Viêm khớp ngón tay: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

bác sĩ Marc Tafuro
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Marc Tafuro
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm khớp ngón tay là tình trạng thường gặp, khiến bệnh nhân gặp những cơn đau nhức khó chịu và hạn chế vận động sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh lý này có triệu chứng như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? ACC sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

1. Viêm khớp ngón tay là tình trạng gì?

Viêm khớp ngón tay là tình trạng phần sụn ở đầu khớp xương bàn tay bị mòn hoặc thoái hóa. Lúc này, bề mặt sụn trở sần sùi, khiến các xương khi tiếp xúc với nhau dễ gây ra tổn thương. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như khớp ngón cái, khớp ngón tay giữa,…

2. Dấu hiệu viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ở ngón tay có các triệu chứng ban đầu như:

  • Đau khớp âm ỉ, đau rát khi vận động tay nhiều.
  • Đau và cứng khớp tay vào buổi sáng.
  • Sưng quanh khớp bàn tay.

Nếu tình trạng viêm khớp chuyển sang mạn tính sẽ có các dấu hiệu bao gồm:

  • Các triệu chứng ban đầu xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Những cơn đau nhức nghiêm trọng hơn khiến bệnh nhân tỉnh giấc vào ban đêm hoặc phải thay đổi cách sử dụng tay trong sinh hoạt.
  • Các mô xung quanh khớp bị đỏ và đau nhức khi chạm vào.
  • Khi uốn cong các ngón tay có thể nghe các âm thanh răng rắc hoặc lách cách.
  • Các ngón tay không thể co hoặc duỗi hoàn toàn.
  • Các khớp ngón tay trở nên to, biến dạng và cong bất thường khiến bàn tay bị suy yếu và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
viêm khớp ngón tay
Khi thấy các dấu hiệu viêm khớp ở ngón tay, bạn cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và có giải pháp điều trị hiệu quả.

3. Phân loại viêm khớp ngón tay

Có các loại viêm khớp ngón tay như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến. Cụ thể như sau:

3.1 Viêm xương khớp

Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất khiến sụn bị tổn thương, mòn dần đi và lộ ra đoạn xương dưới khớp. Viêm xương khớp thường ảnh hưởng nhiều nhất đến cổ tay, khớp ở gốc ngón tay cái, khớp giữa và trên cùng (gần móng tay) của các ngón tay. 

3.2 Viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mạn tính khiến lớp niêm mạc khớp (còn gọi là màng hoạt dịch) sưng lên, gây đau, cứng và giảm khả năng vận động. Tình trạng viêm này tổn thương phần sụn ở đầu xương và làm mòn xương, khiến các khớp bị biến dạng, mất sự liên kết và hệ gân và dây chằng xung quanh căng ra và suy yếu đi. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay và ngón tay. 

3.3 Viêm khớp vảy nến

Đây là một dạng viêm khớp xảy ra ở một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Vì thế, ban đầu bệnh nhân thường có các triệu chứng da bị tổn thương như phát ban đỏ, có vảy. Đồng thời, các ngón tay bị sưng lên, kèm theo tình trạng đau và cứng khớp vào buổi sáng. 

4. Ai có nguy cơ bị viêm khớp ngón tay?

Sau đây là các trường hợp có nguy cơ cao gặp tình trạng viêm khớp ở ngón tay:

  • Phụ nữ, nằm trong độ tuổi 35 -50 tuổi hoặc sau 50 tuổi.
  • Người bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Người từng gặp các chấn thương ở tay.
  • Trường hợp có người thân bị bệnh viêm khớp.
viêm khớp ngón tay ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi là đối thường gặp thường gặp tình trạng viêm khớp ở các ngón tay.

