớp. Đặc biệt, khi các đầu khớp bắt đầu thoái hóa sẽ dần xuất hiện hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương. Hệ quả, đĩa khớp có nguy cơ bị thủng, từ đó khiến bệnh nhân không há miệng được.
5. Khi nào người bệnh viêm khớp hàm thái dương nên đến bác sĩ?
Bệnh nhân nên đi đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu như: đau nhức hàm dai dẳng, không thể mở hoặc khép miệng một cách tự nhiên, xuất hiện tiếng kêu lục cục khi vận động hàm,… Sau khi kiểm tra và thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm và lên phác đồ điều trị phù hợp.
6. Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm hiệu quả
Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể:
6.1 Dùng thuốc giảm đau khớp và đau các cơ
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau Acetaminophen hay thuốc chống viêm không Steroid (Ibuprofen và Naproxen) có thể được dùng để cải thiện tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, với những người bị viêm khớp thái dương hàm do thói quen nghiến răng có thể được kê thuốc giãn cơ để hạn chế xuất hiện thói quen xấu này.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
6.2 Nắn chỉnh khớp thái dương hàm bằng phương pháp Chiropractic
Đầu tiên, bác sĩ Chiropractic tiến hành kiểm tra tình trạng khớp thái dương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ nắn chỉnh khớp thái dương hàm bị sai lệch về đúng vị trí, đồng thời dãn các phần cơ mặt đang bị co thắt.
Chưa dừng lại ở đó, cột sống là một thể liên kết nên khi khớp hàm lệch thì có thể làm xuất hiện các cơn đau ở đầu hoặc lan xuống cổ. Chính vì thế, ngoài khớp thái dương hàm, các bác sĩ Chiropractic còn thực hiện nắn chỉnh cột sống để xua tan cơn đau ở đầu và cổ một cách tự nhiên.
Tại ACC, bệnh nhân còn được kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu khớp thái dương hàm như: massage, chạy điện, chườm ấm, chiếu tia laser,… để giảm viêm, giảm đau, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Với kinh nghiệm dày dặn, các bác sĩ Chiropractic tại ACC sẽ giúp xua tan cơn đau ở khớp thái dương hàm, đầu và cổ nhanh chóng.
Vì sao nên nắn chỉnh lệch mặt để điều trị viêm khớp thái dương hàm tại ACC:
- 100% bác sĩ Chiropractic nước ngoài được đào tạo bài bản và có tay nghề cao.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp người bệnh có những trải nghiệm thoải mái và rút ngắn thời gian điều trị.
- Phòng khám ACC là thành viên của tập đoàn FV. Trong trường hợp phức tạp, bạn có thể được hội chẩn liên chuyên khoa của bệnh viện FV để điều trị hiệu quả.
>> Liên hệ ACC để được tư vấn chi tiết hoặc đặt hẹn ngay hôm nay.
6.3 Đeo máng nhai kết hợp biện pháp chỉnh nha
Đeo máng nhai thường được áp dụng cho các trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm liên quan đến răng hàm mặt.
Phương pháp này sử dụng một loại máng nhai đặc biệt, được làm từ vật liệu mềm như silicon hoặc nhựa và tùy chỉnh cho từng bệnh nhân. Máng nhai này có nhiệm vụ giữ cho hàm trên và hàm dưới trong một vị trí nhất định, từ đó giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Sau đeo máng nhai, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp chỉnh nha như niềng răng, nhổ bỏ răng, điều chỉnh khớp cắn, phục hình thẩm mỹ răng,… nhằm giúp kết quả điều trị được ổn định lâu dài.
6.4 Phẫu thuật khớp
Cách chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm này được áp dụng khi các phương pháp bảo tồn trên không còn hiệu quả. Cụ thể, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật khi đã bị thoái hóa khớp nặng dẫn đến biến chứng dính khớp. Bệnh nhân có thể được điều trị phẫu thuật tại khớp hoặc nội soi khớp.
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng đau hoặc cứng khớp, đi kèm với đau lưng. Mặc dù không phải là bệnh hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với bệnh lý xương khớp khác. Điều này dẫn đến phát hiện và điều trị chậm trễ, làm…
7. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm
Để phòng ngừa nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm, bạn nên:
- Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng.
- Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ.
- Không ăn thực phẩm quá cứng hoặc quá dai.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, nếu xuất hiện bệnh răng miệng thì cần điều trị dứt điểm sớm.
Bạn cần đánh răng thường xuyên, khoảng 2 lần/ ngày để tránh các nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về răng miệng.
Trên đây là những thông tin cần biết viêm khớp thái dương hàm. Đây là tình trạng phổ biến và thường diễn ra âm thầm nên dễ khiến cho nhiều người chủ quan. Tuy nhiên về lâu dài, bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì thế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.
Xem thêm: Khắc phục chứng đau hàm: Nguyên nhân và giải pháp phù hợp Nắn chỉnh mặt lệch tại ACC an toàn và hiệu quả Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa