Viêm khớp gối là một trong những dấu hiệu sớm nhất của các bệnh lý về xương khớp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Bệnh gây ra các cơn đau nhức âm ỉ kèm theo cứng khớp khiến vận động trở nên khó khăn hơn. Nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm để giải quyết cơn đau tạm thời nhưng gây ra hậu quả lâu dài do tác dụng phụ của thuốc. Để điều trị viêm khớp gối, ngoài thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống tìm ra nguyên nhân bệnh và áp dụng các liệu pháp điều trị không dùng thuốc không phẫu thuật. Bên cạnh đó chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng. Vậy, người bệnh viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế các cơn đau nhức và hỗ trợ chữa trị bệnh?
Có thể bạn quan tâm:
- Đau khớp gối ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân và cách chữa trị
- Viêm khớp gối có nguy hiểm không?
- Viêm khớp gối ở trẻ em – Cần hiểu biết sớm, điều trị kịp thời
- Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị viêm khớp gối
Tình trạng viêm nhiễm tạo ra các gốc tự do – loại phân tử có khả năng phá hủy tế bào. Trong đó, bao hoạt dịch (túi chứa chất dịch khớp nằm giữa sụn khớp, màng hoạt dịch và dây chằng) là bộ phận dễ tổn thương bởi các gốc tự do tương tự như các mô mềm khác trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng khoa học giàu các chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể chủ động ngăn ngừa viêm khớp và làm dịu cơn đau ở khớp một cách hữu hiệu.
2. Viêm khớp gối nên ăn gì?
2.1. Cá béo
Cá béo (cá dầu) là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin D và omega-3. Đây là những dưỡng chất có tính kháng viêm mạnh cũng như giảm các triệu chứng do viêm khớp gây ra nhờ ức chế sự sản sinh cytokine và các enzym phá vỡ sụn.
Một số loại cá béo giàu omega 3 và vitamin D như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá cháy Hilsa, cá ngừ…
2.2. Xương ống hoặc sườn
Nước hầm từ sụn sườn bò hoặc xương ống giàu hợp chất chondroitin và glucosamin, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong xương cũng rất cao, có thể phòng tránh các bệnh về xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương.
1. Viêm xương khớp và loãng xương là gì? Viêm xương khớp: là tình trạng thoái hóa xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị vỡ và mòn đi, khiến các xương dưới sụn cọ xát vào nhau, gây đau rát, sưng và mất khả năng cử động khớp.…
2.3. Các loại gia vị: ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi
Không chỉ là những gia vị giúp món ăn thêm hấp dẫn, ớt, tiêu, gừng, tỏi,… còn là nhóm thực phẩm rất tốt cho người viêm khớp.
- Ớt chứa Capsain, là hoạt chất được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ ở khớp, cơ.
- Allicin có nhiều trong tỏi là chất chống oxy hóa cao, ức chế sự tấn công của nhiều loại siêu vi. Ngoài ra, tỏi còn chứa Dianllil disulfide, Azôene, Diallil – trisulfide và Phitoncid có công dụng kháng viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, tỏi có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Gừng cũng là một nguyên liệu giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Người bệnh nên bổ sung gừng tươi hoặc khô vào thực đơn mỗi ngày.
2.4. Quả óc chó, hạt lanh
Quả óc chó và hạt lanh nguồn cung cấp omega 3 dồi dào, có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm, sưng khớp. Đặc biệt, mặc dù cung cấp một lượng lớn chất béo và calo nhưng 2 loại hạt này lại lại không gây béo phì.
2.5. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Sulforaphane trong bông cải xanh có tác dụng trung hòa các enzyme gây tổn thương sụn. Vì vậy, bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống là cách giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp sớm nhất.
Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin K, vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác, có tác động tích cực lên xương sụn, chống viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp.
2.6. Quả mọng
Quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do phá hủy tế bào. Hợp chất Quercetin và Rutin tìm thấy trong quả mọng được chứng minh có thể làm tăng mật độ xương, giảm các dấu hiệu viêm liên quan đến xương khớp cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, tim mạch, các bệnh về mắt, nhiễm trùng, ung thư, bệnh Parkinson…
Hầu hết các loại quả mọng đều tốt cho người viêm khớp, ví dụ như:
- Nho.
- Mận.
- Sơ ri.
- Việt quất.
- Anh đào.
- Mâm xôi.
- Dâu tây.
2.7. Thực phẩm giàu Beta carotene
Beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn và tiêu diệt kịp thời các gốc tự do gây tổn thương khớp. Hợp chất này có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu cam, đỏ, xanh đậm như:
- Các rau họ nhà cải: cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt…
- Xà lách romaine, rau bina.
- Khoai lang.
- Mùi tây.
- Cà chua.
- Quả mơ.
- Lá bạc hà.
- Măng tây.
- Cà rốt.
2.8. Nấm
Không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, nấm còn chứa hợp chất Polysaccharid có công dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipit, tăng cường tổng hợp DNA tế bào và ức chế khối u hiệu quả.
2.9. Đậu nành
Là thực phẩm quen thuộc, rẻ nhưng đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe bởi có hàm lượng protein, muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S và các vitamin rất cao.
Bên cạnh đó, đậu nành còn có đặc tính chống oxy hóa cao, kích thích sản xuất collagen ở tế bào sụn. Do đó, bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn ăn uống không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì… đặc biệt là viêm khớp.
2.10. Vitamin C và Bioflavonoids
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật tạo ra màu sắc ở các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Đây cũng là một chất chống oxy hóa tương tự như Quercetin, có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại tế bào.
Vitamin C (acid ascorbic) có khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường miễn dịch và tổng hợp collagen type I – thành phần cấu tạo của chất nền ngoài tế bào sụn khớp. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C còn làm tăng mật độ xương cột sống cổ và đùi, rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương hay đang có nguy cơ tiềm ẩn về thoái hóa khớp.
Vitamin C và Bioflavonoids có nhiều trong rau củ quả có màu sắc bắt mắt như:
- Hành đỏ, hành trắng.
- Tỏi tây.
- Trà xanh.
- Cà chua cherry đỏ.
- Rau họ cải như súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh.
- Các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa.
- Trái cây họ cam quýt như cam và bưởi.
- Các loại quả mọng như việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi.
- Ớt chuông.
- Cà chua.
3. Người bệnh viêm khớp gối kiêng ăn gì để giảm đau nhức?
Không chỉ bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm “kiêng kị” sau:
- Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối.
- Chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
- Các sản phẩm bơ sữa vì thành phần có nhiều chất béo bão hòa.
- Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông… gây tăng lipit máu khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để giảm sưng đau không còn là vấn đề quá khó nếu người bệnh chú ý những nhóm thực phẩm trên đây trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn uống chỉ là một yếu tố hỗ trợ, để điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần chữa trị kịp thời, tiếp cận đúng hướng và kiên trì tuân thủ chặt chẽ liệu trình của bác sĩ đề ra.
> Dành cho bạn: Liệu trình chữa đau khớp gối không dùng thuốc tại phòng khám ACC