5. Nguyên nhân gây ra viêm khớp ngón tay

Sau đây là các nguyên nhân gây ra viêm khớp ở ngón tay:

  • Chấn thương: Các chấn thương xảy ra ở ngón tay có thể làm tổn thương khớp. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm khớp ở ngón tay.
  • Hút thuốc: Thói quen hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở tay.
  • Bị nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra có thể khiến khớp ở ngón tay bị tổn thương và gây ra viêm khớp. 
  • Lão hóa xương khớp: Khi lớn tuổi, xương khớp gặp tình trạng lão hóa. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm khớp ở ngón tay.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân viêm khớp ngón tay cần thăm khám bác sĩ khi có các triệu chứng như:

  • Đau và sưng khớp không thuyên giảm.
  • Các triệu chứng viêm khớp ở ngón tay tái phát trong 1 tháng.

7. Các phương pháp chẩn đoán 

Để chẩn đoán viêm khớp ở ngón tay, bác sĩ thực hiện một số phương pháp sau đây:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ đặt những câu hỏi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, các triệu chứng viêm khớp ở ngón tay. Qua đó có chẩn đoán ban đầu và yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiếp theo.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân có thể cần thực hiện chụp X-quang để bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng khớp ngón tay. 
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu có thể xác định các dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp.

8. Các phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay

Tùy vào tình trạng viêm khớp ở ngón tay cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó bao gồm:

8.1 Nẹp ngón tay

Nẹp ngón tay có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ khớp khỏi tình trạng biến dạng. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp xoa dịu và tăng sự liên kết giữa các khớp. Theo đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thức và thời gian đeo nẹp để đảm bảo mang đến hiệu quả cao, cử động dễ dàng.

điều trị viêm khớp ngón tay
Nẹp ngón tay có công dụng giúp giảm đau và ổn định các khớp.

8.2 Sử dụng thuốc uống

Để điều trị viêm khớp ngón tay, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm  thuốc gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac,… có công dụng giảm sưng, viêm và đau. Bệnh nhân có thể sử dụng ở dạng bôi ngoài da hoặc uống trực tiếp.
  • Acetaminophen: Loại thuốc này hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng viêm khớp ngón tay.
  • Thuốc chống thấp khớp (DMARD): Những loại thuốc như sulfasalazine, methotrexate, hydroxychloroquine,… giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cùng với đó là tác dụng giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
  • Corticosteroid: Corticosteroid gồm prednisone, triamcinolone, prednisone và methylprednisolone. Nhóm thuốc này có công dụng giảm viêm và các triệu chứng khác của viêm khớp dạng thấp. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch gồm cyclosporine và azathioprine giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng. Đồng thời, nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm tổn thương cho phần xương xung quanh khớp.
  • Thuốc sinh học: Các loại thuốc sinh học gồm adalimumab (Humira®), infliximab (Remicade®), etanercept (Enbrel®), tofacitinib (Xeljanz®),… Nhóm thuốc này giúp làm chậm quá trình tổn thương khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.

8.3 Tiêm steroid

Tiêm steroid có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng viêm khớp ngón tay. Phương pháp này thường được áp dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng việc sử dụng thuốc đường uống hoặc tình trạng viêm chỉ xuất hiện ở một vài khớp nhất định. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiêm steroid trực tiếp vào khớp ngón tay bị viêm. Tuy nhiên, giải pháp này không nên áp dụng lâu dài vì có thể làm yếu gân và dây chằng.

phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay
Tiêm steroid chỉ là giải pháp giảm đau, viêm tạm thời và không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến gân và dây chằng.

8.4 Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống kết hợp Vật Lý Trị Liệu và phục Hồi Chức Năng

Đây là phương pháp được chứng minh lành tính và mang đến hiệu quả điều trị vượt trội cho các vấn đề về xương khớp, bao gồm viêm khớp ngón tay. Trong liệu trình này có Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống (Chiropractic) được thực hiện bởi thao tác nắn chỉnh cấu trúc xương khớp bị sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu. Qua đó giúp giải phóng các dây thần kinh bị tổn thương, giải quyết các cơn đau và ngăn ngừa tái phát. Đồng thời, bệnh nhân còn được tiếp nhận liệu trình Vật Lý Trị Liệu và phục Hồi Chức Năng để cải thiện sức mạnh và khôi phục khả năng vận động cho các khớp. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị tối ưu.

ACC giữ vị thế tiên phong là phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam có giấy phép hoạt động của Bộ Y tế. Tại đây hội tụ đội ngũ chuyên gia Chiropractic giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm đến từ Pháp, Mỹ, Canada,… Tùy vào tình trạng bệnh, thể trạng của khách hàng, các bác sĩ sẽ thiết kế lộ trình Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống kết hợp Vật Lý Trị Liệu và Phục Hồi Chức Năng được cá nhân hóa.

[Hình]

ACC sử dụng phương pháp tia laser thế hệ IV để điều trị các viêm sưng ở khớp tay

Đến với ACC, bạn còn được trải nghiệm các công nghệ Vật lý Trị Liệu hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích shockwave,… Cùng với công nghệ Pneumex – phương pháp phục hồi chức năng sau chấn thương tân tiến từ Mỹ được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân Châu Á. Nhờ đó mang lại hiệu quả hồi phục khả năng vận động cho khớp bàn tay, giúp bệnh nhân nhanh trở lại cuộc sống bình thường.

Không chỉ vậy, ACC còn được đánh giá cao bởi quy trình thăm khám nhanh gọn, tiện lợi. Từ đó giúp khách hàng có trải nghiệm thoải mái, tiết kiệm thời gian tối đa.

chữa viêm khớp ngón tay
Quy trình thăm khám chữa bệnh tại ACC nhanh gọn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.

8.5 Phẫu thuật

Phẫu thuật bàn tay được áp dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp khác. Hiện có các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm khớp ngón tay bao gồm:

  • Phẫu thuật cố định khớp: Đây là hình thức phẫu thuật sử dụng vít và tấm kim loại để cố định các khớp ngón tay. Phẫu thuật cố định khớp mang đến lợi ích giảm đau, ổn định khớp nhưng hạn chế khả năng vận động.
  • Phẫu thuật thay khớp: Bác sĩ sử dụng một miếng ghép nhân tạo làm bằng gốm, nhựa, silicon hoặc kim loại để thay cho phần khớp bị hư hỏng của bệnh nhân. Tuy nhiên, sự thay thế này có thể khiến bệnh nhân không thể cử động khớp ngón tay linh hoạt được.
  • Phẫu thuật chuyển gân: Nếu tình trạng viêm khớp khiến gân ngón tay bị đứt,  bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật chuyển gân. Lúc này, bác sĩ dùng một phần gân khỏe mạnh trong cơ thể để ghép vào vị trí gân bị đứt giúp khôi phục chức năng của ngón tay.

9. Giải pháp giảm đau viêm khớp ngón tay tại nhà

Để giảm đau do viêm khớp ngón tay, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

9.1 Thực hiện các bài tập cho ngón tay

Các bài tập dành cho ngón tay giúp cải thiện tình trạng đau và cứng khớp, đồng thời hỗ trợ tăng khả năng vận động. Dưới đây là một số bài tập cụ thể:

  • Nắm tay lại: Đầu tiên, bạn giữ các ngón tay thẳng, sau đó co lại thành nắm đấm và đặt ngón cái ở bên ngoài. Duy trì tư thế này trong vài giây, sau đó thả tay ra và lặp lại.
  • Gập ngón tay cái: Bạn gập ngón tay cái về phía lòng bàn tay và cố gắng vươn xa nhất có thể. Giữ tư thế này trong vài giây, sau đó thả tay ra và lặp lại.
  • Uốn cong ngón tay: Bạn uốn cong từng ngón tay vào lòng bàn tay. Ở mỗi ngón tay, bạn giữ tư thế uốn cong trong vài giây, sau đó thả ra và lặp lại với ngón tay tiếp theo.
  • Tập với quả bóng: Để giảm tình trạng cứng khớp ngón tay, bạn có thể thực hiện động tác dùng tay bóp nhẹ vào quả bóng.
cách chữa viêm khớp ngón tay
Bóp quả bóng là bài tập quen thuộc với nhiều bệnh nhân bị viêm khớp ngón tay.
  • Nâng ngón tay: Để thực hiện, bạn đặt lòng bàn tay úp lên mặt phẳng, sau đó nhẹ nhàng xòe các ngón tay ra. Tiếp đến, bạn nhấc từng ngón tay một lên khỏi mặt phẳng rồi từ từ hạ xuống và lặp lại với ngón tiếp theo.
  • Tạo hình ngón tay: Để tăng khả năng vận động và giảm tình trạng co cứng ở ngón tay, bạn hãy dùng ngón tay tạo thành hình chữ O hoặc C. Giữ tư thế này trong vài giây, sau đó thả tay ra rồi lặp lại.

9.2 Nghỉ ngơi

Bạn không nên hoạt động các ngón tay quá sức hoặc liên tục trong nhiều giờ. Ngoài ra, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp để giảm đau và cải thiện tình trạng viêm khớp ở ngón tay.

9.3 Chườm nóng/ lạnh

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau và sưng khớp ngón tay, trong khi chườm nóng hỗ trợ cải thiện tình trạng cứng khớp. Vì thế, bạn có thể sử dụng túi đá lạnh hoặc túi nóng để lên khớp ngón tay mỗi lần khoảng 20 phút. 

10. Phòng ngừa viêm khớp ngón tay như thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng viêm khớp ở ngón tay, bạn lưu ý:

  • Theo dõi tình trạng hoạt động của các khớp ngón tay và gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường. 
  • Nếu bị chấn thương ở bàn tay, bạn nên có chế độ điều trị và chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến các khớp.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho xương khớp như các thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá ngừ,..), nước hầm xương, sữa và các chế phẩm từ sữa, nước hầm xương,…
  • Kiểm soát cân nặng để tránh gây áp lực cho các khớp.
  • Không hút thuốc để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
  • Luyện các bài tập thường xuyên để tăng sức mạnh và khả năng vận động cho bàn tay.
bài tập ngăn ngừa viêm khớp ngón tay
Bạn nên luyện tập co duỗi bàn tay, ngón tay thường xuyên để thư giãn các khớp ngón tay.

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng viêm khớp ngón tay. Nếu có các dấu hiệu đau, sưng khớp ở ngón tay, bạn nên thăm khám cơ sở y tế uy tín và nên ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, lành tính để tránh những rủi ro cho sức khỏe.

Câu hỏi thường gặp

Phẫu thuật viêm khớp ngón tay bao lâu thì phục hồi?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật viêm khớp ở ngón tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ,… Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân có thể vận động lại tầm 3 tháng sau phẫu thuật thay khớp. Để biết chính xác về thời gian hồi phục sau phẫu thuật, bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ điều trị.

Mổ viêm khớp ngón tay có rủi ro gì không?

Phương pháp phẫu thuật khớp ngón tay có thể dẫn đến các biến chứng như khả năng vận động khớp chưa được cải thiện hiệu quả, xương không phát triển đồng đều,…

Điều trị viêm khớp ngón tay ở đâu tốt?

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ điều trị viêm khớp ở ngón tay hiệu quả thì ACC là địa chỉ đáng tin cậy. Với chuyên môn về Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống, kết hợp Vật Lý Trị Liệu và Phục Hồi
Chức Năng, ACC đã giúp rất nhiều khách hàng thoát khỏi chứng viêm khớp ngón tay. Đặt hẹn với ACC để “tạm biệt” những cơn đau khớp khó chịu và dai dẳng!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục